Giãn dây chằng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Giãn dây chằng là một bệnh lý cơ xương khớp thường gặp trong các tai nạn khi tham gia hoạt động thể thao, lao động mạnh quá sức,… Giãn dây chằng xảy ra khi dây chằng bị kéo ra quá mức, tuy nhiên vẫn chưa đứt, gây ra những cơn đau kèm tình trạng sưng, tím vùng tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ diễn tiến nặng và để lại hậu quả khó lường. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa về dây chằng

Dây chằng là hệ thống mô sợi cấu tạo từ các sợi collagen nên chúng có được độ dẻo dai nhất định.  Cơ thể con người có rất nhiều dây chằng, phân bố từ đầu tới chân. Tuy dẻo dai nhưng chúng cũng sẽ bị tổn thương nếu gặp tổn thương tác động mạnh, gây giãn thậm chí là đứt dây chằng. Trong bài viết này, Docosan sẽ đề cập chủ yếu đến tình trạng giãn dây chằng. 

Những dây chằng thường bị tổn thương gây giãn bao gồm:

  • Giãn dây chằng bả vai
  • Giãn dây chằng lưng
  • Giãn dây chằng cổ tay
  • Giãn dây chằng đầu gối

Bệnh gặp nhiều ở độ tuổi trưởng thành và trung niên, sau một tai nạn trong tập luyện thể thao hay lao động mạnh quá sức. Vậy nguyên nhân và cơ chế nào làm giãn dây chằng? 

giãn dây chằng
Hình ảnh cấu tạo dây chằng đầu gối

Nguyên nhân giãn dây chằng

Một số nguyên nhân gây giãn dây chằng bao gồm:

  • Tai nạn trong thi đấu, tập luyện thể thao việc tiếp đất sai cách, va chạm, xoay trở người đột ngột, chống tay khi tiếp đất… khiến các cơ trở khiến các dây chằng bị kéo căng đột ngột gây giãn. Các tai nạn thường gặp trong các môn: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, tennis, bơi lội, điền kinh, nâng tạ…
  • Lao động quá sức, bưng bê hàng hoá, ngồi làm việc tư thế không chuẩn lưng không thẳng hoặc cúi đầu quá thấp. Các tình trạng này diễn ra liên tục sẽ khiến dây chằng giãn dần, dẫn đến khi thay đổi tư thế sẽ có cảm giác đau nhói tại vị trí bám của dây chằng. 
  • Giãn cơ khởi động là một hoạt động cần thiết trước khi tham gia tập luyện thể thao, tuy nhiên nếu khởi động sai cách, giãn cơ quá mức cũng sẽ khiến cho dây chằng bị giãn quá mức, tạo thành tổn thương. 
  • Tai nạn giao thông, té ngã trong sinh hoạt ngoài tổn thương các thường gặp như gãy xương, xuất huyết thì giãn cơ cũng là một tình trạng có thể mắc phải. 
  • Lão hoá bởi dây chằng được tạo nên từ các sợi collagen do đó khi bước vào giai đoạn trung niên việc sợi collagen được sản xuất ít dần, kéo theo sự thoái hoá của hệ thống dây chằng. Đây cũng là độ tuổi thường gặp của bệnh lý này. 
giãn dây chằng
Tai nạn khi chơi thể thao có thể khiến dây chằng bị giãn

Triệu chứng giãn dây chằng

Những triệu chứng giãn dây chằng thường gặp là:

  • Đau: Có thể âm ỉ, tăng dần từ từ nếu tổn thương kéo dài liên tục hoặc thoáng qua khi tổn thương mức độ nhẹ. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng khi trời trở lạnh, hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Sưng, nóng, đổi màu vùng da tổn thương: Việc dây chằng kéo dãn sẽ kích hoạt hiện tượng viêm tại chỗ, vùng da xung quanh sẽ sưng lên, chuyển thành màu đỏ hay tím sau đó.
  • Giới hạn vận động: không dám vận động xoay trở vì sợ đau, không dám vận động mạnh, các khớp trở nên lỏng lẻo. 
  • Tuỳ vào vị trí dây chằng tổn thương ở đâu sẽ có những triệu chứng tổn thương riêng đặc trưng cho từng vùng.
giãn dây chằng
Đau, sưng là triệu chứng điển hình của giãn dây chằng

Điều trị giãn dây chằng như thế nào?

Khi gặp những triệu chứng kể trên hoặc gặp phải tai nạn trong thể thao, lao động bạn cần phải đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời

Thời gian điều trị tuỳ vào mức độ tổn thương sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. 

  • Nếu tổn thương cần điều trị bằng phương pháp nẹp thì thời gian nẹp sẽ dao động trong khoảng từ 3-4 tuần. Trong trường hợp tổn thương giãn dây chằng khớp gối thì có thể dùng nạng để hỗ trợ giảm lực tác động lên vùng tổn thương.
  • Trong 48h đầu cần chườm lạnh vùng bị tổn thương, nhiệt độ lạnh để giúp vết thương tránh bị sưng phù nề quá mức đồng thời giúp cải thiện tình trạng giãn của dây chằng.
  • Đối với các trường hợp cần sử dụng phương pháp vật lý trị liệu thì thời gian phục hồi sẽ phù thuộc vào mức độ tổn thương và sự đáp ứng tuân thủ điều trị của bệnh nhân. 
  • Bên cạnh các biện pháp trên thì việc tuân thủ chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, hồi phục nhanh hơn. Bữa ăn nên được cung cấp đầy đủ các chất: rau xanh, củ quả tươi, thịt, cá…
  • Tránh sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá, đắp cao vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, kéo dài việc điều trị cũng như thất bại điều trị, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. 
giãn dây chằng
Nạp cố định đầu gối bị giãn dây chằng trong khoảng thời gian nhất định

Phòng ngừa giãn dây chằng như thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng giãn dây chằng, cần phải:

  • Khởi động đúng cách trước khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Hạn chế tối đa nguy cơ trong khi thi đấu như tiếp đất sai cách, va chạm với đối thủ, té ngã khi thi đấu. 
  • Tránh làm các công việc nặng quá sức, điều chỉnh tư thế đứng, ngồi, đi đúng cách. 
  • Khi gặp tai nạn hoặc xuất hiện các triệu chứng kể trên phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tránh các phương pháp bóp thuốc, đắp cao. 
  • Tuân thủ các phương pháp điều trị đề ra để hồi phục nhanh, phòng tránh để lại di chứng cũng như làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn. 
giãn dây chằng
Cần khởi động trước khi chơi thể thao hay tập thể dục

Một số bác sĩ khám và điều trị giãn dây chằng

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Chí Lăng, hơn 30 năm kinh nghiệm, quận Bình Tân, TP.HCM
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Dương Đình Triết, hơn 15 năm kinh nghiệm, Quận 5, TP.HCM
  • BSCKII Nguyễn Tấn Toàn, hơn 20 năm kinh nghiệm, Quận 5, TP.HCM

Kết luận

Bệnh lý giãn dây chằng là một bệnh lý dễ gặp khi xảy ra các tai nạn trong thể thao, lao động, gặp trong nhiều độ tuổi khác nhau. Triệu chứng thường gặp là đau âm ỉ, giới hạn vận động và sưng đỏ vùng tổn thương. Nếu được điều trị kịp thời sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng như đứt dầy chằng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp… Do đó bạn cần trang bị những kiến thức về bệnh và ngay khi xuất hiện những triệu chứng hãy liên hệ với các bác sĩ Cơ xương khớp gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button