Nhiễm liên cầu khuẩn: Phân loại, chẩn đoán, điều trị

Liên cầu khuẩn (Streptococci) là những vi khuẩn hình cầu, thuộc nhóm gram dương. Chúng được phân thành hai nhóm là liên cầu tiêu huyết β (β hemolytic streptococci) và liên cầu không tiêu huyết nhóm β. Chúng là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như nhiễm khuẩn khu trú, toàn thân hoặc rối loạn miễn dịch hậu nhiễm liên cầu, do đó chúng ta cần phải biết cách phòng bệnh và điều trị kịp thời. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Liên cầu khuẩn là gì?

Liên cầu khuẩn (Streptococci, hay Streptococcus) là nhóm những vi khuẩn gram dương có dạng hình cầu, kích thước từ 0,6-1 µm, không di động, không sinh nha bào. Hình dạng quan sát được trên tiêu bản nhuộm chúng có thể xếp thành các chuỗi dài ngắn khác nhau. Liên cầu khuẩn thuộc loại ưu-kỵ khí tùy nghi, tức có loài ưu khí, có loài kỵ khí, nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn phát triển là 37°C.

Một số loài liên cầu khuẩn là một phần bình thường của vi khuẩn có mặt trong miệng và hệ tiêu hóa của con người mà không gây hại. Tuy nhiên, một số loài liên cầu khác có thể gây nhiễm trùng và bệnh lý, như viêm họng, viêm niêm mạc mũi họng, hay vi khuẩn Streptococcus mutans có thể gây sâu răng. Một loại liên cầu khuẩn khác là Streptococcus pyogenes, gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, bao gồm viêm họng cấp tính, sốt phát ban, nhiễm trùng da,…

Xem thêm:

Nhiễm liên cầu khuẩn chủ yếu lây qua giọt nước bọt trong không khí, qua da hoặc niêm mạc bị tổn thương trước đó. 

Việc duy trì vệ sinh răng miệng và kiểm soát vi khuẩn liên cầu khuẩn bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học và kiểm tra nha khoa định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các bệnh liên quan. 

liên cầu khuẩn
Streptococci là gì

Phân loại liên cầu khuẩn?

Cấu trúc kháng nguyên của Streptococcus bao gồm Polysaccharide C (dựa vào cấu trúc này chia thành các nhóm từ A đến O), Protein M (có mối liên quan đến khả năng sinh độc lực và miễn dịch của vi khuẩn), Protein T (ít liên quan đến khả năng gây bệnh), Nucleoprotein (không đặc hiệu).

  • Liên cầu tiêu huyết  β (β hemolytic streptococci):
    – Nhóm A: Streptococcus pyogenes, là một loại liên cầu khuẩn gây nhiễm trùng nhiều, bao gồm viêm họng cấp tính, sốt phát ban, nhiễm trùng da, viêm khớp và nhiễm trùng nội mạc tim.
    – Nhóm B: Streptococcus agalactive, là một loại liên cầu khuẩn thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa và hệ sinh dục của phụ nữ. Nó có thể gây nhiễm trùng trong thai kỳ gây nguy hiểm cho thai nhi chưa sinh.
    – Nhóm C và G: Gồm nhiều loại như Streptococcus dysgalactiae, Streptococcus equisimilis và Streptococcus canis. Có thể gây nhiễm trùng hô hấp và các bệnh lý khác.
    – Nhóm D: Streptococcus faecalis, Streptococcus faecium, là loại liên cầu khuẩn phổ biến trong đường tiêu hóa và có thể gây nhiễm trùng nội tiết.
  • Liên cầu không tiêu huyết nhóm β:
    – Streptoccus pneumonia, còn được gọi là pneumococcus, gây nhiễm trùng hô hấp, bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa và viêm màng não. Đây là nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng hô hấp trên toàn thế giới.
    – Viridans streptococci, là một nhóm liên cầu khuẩn gồm nhiều loài khác nhau, chủ yếu tìm thấy trong miệng và hệ tiêu hóa. Một số loài có thể gây nhiễm trùng trong hệ thống tuần hoàn, như vi khuẩn gây viêm màng ngoại tâm.
    – Streptococcus suis: có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm khớp và viêm màng tim ở con người.

Có nhiều loài liên cầu khuẩn khác nhau trong chi Streptococcus, mỗi loài có tính chất và khả năng gây bệnh riêng biệt. Việc phân loại chính xác các loài liên cầu khuẩn là vô cùng quan trọng để hiểu cách chúng gây bệnh và phát triển biện pháp phòng ngừa và điều trị.

liên cầu khuẩn
Phân loại liên cầu khuẩn

Nhiễm liên cầu khuẩn gây ra những bệnh lý gì?

Trong phạm vi bài viết này, Docosan sẽ đưa đến cho các bạn khả năng gây bệnh của 2 nhóm liên khuẩn tiêu huyết β , đó là hai nhóm A và B.

Nhóm A – Streptococcus pyogenes: vi khuẩn có dạng hình cầu, xếp thành chuỗi, cho vòng tiêu huyết β lớn khi thực hiện nuôi cấy trên môi trường thạch máu.

Khả năng sinh độc tố: có khả năng tiết ra hơn 20 loại enzyme khác nhau và ngoại độc tố cũng có những cơ chế tác động đa dạng, có thể kể đến một số yếu tố quan trọng:

  • Hemolysin: phá hủy hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đại thực bào, mang tính kháng nguyên mạnh, vào cơ thể người kích thích tạo kháng thể antistreptolysin O, định lượng kháng thể có giúp cho bệnh được chẩn đoán chính xác hơn.
  • Streptococcal pyogenic exotocin: siêu kháng nguyên gây phát ban của bệnh sốt tinh hồng nhiệt (sốt Scarlet) và góp phàn tạo ra hội chứng sốc nhiễm trùng liên cầu.
  • Hyaluronidase: phá hủy acid hyaluronic (chất cấu tạo mô liên kết).
  • Streptokinase: hoạt hóa plasminogen thành plasmin, tiêu sợi fibrin và protein khác.
  • Ngoài ra liên cầu các ngoại động tố, nội độc tố khác hiện vẫn đang được nghiên cứu, thảo luận.

Nhiễm khuẩn sinh mủ: viêm amidan, chốc lở, viêm quầng, viêm tấy, viêm đường mật, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc, viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường tiết niệu, …

Nhiêm khuẩn không sinh mủ: bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlet), viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim.

  • Viêm cầu thận cấp: xảy ra thứ phát hậu nhiễm liên cầu khuẩn (viêm họng, viêm da… do S. pyogenes), xảy ra do phản ứng kháng nguyên kháng thể ở lớp màng đấy của cầu thận. Triệu chứng có thể gặp là hội chứng viêm thận (tiểu máu, huyết áp cao, suy thận), phù, tiểu đạm, …. Đa số bệnh nhân sẽ hồi phục, số ít sẽ chuyển sang các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong như phù phổi cấp, suy tim cấp, tổn thương thận cấp và bệnh não do tăng huyết áp.
  • Thấp khớp: bệnh cảnh sốt thấp khớp S. pyogenes gây ra sau một nhiễm khuẩn vùng hầu họng, bệnh tiến triển khi cơ thể bắt đầu sản xuất kháng thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, tuy nhiên kháng thể sinh ra có phản ứng chéo với kháng nguyên của mô tim và khớp đưa đến bệnh cảnh viêm khớp dạng thấp hay viêm cơ tim, thấp tim.
liên cầu khuẩn
Liên cầu khuẩn phần lớn gây ra bệnh đường hô hấp

Nhóm B – Streptococcus agalactive, vi khuẩn thường trú tại đường sinh dục nữ, là một trong những tác nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn và viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Vi khuẩn cho kết quả CAMP test dương tính.

Chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn bằng cách nào?

Cơ sở y tế sẽ lấy mẫu bệnh phẩm, thường là mủ hay dịch tiết trên bề mặt vết thương, dịch viêm, mẫu phế họng hay ở đường hô hấp trên, đàm, máu, nước tiểu, sau đó kỹ thuật viên sẽ tiến hành nuôi cấy phân lập, định danh và làm kháng sinh đồ kèm theo.

Sau khi định danh được vi khuẩn, có thể xác định nhóm và typ liên cầu khuẩn đo thông qua kháng thể huỳnh quang. Chẩn đoán huyết thanh học khi cần xác định hiệu giá kháng thể chống Streptolysin O, kháng thể kháng streptohyaluronidase….

Quá trình chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn thường bao gồm các bước sau:

  • Lấy mẫu từ vùng bị nhiễm trùng như máu, nước tiểu, dịch khớp,…
  • Phân tích mẫu, thực hiện việc nuôi cấy mẫu và xét nghiệm phân loại vi khuẩn
  • Xét nghiệm kháng sinh nhạy cảm giúp bác sĩ chọn đúng kháng sinh để điều trị.
  • Các xét nghiệm bổ sung như siêu âm, chụp X-quang hoặc CT-scan để xác định phạm vi và tác động của nhiễm trùng liên cầu khuẩn lên cơ thể.
liên cầu khuẩn
Chẩn đoán liên cầu khuẩn như thế nào?

Xem thêm: Nhuộm Gram: Nguyên tắc, quy trình, diễn giải

Phòng ngừa và điều trị bệnh do liên cầu khuẩn gây ra

Tùy thuộc vào loại nhiễm liên cầu khuẩn, giai đoạn và vị trí của nó, phương pháp điều trị cụ thể có thể khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa và điều trị các bệnh liên cầu khuẩn ở người:

Phòng bệnh:

  • Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chung tại các địa điểm như nhà trẻ, cơ sở y tế, nơi sản xuất thực phẩm, trường học, khu vui chơi, đặc biệt là tại khu vực đang sinh sống.
  • Cất riêng thiết bị, dụng cụ và cốc nước của bệnh nhân và rửa sạch bằng xà phòng cùng nước ấm sau khi sử dụng.
  • Người bệnh không dùng chung đồ ăn, nước uống, khăn giấy, khăn tắm,… với các thành viên khác trong gia đình.
  • Bệnh nhân nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây truyền liên cầu khuẩn nhóm A trong không khí.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Hiện tại việc phòng bệnh đặc hiệu do liên cầu khuẩn vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do kháng nguyên của vi khuẩn có cấu trúc giống với tế bào tổ chức của cơ thể, gây ra phản ứng chéo với kháng thể tấn công vi khuẩn và đặc biệt là không có miễn dịch chéo giữa các nhóm. Hiện tại ở một số nước như Anh và Mỹ đã có vaccine đa giá để chống S. pneumonie.
  • Sử dụng kháng sinh dự phòng đối với bệnh nhân có bất thường van tim, van tim nhân tạo, phẫu thuật cắt lách, bệnh thấp khớp, nhiễm trùng hô hấp nhiễm trùng ngoài da.
  • Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn ở phòng phẫu thuật, hậu phẫu và phòng sanh.
liên cầu khuẩn
Sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị:

  • Kháng sinh: S. pyogenes còn nhạy với penicillin G. Đa số các trường hợp có thể dùng kháng sinh theo phác đồ trong thời gian đợi kết quả kháng sinh đồ ở hầu hết các trường hợp nhiễm liên cầu. Khi sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ cẩn thận hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, số lần uống trong ngày, thời gian sử dụng trong quá trình điều trị…và phải luôn tuân thủ đúng lịch hẹn. Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như buồn nôn, mẩn ngứa ngoài da khi đang dùng thuốc kháng sinh.
  • Điều trị hỗ trợ: chống sốc (trong nhiễm trùng huyết, shock nhiễm trùng), hỗ trợ hô hấp, cắt lọc dẫn lưu dịch viêm, bồi hoàn nước và điện giải, nâng cao thể trạng cho người bệnh có khả năng chống chọi với bệnh tật.
  • Chăm sóc đúng cách (Đảm bảo cung cấp chế độ chăm sóc tốt cho bệnh nhân), bao gồm:
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Cần có thời gian nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ sau khi điều trị bằng kháng sinh.
  • Uống nhiều nước: Giữ ẩm cho cổ họng có thể giúp giảm đau khi nuốt và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Ăn thức ăn nhẹ, dễ nuốt như canh, súp, sốt táo, khoai tây nghiền, trái cây ngọt, sữa chua và trứng luộc mềm. Tránh thức ăn cay và có tính axit như nước cam, nước chanh và nước nho.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày để làm dịu cơn đau họng.
  • Tránh xa các chất kích thích: Tránh tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b

Hệ miễn dịch suy yếuu003cbru003eTổn thương cơ thể: vết thương, vết cắt,….u003cbru003eSử dụng ống nội tiết như ống thông tiểu, ống thông mật, hay ống thông máu.u003cbru003eTiếp xúc với các dụng cụ y tế không được vệ sinh tốt hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm trùng.

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b khi mang thai

Khi người mẹ mang thai bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b có thể có nguy cơ truyền nhiễm cho thai nhi trong tử cung hoặc khi chào đời. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

u003cstrongu003eBiểu hiện của nhiễm liên cầu khuẩn nhóm bu003c/strongu003e

Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B có thể không gây triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, biểu hiện thông thường có thể bao gồm: đau, sưng, mẩn đỏ hoặc dịch mủ trong vùng hậu môn-giữa hoặc âm đạo, mẩn đỏ hoặc viêm niêm mạc cổ tử cung và có thể gây nhiễm trùng nhiễm phụ khoa.

Nhiễm liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?

Nhiễm liên cầu khuẩn có thể gây nguy hiểm tùy thuộc vào loại và mức độ nhiễm trùng. Liên cầu khuẩn thường tồn tại trong cơ thể mà không gây vấn đề. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch yếu hoặc khi nó xâm nhập vào hệ thống hô hấp, hệ thống tiểu niệu, hệ thống tuần hoàn, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Bệnh liên cầu khuẩn có lây không?

Bệnh liên cầu khuẩn có thể lây từ người này sang người khác. Vi khuẩn này có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với một người nhiễm bệnh hoặc thông qua các vật chứa vi khuẩn, chẳng hạn như quần áo, đồ dùng cá nhân hoặc các bề mặt,…

Bệnh liên cầu khuẩn lây như thế nào?

Nhiễm liên cầu khuẩn có khả năng lan truyền từ người này sang người khác trong quá trình tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với một người bị nhiễm bệnh hoặc lây qua tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt hoặc vật dụng mà một người bị nhiễm bệnh đã tiếp xúc trước đó.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Tài liệu tham khảo

  1. Bài giảng Vi sinh y học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
  2. Nhiễm liên cầu khuẩn, Msdmanuals.com

Có thể bạn quan tâm