Thắt ống dẫn tinh là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp này

Thắt ống dẫn tinh hay còn được gọi là triệt sản nam (tiếng Anh là vasectomy) là một thủ thuật mà các bác sĩ dùng để ngăn chặn sự hiện diện của tinh trùng trong tinh dịch khi phóng tinh bằng cách bịt kín đường đi của tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh.

Nam giới sau khi thắt ống dẫn tinh vẫn có thể quan hệ được, dù không có tinh trùng trong tinh dịch khi xuất tinh. Tuy vậy, phương pháp này vẫn có một vài ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sức khỏe nam giới. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

thắt ống dẫn tinh
Hình ảnh mô tả thắt ống dẫn tinh

Các biến chứng dài hạn của việc thắt ống dẫn tinh

Đau và cảm giác khó chịu

Một số nam giới cho rằng họ cảm thấy bị đau bìu kéo dài sau khi thắt ống dẫn tinh. Cơn đau này có thể thay đổi từ âm ỉ, đến nhức nhối hoặc đau đớn đữ dội. Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (American Urogolical Association) ước tính rằng khoảng 1 đến 2% nam giới sau khi thắt ống dẫn tinh bị đau bìu kéo dài. Tuy vậy, những người này không cần phải được phẫu thuật để giảm bớt các cơn đau.

thắt ống dẫn tinh
Đau và cảm giác khó chịu

Các ống dẫn tinh phát triển lại

Sau khi thắt ống dẫn tinh, nam giới khi xuất tinh sẽ không có tinh trùng trong tinh dịch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, hai đầu cắt ống dẫn tinh có thể phát triển và nối với nhau khiến cho tinh trùng có thể xuất hiện ở trong tinh dịch của nam giới khi xuất tinh.

Các nghiên cứu ước tính rằng chỉ khoảng 0,5 đến 1% xuất hiện tình trạng này.

Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là một ống dẫn nằm nối các ống sinh tinh trùng trong tinh hoàn với ống dẫn tinh. Mào tinh hoàn cho phép tinh trùng di chuyển từ tinh hoàn vào ống dẫn tinh.

Khi nam giới thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn tinh, tinh trùng vẫn có thể di chuyển từ ống sinh tinh vào mào tinh đến ống dẫn tinh, nhưng bị ứ đọng do ống dẫn tinh đã bị thắt. Một số trường hợp tình trạng ứ đọng này khiến viêm mào tinh hoàn có thể xảy ra.

Các triệu chứng của bệnh nhân có thể bao gồm đau và sưng. Có khoảng 1 đến 3% các trường hợp nam giới sau khi thắt ống dẫn tinh sẽ bị viêm mào tinh hoàn.

Dò mạch máu

Dò mạch máu là một biến chứng rất hiếm gặp sau khi nam giới thực hiện thắt ống dẫn tinh. Trong quá trình thực hiện thủ thuật triệt sản nam, nhiều mạch máu dính vào ống dẫn tinh. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ máu và hình thành đường dò, hoặc sự kết nối bất thường giữa ống dẫn tinh và các mạch máu kế cận cũng có thể hình thành lỗ dò.

Các triệu chứng của hiện tượng rò rỉ mạch máu trong ống dẫn tinh có thể bao gồm đi tiểu ra máu hoặc xuất tinh ra máu. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng nam giới nên gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

U hạt tinh trùng

U hạt tinh trùng (tiếng Anh là Sperm granuloma) là tình trạng một khối tinh trùng có thể gây ra các khối u nhỏ có kích thước từ 1mm đến 1cm. U hạt tinh trùng này thường không gây ra bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số nam giới có thể bị đau tại các khu vực bị u hạt.

Các chuyên gia ước tính khoảng 15 đến 40% nam giới đã từng trải qua thủ thuật thắt ống dẫn tinh sẽ bị u hạt tinh trùng. Trong một số trường hợp, nam giới sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ u hạt.

Các biến chứng tạm thời của thắt ống dẫn tinh

Đôi khi người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng tạm thời trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi thắt ống dẫn tinh. Những biến chứng này có thể sẽ mất đi sau 1 khoảng thời gian.

Đau và khó chịu tạm thời

Sau khi thắt ống dẫn tinh, nam giới có thể cảm thấy khó chịu và đau đớn. Nếu đau gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc ibuprofen.

Một giải pháp khác là nam giới có thể mặc đồ lót nâng bìu để giúp giảm đau ở tinh hoàn.

Bầm tím và sưng ở bìu

Thắt ống dẫn tinh có thể gây ra tình trạng bầm tím và sưng ở bìu tạm thời. May mắn là tình trạng này thường không quá lo ngại, có thể giảm nhanh chóng.

Các bác sĩ có thể gợi ý cho bệnh nhân chườm đá vùng bìu trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút. Ngoài ra, các bác sĩ có thể gợi ý một số loại thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc naproxen để giảm tình trạng viêm sau phẫu thuật.

Chảy máu hoặc tụ máu

Tình trạng chảy máu hoặc xuất hiện các tụ máu đôi khi có thể xảy ra sau khi nam giới tiến hành thắt ống dẫn tinh. Người bệnh có thể thấy máu rỉ ra hoặc có khối máu tụ từ các vết thương.

Các chuyên gia ước tính rằng tình trạng này xảy ra ở khoảng từ 4 đến 20% các trường hợp và có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu này kéo dài, nam giới nên gặp bác sĩ sớm để được hỗ trợ.

thắt ống dẫn tinh
Tình trạng chảy máu hoặc xuất hiện các tụ máu đôi khi có thể xảy ra sau khi nam giới tiến hành thắt ống dẫn tinh

Nhiễm trùng vết mổ

Nhiễm trùng vết mổ có thể xảy ra không chỉ với nam giới sau khi thực hiện triệt sản mà còn xảy ra đối với những bệnh nhân sau khi trải qua các quá trình phẫu thuật khác.

Tình trạng nhiễm trùng vết mổ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh kê đơn bởi các bác sĩ, phụ thuộc vào tình trạng và mức độ nhiễm khuẩn.

Thủ thuật thất bại

Thắt ống dẫn tinh không phải là một phương pháp ngừa thai đạt hiệu quả ngay lập tức sau phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh đến tái khám sau khi thực hiện thủ thuật triệt sản trong vòng 8 đến 16 tuần để kiểm tra mẫu tinh dịch để đảm bảo rằng thủ thuật thành công hoàn toàn, nghĩa là không có sự hiện diện của tinh trùng trong tinh dịch. Nếu thất bại, vợ chồng bệnh nhân phải tiến hành sử dụng biện pháp ngừa thai khác.

Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ cho biết khả năng có thai sau khi thắt ống dẫn tinh là 1 trên 2000 nam giới.

Xem thêm:

Một số hiểu lầm về thắt ống dẫn tinh

Mắc dù những rủi ro tiềm ẩn của thắt ống dẫn tinh là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vẫn có những quan niệm sai lầm về triệt sản ở nam giới, bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục của nam giới
  • Tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn
  • Gây đau đớn dữ dội
thắt ống dẫn tinh
Chuyên gia giải đáp một số hiểu lầm về thắt ống dẫn tinh

Một số bác sĩ có thể khám và tư vấn thắt ống dẫn tinh

Kết luận

Thắt ống dẫn tinh có thể có nhiều biến chứng không mong muốn. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ nam khoa thật kỹ trước khi tiến hành thực hiện thủ thuật này.


Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.