3 cách điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hiệu quả

Bác Sĩ Trần Diễm Hương
Tư vấn chuyên môn bài viết
Bác Sĩ Trần Diễm Hương
Phòng khám Liên kết Docosan Đa Khoa

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề bệnh lý nha chu. Do đó, việc tìm rõ nguyên nhân sẽ có vai trò nhất thiết đối với quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Nướu răng là mô liên kết mềm có màu hồng nhạt bao xung quanh chân răng. Mô nướu răng khỏe mạnh là sẽ bám chắc vào chân răng và không có bị chảy máu, sưng viêm hoặc ứ đọng mủ. Trong các trường hợp tình trạng bất thường tại răng miệng, thường gặp nhất là tình trạng sưng nướu răng xảy ra ở những vị trí nằm sâu như răng trong cùng.

Người bị bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể biểu hiện những dấu hiệu như sau:

  • Tình cờ thấy sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới có hiện tượng viêm đỏ và phù nề, sung huyết hơn
  • Nướu răng chuyển thành màu đỏ sẫm hoặc đỏ tím
  • Xung quanh nướu răng có thể ứ mủ và dịch
  • Răng xung quanh nướu bị sưng có thể bị đau nhức, ê buốt và khó chịu khi ăn
  • Cảm giác miệng có mùi hôi khó chịu do vi khuẩn phát triển quá mức
  • Đôi khi sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể đi kèm với hiện tượng đau rát cổ họng
Dấu hiệu sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Dấu hiệu sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Mức độ biểu hiện của các triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, một số trường hợp bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hoàn toàn không bị đau gì hoặc chỉ đau nhẹ nhưng có nhiều người bị đau nhức dữ dội và ảnh hưởng ăn uống, sinh hoạt.

Tham khảo thêm: Sưng nướu răng khôn phải làm sao?

Nguyên nhân sưng nướu răng hàm dưới trong cùng

Răng trong cùng của hàm dưới thường là răng số 7 hoặc số 8 ( gọi là răng khôn). So với những vị trí khác trên cung hàm thì tại răng trong cùng của hàm dưới rất khó vệ sinh sạch sẽ nên dễ tích tụ mảng bám, thức ăn và cao răng. Tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể do những nguyên nhân thường gặp sau đây:

Viêm lợi do vệ sinh răng miệng kém

Viêm lợi (nướu) là bệnh lý răng miệng thường gặp nhất. Nướu răng thường bị sưng viêm do cao răng tích tụ nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố. Các độc tố do vi khuẩn bài tiết chính là nguyên nhân tác động khiến lợi bị kích ứng, sưng viêm và chảy máu.

Sâu răng hàm

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể là hậu quả do sâu răng hàm, đặc biệt là răng số 7 và số 8. Sâu răng cũng là bệnh nha khoa phổ biến bên cạnh viêm lợi, thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh này do tác nhân vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển và bài tiết axit hủy chất khoáng của cao răng. Từ đó tạo một đường cho vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng, tủy răng và gây viêm sưng toàn bộ mô nướu bao xung quanh.

Nguyên nhân sưng nướu răng hàm dưới trong cùng do sâu răng hàm
Nguyên nhân sưng nướu răng hàm dưới trong cùng do sâu răng hàm

Viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm là một dạng viêm nhiễm lợi răng chỉ xảy ra ở răng khôn cả hàm trên hoặc hàm dưới. Vì phần lợi này có che phủ một phần của răng, khi răng mọc sẽ kích thích viêm khiến lợi sưng đỏ và đau nhức. Ngoài ra, lợi trùm còn tạo ra những kẽ hở để thức ăn và mảng bám tích tụ làm điều kiện cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm. Nếu do viêm lợi trùm, tình trạng sưng răng hàm dưới trong cùng sẽ đi kèm với hiện tượng chảy mủ và hôi miệng.

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới do mọc lệch răng khôn

Mọc răng khôn là một trong những nguyên nhân gây cho người bệnh bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng chỉ mọc ở tuổi trưởng thành, mà cung hàm và cấu trúc răng đã phát triển gần hoàn chỉnh nên răng khôn thường không có đủ không gian để mọc. Đa phần người có răng khôn đều mọc lệch, mọc ngang khiến cho nướu và các răng lân cận bị chèn ép. Khi mọc răng khôn, thường thì nướu răng ở góc hàm dưới sẽ có hiện tượng sưng viêm và đau nhức. 

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới do mọc lệch răng khôn
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới do mọc lệch răng khôn

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có nguy hiểm không?

Tình trạng sưng nướu răng trong cùng ham dưới do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hay việc vệ sinh răng miệng chưa sạch thì sẽ không quá nguy hiểm. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại thói quen này để tình trạng đau nhức răng hàm trong cùng nhanh thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu mắc phải các bệnh lý răng miệng khiến cho nướu răng bị sưng tấy thì bạn tuyệt đối không được bỏ qua. Nếu không điều trị sớm sẽ khiến tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng, lúc đó quá trình điều trị sẽ rất phức tạp và tốn kém chi phí.

Đau nướu răng trong cùng sẽ khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm nghiêm trọng, bạn sẽ không thể cắn xé hay nghiền thức ăn như trước. Về lâu dài sẽ dễ phát sinh thêm các bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày, đại tràng,… Đồng thời, việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên tương đối khó khăn. Khi không thể làm sạch răng hiệu quả thì vi khuẩn rất dễ tồn đọng và gây mùi hôi khó chịu.

Các trường hợp bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới do mọc răng khôn thì sẽ nguy hiểm hơn. Bởi răng khôn rất dễ mọc lệch, mọc ngầm, mọc đâm ngang, gây ra nhiều biến chứng như: Viêm lợi trùm, sâu răng, viêm tủy, xô lệch hàm, hư hỏng răng bên cạnh,…

Tóm lại. dù là vì bất kỳ lý do nào thì việc sưng nướu cũng gây đau nhức cho răng hàm trong cùng và để lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Tốt nhất bạn nên tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và khắc phục kịp thời.

Cách điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Khi bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới, bạn cần xác định được nguyên nhân cụ thể để áp dụng biện pháp chữa trị phù hợp. Trong trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm khi vệ sinh đúng cách và tự điều trị tại nhà, nên tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Các biện pháp điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới bao gồm:

Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách chữa sưng lợi trong cùng hiệu quả

Nguyên nhân gây sưng nướu răng, sưng lợi thường là do vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây sưng và phù nề mô nướu. Do đó, giải pháp đầu tiên và hiệu quả giúp bạn là thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài ra, đảm bảo vệ sinh răng miệng cũng giúp ích rất nhiều trong điều trị các vấn đề nha chu khác ngay cả khi không có các vấn đề nha khoa, bạn vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp này.

Các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách nên thực hiện để chữa sưng nướu răng trong cùng hàm dưới:

  • Đánh răng 2 – 3 lần/ngày với kem đánh răng chứa flour và các thành phần kháng khuẩn.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm và mặt bàn chải nhỏ để dễ dàng len lỏi vào những vị trí khuất như kẽ răng, mặt trong của răng và răng trong cùng hàm dưới. Ngoài ra, cần chú ý thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần.
  • Bên cạnh việc chải răng, bạn nên súc miệng 2 lần/ngày để tiêu diệt vi khuẩn và khử mùi hôi miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng.
  • Nên dùng dao cạo lưỡi để loại bỏ rêu lưỡi. Biện pháp này giúp giảm tình trạng hôi miệng và ngăn sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp cải thiện sưng nướu răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp cải thiện sưng nướu răng

Cách chữa sưng lợi trong cùng hàm dưới tại nhà

Nếu chưa có thời gian đến phòng khám gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số cách giảm sưng nướu trong cùng hàm dưới tại nhà. Các biện pháp này giúp giảm bớt tình trạng răng đau nhức, hỗ trợ giảm sưng và cầm máu ở mô nướu bị tổn thương. Các biện pháp giảm sưng nướu tại nhà như

  • Ngậm nước muối pha loãng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý là cách giảm sưng viêm nướu hiệu quả và tiết kiệm nhất. Ngoài ra còn thúc đẩy quá trình phục hồi và ngăn ngừa sâu răng. Sử dụng 1 thìa cà phê muối và 200ml nước ấm sau đó súc miệng bằng nước muối đã pha trong 30 giây. Cần thực hiện 2-3 lần/ngày đến khi tình trạng sưng viêm giảm hẳn.
  • Chườm đá ở bên ngoài má, sẽ hiệu quả với viêm lợi trùm và mọc răng khôn. Bọc 1 túi đá vào khăn sạch, chườm lên mặt trong khoảng 5 phút. Thực hiện từ 2 đến 3 lần/ngày trong ngày đến khi nướu bớt sưng, bớt đau.

Lưu ý áp dụng các biện pháp này, bạn nên tránh dùng thức ăn cứng, khô, cay, món ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây hạn chế kích thích lên nướu.

Điều trị nha khoa 

Nếu tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới không có cải thiện theo thời gian, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám nha khoa. Sau khi chẩn đoán và xác định nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp trong các phương pháp thường được áp dụng bao gồm:

  • Cạo vôi răng: Lấy cao răng giúp khoang miệng sạch sẽ và thông thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài lấy cao răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm để giảm sưng, xoa dịu cơn đau nhức.
  • Điều trị sâu răng:  Nếu bị sưng nướu vì sâu răng thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Có thể chỉ định trám răng hoặc bọc sứ để phục hình thẩm mỹ và chức năng răng ngăn ngừa sưng chân răng, viêm tủy, chảy máu chân răng, mất răng…
  • Cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn: Cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn là cách hiệu quả để khắc phục tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Không chỉ làm giảm cơn đau cho viêm sưng lợi thì về lâu dài còn tránh được những biến chứng như nha chu, áp xe răng, mất răng.
  • Liệu pháp fluor
  • Sử dụng thuốc (thuốc giảm đau, kháng sinh, dung dịch súc miệng kháng khuẩn,…)
  • Gel nghệ: Nghệ có thành phần curcumin, chống oxy hóa và chống viêm. Đặc biệt có thể ngăn ngừa mảng bám và viêm lợi. Chỉ cần đánh răng và súc miệng sạch sẽ và sau đó bôi gel nghệ trực tiếp lên nướu. Để gel trên nướu trong khoảng 10 phút và súc lại bằng nước.

Nha khoa điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uy tín

  • Nha khoa Premier Dental – Quận 1, Quận 2, TPHCM tự hào về sự tin cậy và chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và đam mê có kiến thức vững vàng. Phòng nha không ngừng cập nhật công nghệ và phương pháp điều trị tối ưu để đảm bảo sự phục vụ hoàn hảo cho bệnh nhân. Một trong những thế mạnh của phòng khám là khám và điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới.
  • Nha khoa Trồng Răng Sài Gòn – Quận 10, TPHCM tự hào về việc áp dụng công nghệ nhổ răng sóng âm Piezotome, mang lại trải nghiệm điều trị không đau, không chảy máu, nhanh chóng và không đòi hỏi thời gian nghỉ dưỡng. Đối với các trường hợp bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị một cách cẩn thận nhằm tránh những cơn đau. Đồng thời không quên căn dặn bệnh nhân một số vấn đề liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà nhằm giúp vết thương mau phục hồi.
  • Nha khoa Sài Gòn Center – Quận 3, TPHCM là địa điểm đáng tin cậy cho tất cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng và tạo nụ cười đẹp. Một trong những thế mạnh của phòng nha là điều trị các trường hợp bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, và sự đánh giá tích cực từ khách hàng đảm bảo một trải nghiệm tốt nhất và kết quả điều trị xuất sắc.
  • Nha khoa Thẩm mỹ Quốc tế Win Smile – Hà Nội tập trung đặc biệt vào trải nghiệm của khách hàng. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và tận tâm luôn sẵn sàng lắng nghe mọi nhu cầu và mong muốn của bạn, tư vấn và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp nhất để bạn có nụ cười hoàn hảo.

Câu hỏi thường gặp về bệnh sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới uống thuốc gì?

Để điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới, tùy vào mức độ viêm sẽ có những loại thuốc phù hợp. Ví dụ như: thuốc giảm đau Acetaminophen hay Ibuprofen, thuốc kháng sinh Penicillin, Erythromycin, Clindamycin, Azithromycin Tetracycline, thuốc chống viêm Corticosteroid, Prednisolon và Dexamethason…

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới khi mang thai?

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị sưng nướu khi mang thai. Sự thay đổi nội tiết tố dẫn tới cơ thể người phụ nữ có thể cảm thấy người mình nóng hơn. Lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên 30-50% so với bình thường. Đây là một trong các nguyên nhân có thể khiến cho phụ nữ dễ sưng nướu răng khi mang thai và gặp phải viêm lợi ở bà bầu.

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có sao không?

Nếu việc sưng nướu răng trong cùng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng như áp xe, nhiễm trùng nặng và viêm các mô xung quanh răng. Nhiễm trùng răng có thể lan đến xương hàm, các mô mềm của mặt, cổ. Cá biệt có trường hợp nhiễm trùng có thể di chuyển đến tim (viêm màng trong tim) và não (viêm màng não do vi khuẩn). Lúc này, việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn.


Bài viết trên đây đã giới thiệu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Tuy nhiên trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm khi vệ sinh đúng cách và tự điều trị tại nhà, nên tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Xem thêm::

  • InformedHealth.org [Internet]. Cologne, Germany: Institute for Quality and Efficiency in Health Care (IQWiG); 2006-. Gingivitis and periodontitis: Overview. [Updated 2020 Feb 27]. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279593/
  • Jacquelyn Cafasso. Periodontitis. Healthline. May 23, 2017. (Accessed on June 2nd, 2023)
  • Buonavoglia, A.; Trotta, A.; Camero, M.; Cordisco, M.; Dimuccio, M.M.; Corrente, M. Streptococcus mutans Associated with Endo-Periodontal Lesions in Intact Teeth. Appl. Sci. 2022, 12, 11837. https://doi.org/10.3390/ app122211837
  • Dani S, Prabhu A, Chaitra KR, Desai NC, Patil SR, Rajeev R. Assessment of Streptococcus mutans in healthy versus gingivitis and chronic periodontitis: A clinico-microbiological study. Contemp Clin Dent. 2016 Oct-Dec;7(4):529-534. doi: 10.4103/0976-237X.194114. PMID: 27994423; PMCID: PMC5141670.
  • Kwon G, Serra M. Pericoronitis. [Updated 2022 Nov 21]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK576411/