Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh sởi ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng nguy cơ cao của nhiều loại bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm từ nhẹ đến nặng. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra và có thể biến chứng đe dọa tính mạng cho trẻ, nhưng đồng thời có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Các bậc cha mẹ hãy cùng Docosan tìm hiểu về bệnh sởi ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bé bị sởi là gì?

Trẻ bị sởi là do nhiễm virus sởi thuộc nhóm Paramyxovirus (chung với nhóm quai bị và á cúm). Vius gây bệnh sởi ở trẻ chỉ có 1 type huyết thanh duy nhất và dễ bị tiêu hủy bởi nhiệt, bất hoạt bởi tia cực tím.

Đặc biệt là bệnh sởi có thể gây dịch ở trẻ em và lứa tuổi bị nhiều nhất trong các đợt dịch là trẻ 6 tháng tuổi hoặc lớn hơn nhưng có kèm giảm sức đề kháng. Con người là nguồn lây duy nhất, lây qua hô hấp với nguy cơ rất cao, bệnh thường xảy ra mùa thu đông. Không ghi nhận có trung gian truyền bệnh nào khác.

Hình ảnh bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em
Hình ảnh trẻ bị sởi
Bệnh sởi ở trẻ em
Hình ảnh bệnh sởi ở trẻ em

Dấu hiệu trẻ bị sởi điển hình

Giai đoạn ủ bệnh

  • Trẻ không có triệu chứng gì cả 
  • Kéo dài 10 đến 14 ngày
  • Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi có thể bị rút ngắn dưới 10 ngày.

Giai đoạn khởi phát bệnh

  • Trẻ bị sốt cao đột ngột, có thể trên 39 độ gây co giật 
  • Biểu hiệu của sởi ở trẻ được đặc hiệu bởi tam chứng Viêm long gồm Ho + Sổ mũi + Viêm kết mạc mắt 
  • Tiêu chảy cấp
  • Ban dát sẩn mọc theo thứ tự 
  • Dấu Koplik trong niêm mạc miệng và môi điển hình của bệnh sởi
  • Thường trong khoảng 3 ngày 
Bệnh sởi ở trẻ em
Giai đoạn khởi phát bệnh sởi ở trẻ em

Giai đoạn toàn phát – Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm 

Đường hô hấp 

  • Viêm tai giữa 
  • Viêm phế quản cấp 
  • Viêm khí quản 
  • Viêm nhu mô phổi 
  • Viêm phổi cấp do vi rút sởi 

Hệ thần kinh trung ương 

  • Viêm não cấp 
  • Viêm não tủy lan tỏa cấp tính 
  • Viêm não xơ cứng bán cấp 

Đường tiêu hóa 

  • Tiêu chảy cấp 
  • Viêm niêm mạc miệng 
  • Loét miệng hoại tử 
  • Viêm ruột thừa cấp 
  • Viêm hạch mạc treo 

Mắt 

  • Viêm kết mạc 
  • Viêm màng bồ đào 
  • Viêm giác mạc 
  • Giảm thị lực 
  • Gây mù lòa 

Biến chứng khác hiếm gặp

  • Viêm cơ tim 
  • Viêm vi cầu thận cấp 
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em qua xét nghiệm

  • Công thức máu: giảm bạch cầu, giảm lympho bào, tiểu cầu giảm nhẹ 
  • Men gan tăng vừa phải, dưới 5 lần bình thường 
  • Tổn thương mô kẽ phổi, tăng sinh mạch máu hai phế trường trên phim X- quang gặp trong giai đoạn toàn phát 
  • Huyết thanh học: tìm kháng thể IgM (khoảng ngày thứ 3 từ lúc ban sởi xuất hiện) và IgG (sau ngày 10 từ lúc ban sởi xuất hiện)
  • Xét nghiệm RT – PCR bệnh phẩm phết mũi họng dương tính cao nhất ở giai đoạn toàn phát.

Chẩn đoán một trẻ lên sởi 

Yếu tố dịch tễ của trẻ

  • Tiếp xúc với người bị bệnh sởi 
  • Tiêm ngừa vắc xin chưa đủ 

Biểu hiện

  • Tổng trạng trẻ thay đổi 
  • Viêm long: Ho + Sổ mũi + Viêm kết mạc mắt 
  • Dấu Koplik 
  • Ban dát sẩn mọc theo thứ tự 
  • Sẩn bay hết để lại vết thâm và vảy trắng trên da.
Bệnh sởi ở trẻ em
Dấu Koplik của một trẻ lên sởi

Lưu ý rằng nếu trẻ bệnh không có biểu hiện ho thì cần xem xét lại chẩn đoán bệnh sởi điển hình.

Xét nghiệm

  • Công thức máu 
  • Huyết thanh chẩn đoán 
  • PCR hoặc phân lập vi rút (Chỉ làm khi biểu hiện của trẻ không điển hình)

Chẩn đoán phân biệt của một trẻ lên sởi 

  • Phát ban dạng sởi do dị ứng thuốc 
  • Sốt xuất huyết 
  • Rubella
  • Sốt ban đào 
  • Ban đỏ trong bệnh truyền nhiễm khác
  • Sốt tinh hồng nhiệt 
  • Bệnh Kawasaki ở trẻ em
  • Bệnh tăng đơn nhân nhiễm trùng 
  • Nhiễm vi rút Chikungunya 
  • Nhiễm vi rút Zika 
  • Sốt mò Rickettsia 
  • Sốt thương hàn.

Điều trị bệnh sởi ở trẻ em 

Thuốc kháng vi rút Ribavirin

  • Ức chế tổng hợp mRNA của vi rút
  • Ức chế tăng sinh Dưới dạng khí dung hoặc IV
  • Điều trị biến chứng viêm phổi, viêm não do sởi trên BN SGMD

Kháng sinh ngừa bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh

Vitamin A

  • Hiệu quả cao nhất ở nhóm trẻ < 2 tuổi
  • Hai liều cao liên tiếp trong 2 ngày, giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ viêm thanh quản cấp
  • Dùng liều trong tuổi của trẻ: 500IU (1-6 month); 100IU (7-12 tháng); 200IU (> 1 tuổi)
  • Tuy nhiên không phòng ngừa được viêm phổi, tiêu chảy, biến chứng trên mắt.

Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em 

Không đặc hiệu

  • Cách ly với người đang bệnh sởi
  • Theo dõi biến chứng khi bệnh mới khởi phát
  • Miễn dịch thụ động bằng globulin miễn dịch

Đặc hiệu

  • Tiêm vắc xin sởi cho trẻ để tạo miễn dịch bền vững suốt đời
  • Loại vắc xin hiện nay đang dùng cho trẻ là MMR (vaccine sởi – rubella – quai bị)
  • Dự phòng tiêm vắc xin sau phơi nhiễm tốt nhất trước 72h.
Bệnh sởi ở trẻ em
Tiêm vắc xin sởi cho trẻ để tạo miễn dịch bền vững suốt đời

Bệnh sởi ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng gây dịch bệnh, lây qua đường hô hấp. Biểu hiện điển hình là sốt + viêm long + dấu Koplik. Bệnh thường lành tính tự khỏi nhưng cũng có thể có các biến chứng viêm phổi, viêm não nguy hiểm. Phòng tránh hiệu quả hiện nay bằng vắc xin tạo ra miễn dịch với bệnh suốt đời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm