10 nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Trẻ đau bụng quanh rốn là tình trạng xảy ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ có thể trẻ tự hết nhưng cũng có thể nguy hiểm tính mạng. Khi thấy trẻ gặp phải tình trạng này thì cha mẹ thường khá chủ quan, tự ý mua thuốc để điều trị mà không đưa trẻ đi khám bệnh dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn tình trạng trẻ đau bụng quanh rốn và có các biện pháp xử lý đúng cách.

Khó tiêu gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Khó tiêu là tình trạng phổ biến đối ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường gặp nhất với trẻ sơ sinh đang tập ăn dặm. Riêng đối với trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ làm các triệu chứng khó tiêu thường xuyên và kéo dài lâu hơn.

đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Khó tiêu gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Sau khi ăn phải thực phẩm khó tiêu hóa, trẻ cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên rồi lan ra khắp bụng quanh rốn kèm theo những cơn đau lặp đi lặp lại.

Cha mẹ phải thay đổi lối sống cho con mình là cách điều trị tốt nhất. Nên xây dưng bữa ăn lành mạnh cho trẻ, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, tránh thức ăn cay. Nhắc nhỏ con bạn ăn chậm nhai kĩ hơn hơn để tránh nuốt phải không khí và hạn chế ăn khuya.

Táo bón gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Trẻ bị táo bón cũng có thể dẫn đến đau bụng quanh rốn. Táo bón ở trẻ phần lớn liên quan đến chế độ ăn quá ít rau (chất xơ), nhiều đồ chiên xào dầu mỡ và uống nhiều nước ngọt có gas. Khi con bạn thay đổi chế độ ăn lành mạnh hơn sẽ khắc phục tình trạng táo bón cũng như triệu chứng đau bụng quanh rốn.

đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Táo bón gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm (ví dụ Lactose)

Các thực phẩm được nghiên cứu dễ gây dị ứng cho trẻ: lúa m, sữa, trứng, đậu nành, đậu phộng, hạt cây, cá và động vật có vỏ. Ngoài ra, có những bé không thể tiêu hóa được lactose (một loại đường có trong sữa) gây ra:

  • Đầy hơi, phình bụng
  • Đau quặn bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy

Nếu bạn nhận thấy con mình có vẻ khó chịu ở bụng hoặc bất kỳ triệu chứng nào ở trên sau khi uống sữa, hãy thử tạm ngưng loại sữa đó của trẻ. Nếu điều đó giúp cải thiện các triệu chứng, có khả năng là con bạn không dung nạp lactose. Mặc dù vậy, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chắc chắn.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thức ăn với các triệu chứng điển hình là quặn đau vùng bụng quanh rốn, sốt và tiêu chảy. Nguyên nhân thường do vi sinh vật hoặc độc chất gây ra. Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường tự khỏi trong vòng 24 hoặc 48 giờ, nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ nếu đau bụng dữ dội, tiêu chảy hơn ba ngày, bị mất nước hoặc có  các triệu chứng thần kinh như mờ mắt hoặc ngứa ran ở cánh tay.

đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Ngộ độc thực phẩm có khả năng gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Lo lắng cũng khiến trẻ em bị đau bụng quanh rốn

Trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 10 sẽ chỉ vào điểm đau ở rốn khi chúng khó chịu, không vui hoặc đang cáu gắt với một vấn đề nào đó. Cha mẹ nên giải tỏa tâm lý của trẻ và xác định xem còn nguyên nhân tìm ẩn nào khác gây đau bụng cho trẻ hay không.

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em do viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa sẽ khởi phát một cơn đau bụng vùng rốn, sau đó nhanh chóng lan và khu trú ở phần bụng dưới bên phải. Trẻ có thể có các triệu chứng đi kèm như bỏ ăn, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, … Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, cha mẹ cần quan tâm các biểu hiện của bé để có thể đưa đến cấp cứu kịp thời

đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Bé bị đau bụng quanh rốn do viêm ruột thừa

Trẻ đau bụng quanh rốn do tắc ruột non

Tắc ruột non xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ phần ruột non của trẻ bị tắc nghẽn. Tình trạng này làm thức ăn bị kẹt lại ở các đoạn ruột đường. Các triệu chứng điển hình của bệnh như

  • Đau bụng quặn từng cơn vùng quanh rốn hoặc dưới rốn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Táo bón hoặc đi ngoài phân từng ít một
  • Đầy hơi, chướng bụng, căng tức bụng

Khi mắc phải chứng tắc ruột, bé sẽ cần phải nhập viện vì nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng.

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em do thoát vị rốn

Thoát vị rốn là hiện tượng xuất hiện một khối phồng phình ra ở rốn của bé. Bệnh này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hơn trẻ lớn. Khi mắc phải thoát vị rốn, trẻ sẽ có triệu chứng đau bụng quanh rốn hoặc tại vị trí thoát vị. Cha mẹ quan sát có thể thấy khối phòng bị sưng tấy.

Hầu hết thoát vị rốn sẽ ở tự lành hoàn toàn khi trẻ lên 2 tuổi. Ngoài ra, bé có thể cần được phẫu thuật nếu khối thoát vị sưng đỏ gây biến chứng hoặc nhằm ngăn chặn tình trạng tắc ruột.

đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Bé bị đau bụng quanh rốn do thoát vị rốn

Lồng ruột do một phần ruột bị kéo vào trong

Lồng ruột là tình trạng một khúc ruột bị lồng vào bên trong khúc ruột khác. Bệnh này xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 2 tuổi. Khi gặp phải tình trạng này trẻ sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội xung quanh vùng rốn đến mức trẻ khóc thét từng cơn kèm theo nôn mửa , dịch nôn nhầy có màu xanh và vàng, đại tiện ra máu.

Đây là một bệnh lý nguy hiểm, ba mẹ cần đưa trẻ sớm đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (HP), tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc ibuprofen hoặc aspirin trong thời gian dài. Loét dạ dày có thể gây ra hiện tượng đau bụng quanh rốn ở trẻ nhỏ, có thể kèm các triệu chứng như chán ăn, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa.

đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Viêm loét dạ dày – tá tràng

Ngoài ra còn những nguyên nhân khác gây đau bũng quanh rốn ở trẻ như: viêm tụy cấp, viêm ruột ,Sỏi mật, sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm giun, phình động mạch chủ bụng, nuốt phải dị vật…đều gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có các triệu chứng bất thường.

Xem thêm: Bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa

Chăm sóc trẻ bị đau bụng quanh rốn

Hầu hết các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi, vì vậy bạn có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

  • Cho trẻ nằm yên để xem cơn đau bụng có giảm đi không.
  • Cho trẻ uống từng ngụm nước.
  • Tránh thức ăn rắn trong vài giờ. Sau đó, hãy thử một lượng nhỏ thức ăn nhẹ như cơm, nước sốt táo hoặc bánh quy giòn. Chi bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ.
  • Không cho trẻ ăn những thức ăn, đồ uống gây kích thích dạ dày. Tránh: caffeine, đồ uống có ga, sản phẩm từ sữa, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu con bạn đang sử dụng ibuprofen hoặc aspirin.
  • Đảm bảo rằng các bữa ăn được cân bằng và giàu chất xơ. Ăn nhiều trái cây và rau quả.
  • Giảm nguy cơ vô tình ngộ độc và nuốt phải dị vật. Giữ tất cả các vật dụng làm sạch và vật liệu nguy hiểm trong các thùng chứa an toàn.
đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Hãy cho trẻ em thức ăn dễ tiêu, dạng lỏng, mềm

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

  • Gọi cho bác sĩ của bạn nếu cơn đau bụng không biến mất trong 24 giờ.
  • Tiêu chảy hơn 2 ngày. Đối với trẻ dưới 3 tháng bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời
  • Nôn ra máu. Nôn mửa trong hơn 12 giờ.
  • Đau bụng đột ngột, dữ dội.
  • Khó thở.
  • Sốt trên 38oC.
  • Bé bỏ ăn hơn 2 ngày.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, hãy đặt lịch khám để được tư vấn tốt nhất