Những cách ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày cần lưu ý

Cách ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày là một vấn đề nhiều chị em băn khoăn khi muốn ngưng sử dụng thuốc để lên kế hoạch mang thai hoặc không có nhu cầu tiếp tục sử dụng nữa. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Cách ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày để có thai

Sau khi ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày, theo lý thuyết việc mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào bạn muốn. Để trả lời cho câu hỏi “ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu thì có thai”, theo cơ chế sinh lý thì lượng nội tiết tố bổ sung do thuốc vẫn còn tồn tại một thời gian sau khi ngừng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự thụ tinh hoặc sức khoẻ của thai và mẹ trong thai kỳ. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng nếu có kế hoạch mang thai trở lại, các chị em cũng nên tuân theo một lộ trình ngưng thuốc tránh thai nhất định.

Bạn có thể tham khảo cách ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày để có thai đúng cách sau đây:

  • Sử dụng hết các viên thuốc tránh thai hằng ngày còn lại của vỉ thuốc đó.
  • Ngừng uống thuốc tránh thai hằng ngày.
  • Đợi đến chu kỳ kinh tiếp theo.
  • Nếu muốn quan hệ trong thời gian chờ kinh, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh mang thai trong giai đoạn này.
  • Cho đến khi hết kỳ kinh đầu tiên, đây là lúc có thể quan hệ không bao để mang thai trở lại.

Cách ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày giữa chừng

Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo người dùng thuốc tránh thai hằng ngày phải sử dụng thuốc đều đặn và đầy đủ, nhiều chị em phụ nữ có thể ngưng sử dụng thuốc giữa chừng vì nhiều lý do như:

  • Lo lắng cho sức khoẻ bản thân
  • Muốn thay đổi sang một phương pháp ngừa thai khác
  • Muốn có thai
  • Gặp những tác dụng phụ khó chịu
  • Sự phiền hà khi phải dùng thuốc mỗi ngày,…

Việc ngừng thuốc tránh thai hàng ngày đột ngột như vậy có thể gây ra một số tình trạng không mong muốn như:

Khả năng mang thai trở lại

Ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày có thai không? Khi ngừng thuốc tránh thai, cơ thể sẽ quay trở lại tình trạng tự nhiên, trứng bắt đầu rụng và nội mạc tử cung dày lên sẵn sàng cho sự thụ tinh. Do đó, nếu quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai khác trong lúc này có thể dẫn đến việc mang thai ngoài kế hoạch. Để giảm thiểu khả năng mang thai ngoài ý muốn, các cặp đôi nên sử dụng biện pháp tránh thai thay thế như mang bao cao su khi quan hệ.

Ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu thì có kinh?

Thuốc tránh thai hàng ngày được thiết kế để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ trở lại bình thường sau khi dùng đủ thuốc. Khi ngừng thuốc giữa chừng, cơ thể có thể mất nhiều thời gian hơn để trở lại chu kỳ kinh thường có của bạn.

Cơ thể sẽ đào thải hormone dư thừa sau hai đến ba ngày, sau khi chúng biến mất, cơ thể sẽ cố gắng bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trở lại và việc hành kinh có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với chu kỳ kinh bình thường

Ảnh hưởng đến nội tiết tố

Ngừng thuốc tránh thai hằng ngày giữa chừng làm xáo trộn nội tiết tố. Điều này có thể gây ra những triệu chứng tạm thời liên quan đến nội tiết như:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: mụn trứng cá, cương đau ngực, đau bụng, thèm ăn, đau đầu, thay đổi tâm trạng, trầm cảm hoặc lo lắng
  • Xuất huyết
  • Chuột rút
  • Những triệu chứng này sẽ cải thiện và biến mất sau vài tuần vài tháng

Tăng cân

Ngưng thuốc tránh thai hằng ngày tăng cảm giác thèm ăn, dẫn đến việc tăng cân sau vài tuần ngừng thuốc. Để ngăn ngừa tình trạng không mong muốn này, bạn hãy chú ý đến chế độ ăn cân bằng và tập thể dục.

Cơ thể cần một thời gian để hoàn toàn cân bằng lại các triệu chứng sau khi ngừng thuốc tránh thai. Khoảng thời gian này có thể kéo dài đến ba, bốn tháng. Nếu sau khoảng thời gian này, các triệu chứng vẫn không cải thiện hơn, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn.

Trường hợp bạn ngưng thuốc tránh thai hằng ngày giữa chừng vì những tác dụng phụ khó chịu do thuốc gây ra, cũng hãy gặp bác sĩ để được tham vấn đổi sang loại thuốc tránh thai khác.

Một số lưu ý trong cách ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày là một biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả với chi phí rẻ được nhiều chị em thường xuyên sử dụng. Đây là loại thuốc chứa hai nội tiết tố sinh dục nữ là estrogen và progesterone. 

Sử dụng lượng nhỏ hai hormone này hằng ngày giúp ngăn cơ thể rụng trứng và làm mỏng nội mạc tử cung giúp trứng không làm tổ. Ngoài ra thuốc tránh thai hàng ngày còn làm đặc dịch cổ tử cung để tinh trùng khó di chuyển trong tử cung và ống dẫn trứng. 

Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của thuốc tránh thai hằng ngày, khi bắt đầu sử dụng thuốc cơ thể bạn có thể gặp một số triệu chứng như buồn nôn, tăng cân, đau ngực… Điều này cũng có thể xảy ra tương tự nếu bạn ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày. Do đó, hãy xem xét các lưu ý khi ngưng thuốc tránh thai để có sự chuẩn bị trước cho bản thân, tránh hoang mang về sau.

Vì cơ địa của mỗi người là khác nhau, đáp ứng khi ngừng thuốc tránh thai của mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung cơ thể sẽ gặp một số triệu chứng sau đây khi ngưng thuốc tránh thai hằng ngày:

  • Điều quan trọng đầu tiên là bạn sẽ dễ có thai hơn. Thuốc ngừa thai không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Thay đổi chu kì kinh nguyệt, kinh đến sớm hơn hay muộn hơn cường kinh (ra máu nhiều khi hành kinh);
  • Chuột rút trong thời gian rụng trứng;
  • Hội chứng tiền kinh: mụn trứng cá, cương đau ngực, đau bụng, đau đầu
  • Thay đổi về tính khí;
  • Thay đổi cân nặng;
  • Mọc tóc không mong muốn;
  • Căng tức vú;
  • Thay đổi thói quen sinh dục.

Vài tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể kéo dài ví dụ như thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Cách ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày tốt nhất nên là sử dụng hết vỉ thuốc đó rồi ngừng thuốc để chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo diễn ra bình thường, khi muốn ngừng thuốc tránh thai hằng ngày giữa chừng hãy đến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Docosan cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian tìm hiểu bài viết “Những cách ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày cần lưu ý”. Qua đó chị em cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có quyết định ngừng thuốc và đi khám ngay nếu xảy ra các triệu chứng bất thường.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS