Những điều cần biết về cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp

Cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp thường không được các chị em chú trọng bởi họ chỉ quan tâm đến tác dụng cuối cùng mà thuốc tránh thai khẩn cấp đem lại. Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong trường hợp bạn quan hệ tình dục mà không có các biện pháp tránh thai an toàn như dùng bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày, … từ đó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ có thai nếu như uống trong vòng 72 giờ đầu. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn thảm khảo về cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp qua bài viết sau đây.

Cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp

Cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp thường chứa một lượng lớn hormone sinh dục nữ hoặc thuốc ngăn chặn tác dụng của hormone có tác dụng ngừa thai trong những tình huống nguy cấp sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Hầu hết các loại hormone sinh dục nữ này giống với các loại hormone trong thuốc tranh thai hàng ngày tuy nhiên chỉ khác một điều rằng liều lượng của thuốc lớn hơn rất nhiều. Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động qua nhiều cơ chế khác nhau sau đây:

  • Ức chế hoặc trì hoãn quá trình rụng trứng từ buồng trứng – cơ chế chính của thuốc tránh thai khẩn cấp để ngừa thai.
  • Tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của tinh trùng, làm đặc quánh nút nhầy ở cổ tử cung khiến tinh trùng không thể di chuyển vào tử cung và ống dẫn trứng.
  • Biến đổi thành tử cung làm cho lớp niêm mạc trở nên mỏng hơn khiến cho trứng sau khi thụ tinh không thể bám và vùi mình vào lớp niêm mạc để làm tổ.

Tuy nhiên một khi phôi đã hình thành và làm tổ ở niêm mạc tử cung thì thuốc tránh thai khẩn cấp không còn hiệu quả nữa. Do đó nếu bạn đã biết mình mang thai thì hoàn toàn không nên sử dụng thuốc tránh thai như một liệu pháp để loại bỏ thai nhi mà cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn hướng xử trí khoa học nhất. Thuốc tránh thai khẩn cấp không được sử dụng như một phương pháp tránh thai thông thường mà cần phải thận trọng trước khi dùng.

Thuốc tránh thai khẩn cấp thường có tỷ lệ ngừa thai thành công khá cao. Tuy nhiên bạn nên dùng thuốc càng sớm càng tốt để có hiệu quả ngừa thai tốt nhất. Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 24 giờ đầu tiên có thể đem đến hiệu quả ngừa thai lên đến 95%. Việc hiểu cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp hoàn toàn có thể giúp bạn sử dụng thuốc một cách hiệu quả hơn.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có mấy loại?

Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa hormone Levonorgestrel

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể được chia theo nhiều cách như về hình thức bao gồm 1 viên hoặc 2 viên và về cơ chế thuốc tranh thai khẩn cấp bao gồm thuốc bổ sung lượng lớn hormone sinh dục và thuốc ức chế hoạt động của hormone trong cơ thể. Qua bài viết này chúng ta sẽ phân loại thuốc theo cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp. Trong đó thuốc chứa hormone sinh dục nữ được chia làm 2 loại chính bao gồm thuốc có thành phần Levonorgestrel và thuốc chứa Progesteron, Estrogen phối hợp.

Tùy vào nhãn hiệu và liều lượng thuốc cũng có thể được chia thành loại 1 viên hoặc 2 viên. Chúng ta cùng tham khảo các nhóm thuốc theo cách phân loại theo cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp sau đây:

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa hormone Levonorgestrel: liều lượng thường được dùng trong một liều thuốc đối với loại 1 viên là 15 mg, thuốc nên được sử dụng trong vòng 72 giờ tính từ khi quan hệ tình dục không an toàn. Chỉ sau 48 giờ, hiệu quả tránh thai của thuốc giảm chỉ còn 58%. Tức là cứ 100 người sử dụng thuốc tránh thai loại này sau 48 giờ đồng hồ sẽ có 42 người có khả năng mang thai ngoài ý muốn.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa hormone Progesteron và Estrogen phối hợp: thành phần của thuốc tương tự như thuốc tránh thai hàng ngày tuy nhiên nếu bạn sử dụng thuốc với liều lượng cao chung sẽ giống cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp. Phương pháp tránh thai này không hiệu quả hơn các cơ chế trên mà còn đem lại tác dụng phụ có thể tồi tệ hơn. Không nên tự ý sử dụng phương pháp này thường xuyên trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa Ulipristal (Ella, EllaOne): đây là một loại thuốc tránh thai khẩn cấp được kệ đơn mà không sử dụng rộng rãi. Cơ chế tránh thai khẩn cấp của Ulipristal là hình thức không sử dụng hormone mà thay vào đó thuốc có tác dụng ngăn chặn hormone thông qua tác động của hoạt chất ulipristal acetat. Thuốc có hiệu quả lên đến 5 ngày sau quan hệ tình dục không an toàn. Bạn cần được sự tư cấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.
Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa Ulipristal

Ngoài những loại thuốc phụ thuộc vào cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp đã nêu, còn nhiều nhóm thuốc có hoạt chất khác tuy nhiên chúng cũng hoạt đồng tương tự như trên nên có thể liệt kê vào đó. Việc lựa chọn thuốc tránh thai khẩn cấp nên được cân nhắc và tốt hơn hết nếu bạn là người lựa chọn thuốc sau quan hệ tình dục không an toàn trong vòng 72 giờ chúng tôi khuyên dùng loại thuốc chứa Levonorgestrel bởi những tác dụng tuyệt vời mà thuốc mang lại.

Ngoài ra đối với trường hợp sau 72 giờ bạn có thể sử dụng Meopristone, một loại thuốc có cơ chế giống như Ulipristal tuy nhiên hiệu quả tránh thai của thuốc khá thấp. Trong trường hợp tệ hơn là sau 5 ngày thì bạn nên đến cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi có thể tác động không tốt đến sức khỏe hoặc đôi khi thai nhi đã hình thành thì thuốc hoàn toàn không có tác dụng.

Xem thêm:

Do cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp tác động mạnh mẽ lên cơ quan sinh dục nữ nên đôi khi có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo đối với thuốc tránh thai khẩn cấp, chỉ nên cùng không có 2 lần trên 1 tháng và không dùng quá 3 lần trong một năm bởi những tác dụng phụ nghiêm trọng mà thuốc mang lại.

Hy vọng sau bài viết này, Docosan có thể đem lại một góc nhìn khách quan hơn về cơ chế thuốc tránh thai khẩn cấp nhằm giúp cho chị em có thể lựa chọn cho mình loại thuốc tránh thai tốt nhất. Tuy nhiên không được coi thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp ngừa thai hàng đầu mà nên áp dụng các phương pháp khác an toàn và hiệu quả hơn.

Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.