Dấu hiệu có tim thai xuất hiện vào tuần thứ mấy?

Dấu hiệu có tim thai là một cột mốc quan trọng và đáng nhớ trong quá trình thai kỳ. Nhờ có tim thai, ta có thể đánh giá được phần nào thai nhi đang phát triển một cách bình thường và khoẻ mạnh. Vậy bầu mấy tuần thì có tim thai, liệu thai 5 tuần có tim thai chưa?Doctor có sẵn sẽ trả lời thắc mắc khi nào có tim thai của các thai phụ và những vấn đề khác liên quan đến tim thai trong bài viết dưới đây.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ Trần Diễm Hương

Sự hình thành dấu hiệu có tim thai

Ngay thời điểm biết mình mang thai, chắc chắn mẹ sẽ vỡ òa trong hạnh phúc, nhưng để an tâm hơn về tình hình phát triển của con chắc chắn phải đợi đến lúc nghe thấy tim thai. Những nhịp đập của con không chỉ giúp mẹ theo dõi sự hình thành, phát triển mà còn cho biết tình trạng sức khỏe của con. Vậy thai mấy tuần thì xuất hiện dấu hiệu có tim thai? Thông thường, tim thai sẽ xuất hiện từ rất sớm. Thậm chí ngay cả khi mẹ chưa phát hiện sự có mặt của con thì tim thai đã được hình thành.

Dấu hiệu có tim thai sau chuyển phôi. Vào khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, tạo thành hai ống dẫn tim. Sau đó 2 mạch máu này sẽ hợp nhất tạo thành một ống dẫn. Đến tuần thứ 7 của thai kỳ, ống này đã phân chia thành 4 buồng tim và có nhịp đập nhẹ nhàng tạo nên dấu hiệu có tim thai. Bắt đầu từ đây tim thai liên tục phát triển lớn dần và ngày càng hoàn thiện về cấu trúc và chức năng.

Như vậy, vào tuần thứ 6 đến thứ 7 của thai kỳ, mẹ đã có thể quan sát được hình ảnh tim thai thông qua phương pháp siêu âm. Tuy nhiên nếu mẹ chưa thấy dấu hiệu có tim thai ở thời điểm này thì cũng đừng lo lắng nhé. Bởi trong một số trường hợp, dấu hiệu có tim thai sẽ xuất hiện muộn hơn, vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kì. Vào tuần thứ 20, tim thai sẽ đập rõ ràng, mạnh mẽ hơn.

Tim thai bình thường rơi vào khoảng 110-160 nhịp/phút tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ, có thể tăng lên đến 180 phút thai nhi cử động. Khi nhịp tim đạt 180 nhịp/phút được xem là đập nhanh và khi nhịp tim giảm xuống còn dưới 110 nhịp/phút được coi là nhịp tim chậm.

Sự thay đổi về nhịp tim của bé cũng là dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe của thai nhi. Vậy nên khi thai nhi có biểu hiện bất thường, dù là nhỏ nhất mẹ cũng cần phải lưu ý. Để đánh giá dấu hiệu khi có tim thai và nghe số nhịp trong giai đoạn này phải cần nhờ đến siêu âm thai.

Thai mấy tuần thì có dấu hiệu có tim thai?

Vậy chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi thai 6 tuần có tim thai chưa, đáp án là có. Thông thường, tim thai xuất hiện vào tuần 6, 7 của thai kỳ bình thường. Dấu hiệu có tim thai xuất hiện trễ hơn vào tuần 8 – tuần 10 ở những sản phụ kinh nguyệt không đều. Tim thai đánh dấu một cột mốc phát triển bình thường của thai nhi và giúp mẹ bầu an tâm phần nào.

Cùng với dấu hiệu có tim thai, có nhiều dấu hiệu khác cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường, an toàn trong bụng mẹ trong các tam cá nguyệt. Tam cá nguyệt là khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở, các mẹ sẽ phải trải qua 3 giai đoạn của thai kỳ: 

  • Giai đoạn 1: Tam cá nguyệt thứ 1 – 3 tháng đầu thai kỳ
  • Giai đoạn 2: Tam cá nguyệt thứ 2 – 3 tháng giữa thai kỳ
  • Giai đoạn 3: Tam cá nguyệt thứ 3 – 3 tháng cuối thai kỳ

Trong các giai đoạn tam cá nguyệt mẹ sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cũng như cảm nhận được những thay đổi của mẹ và con. Sự thay đổi nào cũng khiến mẹ bất ngờ và hạnh phúc. Và để nuôi dưỡng con phát triển toàn diện, khỏe mạnh, sinh con an toàn thuận lợi, trong suốt tam cá nguyệt mẹ hãy luôn theo dõi những thay đổi của cơ thể nhé:

  • Bụng mẹ lớn dần do thai tăng khoảng 5cm mỗi tháng. Trong 3 tháng đầu mẹ tăng 1 kg, 3 tháng giữa mẹ tăng 4 – 5 kg, trong 3 tháng cuối mẹ tăng 5 – 6 kg. Tổng tăng cân trong thai kỳ lý tưởng rơi vào khoảng 10-12 kg. Tăng cân quá nhiều hay quá ít khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe của em bé. Mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, ăn uống khoa học lành mạnh để con có thể phát triển toàn diện. 
  • Ốm nghén: Nghén là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, ở giai đoạn này mẹ có thể bị khó tiêu, ợ nóng buồn nôn, nôn thường xuyên do nồng độ hCG trong máu tăng nhanh. Nếu tình trạng ốm nghén quá nặng mẹ có thể đi khám để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất, tránh tình trạng mệt mỏi quá độc, không ăn uống được gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Thai máy: Vào tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi bắt đầu có những cử động đầu tiên mà mẹ tự nhận thấy được gọi là thai máy. Vào tuần thứ 20 trở đi, thai nhi có những cử động mạnh mẽ mẹ có thể cảm nhận rõ rệt, mặc dù trước đó thai nhi luôn cử động nhưng do còn quá nhỏ nên rất mẹ khó nhận biết. Số lần máy ngày càng thường xuyên, rõ rệt hơn khi tiến dần đến cuối thai kỳ. Nếu chú ý đến thai máy, mẹ có thể biết được phần nào sự phát triển bình thường của con đấy.
  • Ngực căng: Ngực to dần và căng, thỉnh thoảng cảm giác đau nhức là dấu hiệu bình thường khi mang thai do tuyến vú thay đổi. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ khi bạn mang thai cho đến lúc sinh con và cho con bú.
Thai mấy tuần thì có tim thai?

Xem thêm:

Các nguyên nhân không có dấu hiệu có tim thai dù thai đủ tháng

Chắc chắn, lần đầu tiên nghe, thấy dấu hiệu có tim thai là một mốc vô cùng quan trọng trong quá trình thai kỳ. Bởi đây là lần đầu tiên mẹ nghe thấy nhịp đập của con cũng như một mốc kiểm tra vấn đề sức khỏe, xem con có đang phát triển hay có gì bất thường không để có hướng giải quyết kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Nếu bác sĩ không phát hiện dấu hiệu có tim thai, họ sẽ đánh giá về các triệu chứng sảy thai khác có thể xảy ra. Nếu thai phụ không có triệu chứng nào khác, việc kiểm tra lại bằng siêu âm khác sau 7 đến 10 ngày là khuyến cáo phổ biến nhất.

Nếu dấu hiệu có tim thai chưa xuất hiện, mẹ cũng đừng lo lắng quá mà hãy chờ đợi thêm một thời gian nữa rồi đi siêu âm lại theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi có một vài trường hợp, dấu hiệu có tim thai chưa xuất hiện. Sau đây là một vài lý do có thể giải thích cho việc chưa xuất hiện dấu hiệu có tim thai trên siêu âm.

Do siêu âm quá sớm

Tuy từ tuần 6, 7 dấu hiệu có tim thai đã xuất hiện nhưng giai đoạn này không phải mẹ bầu nào cũng phát hiện được tim thai qua siêu âm. Lý do là thai còn quá nhỏ, tim thai nhỏ, tim thai nằm ở vị trí khó phát hiện nên mẹ đừng quá lo lắng và hãy tái khám lại sau 1 tuần.

Siêu âm trong khi mang thai có thể được thực hiện qua đường âm đạo hoặc trên bụng. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, siêu âm bụng tiêu chuẩn sẽ không giúp bác sĩ có cái nhìn rõ ràng về thai nhi. Thay vào đó, rất có thể họ sẽ thực hiện siêu âm qua âm đạo. Khi đó một đầu dò được đưa vào âm đạo của bạn để tiếp cận tốt hơn với tử cung của thai phụ. Siêu âm qua âm đạo chính xác hơn siêu âm bụng trong việc phát hiện dấu hiệu có tim thai ở thai nhi.

Tính toán sai tuổi thai

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, tuổi thai được tính theo kỳ kinh cuối nên có sự sai lệch tuổi thai nhất định. Ở những thai phụ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì khả năng cao thời điểm thụ tinh sẽ muộn hơn so với tuổi thai được tính. Nên mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy siêu âm lại ở tuần tiếp theo của thai kỳ. Tới lúc đó, dấu hiệu có tim thai sẽ rõ hơn, giúp mẹ an tâm về tình hình phát triển của con.

Do thiết bị siêu âm hoặc ống nghe

Cần phải có thiết bị siêu âm hiện đại và ống nghe tốt để phát hiện dấu hiệu có tim thai vì do nhịp tim của trẻ 6 tuần khó phát hiện. Thiết bị không đủ tốt sẽ rất khó nghe để tìm thấy dấu hiệu có tom thai của trẻ. Bên cạnh đó một số yếu tố chủ quan như hình thức siêu âm, kinh nghiệm của bác sĩ, môi trường bệnh viện,… cũng ảnh hưởng đến việc này.

Để chắc chắn hơn, mẹ có thể siêu âm ở nhiều địa chỉ khác nhau để có kết quả chính xác nhất. Đồng thời, việc thăm khám nhiều nơi cũng giúp mẹ có những trải nghiệm khác nhau, thêm được nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình mang thai của mình.

Thai bị rối loạn nhịp tim

Thai bị rối loạn nhịp tim có thể xảy ra vào một thời điểm nào đó trong suốt thai kỳ, nhưng không kéo dài. Trong giai đoạn thai còn nhỏ, nhịp tim thai còn chưa ổn định, khi xuất hiện rối loạn thì nhịp tim tăng, giảm hay dừng đột ngột khiến bác sĩ không tìm ra nhịp tim của thai. Rối loạn nhịp tim thai thường chỉ tạm thời và sẽ ngày càng ổn định khi thai lớn lên.

Do thai chậm tăng trưởng

Thai chậm tăng trưởng hoặc thai nhỏ hơn so với tuổi thai có thể gặp ở một số bà mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai. Mẹ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng hoặc sử dụng các loại thuốc bổ sung dưỡng chất theo hướng dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh cũng như giúp con phát triển toàn diện theo đúng tuổi thai, để con có dấu hiệu có tim thai sớm.

Sảy thai

Theo thống kê có đến 50% thai bị sảy, thai lưu (thai ngừng phát triển) trong tam cá nguyệt đầu. Trong số đó nhiều trường hợp sảy thai còn không được phát hiện do mẹ không biết mình mang thai. Nếu sau khi loại trừ các nguyên nhân trên, mẹ siêu âm lại nhiều lần tại những tuần tiếp theo mà vẫn không nghe dấu hiệu có tim thai kèm một số triệu chứng như sau thì rất có khả năng mẹ bầu cần theo dõi sảy thai:

  • Ra huyết âm đạo bất thường
  • Chấn thương, va đập khi mang thai
  • Mẹ mắc bệnh khi mang thai, đặc biệt là nhiễm trùng sinh dục từ rubella, toxoplasma,…
  • Mẹ bị stress kéo dài, làm việc trong môi trường độc hại, đang mắc các bệnh nguy hiểm cho thai như như tiểu đường, rối loạn đông máu, bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang, dị dạng tử cung,…
  • Mẹ sử dụng thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thường xuyên, sử dụng rượu, bia, chất kích thích.

Xem thêm:

Sảy thai hay thai lưu là một điều đáng tiếc mà không thai phụ nào mong muốn. Để thai nhi có sức khoẻ tốt, xuất hiện dấu hiệu có tim thai, thai phụ khỏe mạnh thì mẹ bầu hãy chú ý:

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống acid folic trước và trong thời gian mang thai theo chỉ định bởi axit folic có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
  • Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá
  • Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp trong thai kỳ
  • Không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Mẹ bầu cũng nên siêu âm tim thai đánh giá khuyết tật bẩm sinh nhất là khi gia đình có tiền sử bệnh tim, mẹ mắc bệnh hoặc có cảm nhận bất thường về tim thai…

Trong suốt quá trình tam cá nguyệt, mẹ sẽ đi từ bất ngờ, hạnh phúc này sang bất ngờ, hạnh phúc khác nhưng bên cạnh đó cũng không thể thiếu những lo lắng về sự phát triển của con. Dấu hiệu có tim thai là một trong số đó. Nếu không có dấu hiệu có tim thai, chúng ta không loại trừ khả năng thai đã ngừng phát triển. Chính vì vậy, mẹ bầu cần đi siêu âm để theo dõi sự phát triển cũng như phát hiện những dấu hiệu bất thường của con để có hướng giải quyết hiệu quả, kịp thời. 


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

  • Pildner von Steinburg S, Boulesteix AL, Lederer C, Grunow S, Schiermeier S, Hatzmann W, Schneider KT, Daumer M. What is the “normal” fetal heart rate? PeerJ. 2013 Jun 4;1:e82. doi: 10.7717/peerj.82. PMID: 23761161; PMCID: PMC3678114.
  • Krissi Danielsson. The Meaning of No Fetal Heartbeat on an Early Ultrasound. Verywellfamily. December 11, 2022. (Accessed on June 7th 2023)