Lịch khám thai định kỳ đầy đủ mẹ bầu cần ghi nhớ

Việc lên lịch khám thai là một câu chuyện tưởng chừng như hết sức đơn giản nhưng lại không kém phần quan trọng xuyên suốt trong cả thai kì của người phụ nữ. Thông qua bài viết sau của Doctor có sẵn, chúng tôi muốn gửi tới các bạn cái nhìn đúng, đầy đủ về một lịch khám thai cũng như những ích lợi mà việc khám thai mang lại cho bạn.

Lợi ích của việc khám thai định kỳ

Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn tình trạng sức khỏe của thai nhi như cân nặng, tư thế, sự phát triển,… Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt vận động, kiên cử phù hợp nhất cho mẹ bầu

Việc khám thai cần được thực hiện thường xuyên bởi tuy các kết quả xét nghiệm là rất chính xác, nhưng chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, để theo dõi và duy trì một thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ thì cần rất nhiều lần khám thai

lịch khám thai
Lợi ích của việc khám thai định kỳ

Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, những bà mẹ có ý thức lên lịch khám thai và đi khám đầy đủ thì sẽ có tỉ lệ rất cao đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, đứa trẻ sinh ra với các chỉ số chiều cao cân nặng tốt hơn, và đặc biệt là giảm tỉ lệ tử vong của thai nhi.

Vậy lịch khám thai định kỳ đầy đủ là như thế nào?

Có một lưu ý rằng lịch khám thai sẽ không hoàn toàn cố định, có thể thay đổi tùy vào sức khỏe và tình trạng của thai phụ. Hãy đến tái khám ngay khi có những triệu chứng bất thường như đau bụng, ra nước, ra máu,…

Ngay khi phát hiện mình có thai, hãy liên hệ với bác sĩ sản phụ khoa của bạn. Thông thường bạn sẽ được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn về chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh tránh thuốc lá, các thuốc có hại cho thai nhi, chế độ vệ sinh, được báo trước ngày tái khám, và lịch khám thai, lịch chích ngừa uốn ván; đồng thời bạn sẽ được cung cấp thông tin về những xét nghiệm mà sắp tới bản thân sẽ thực hiện về những nguy cơ, lợi ích và những giới hạn của những xét nghiệm này.

lịch khám thai
Vậy lịch khám thai định kỳ đầy đủ là như thế nào?

Lên lịch khám thai 3 tháng đầu (từ khi có thai đến 13 tuần 6 ngày)

Trong 3 tháng đầu sẽ chủ yếu sẽ gồm 2 lần khám. 

Lần đầu là từ sau khi trễ kinh khoảng 2-3 tuần. theo lịch khám thai được khuyên bởi bác sĩ của bạn. Bạn sẽ được siêu âm tổng quát, điều này gần như bắt buộc để xác định vị trí của thai nhi có đúng với tự nhiên hay không, xác định tuổi thai cùng các chỉ số chiều cao cân nặng. Bác sĩ sẽ khám âm đạo, đo bề cao tử cung, thực hiện một loạt các xét nghiệm máu về đường huyết, huyết áp, nhóm máu; xét nghiệm nước tiểu,..

Lần thứ 2 là vào khoảng lúc thai 11 -13 tuần 6 ngày. Mục đích của lần khám thứ 2 trong 3 tháng đầu là để đo độ mờ da gáy cho bé, giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh, sau đó có thể dược làm thêm double test, xét nghiệm máu để tầm soát các bệnh máu bẩm sinh như thalassaemia,…

Đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ với bác sĩ về những bệnh lý bẩm sinh, những bệnh lý trong gia đình của bản thân, về những lần mang thai trước nếu có và quan trọng nhất là những khó khan trong lần mang thai này

Trong 3 tháng đầu bạn sẽ được tiêm 2 mũi vaccine ngừa uốn ván, mỗi mũi thường cách nhau khoảng 1 tháng. Tuy nhiên cho từng trường hợp thì sẽ có lịch tiêm khác nhau.

Khám thai 3 tháng giữa (khoảng từ 15-28 tuần)

Thông thường trong khoảng 3 tháng giữa thì bạn nên tái khám mỗi tháng 1 lần ( ít nhất 3 lần khám)

Bạn sẽ tiếp tục được bác sĩ, nữ hộ sinh tư vấn về kết quả của siêu âm, xét nghiệm những tháng này. Đặc biệt chú ý đến kết quả nước tiểu, kiểm tra xem có đạm protein trong nước tiểu không, chỉ số huyết áp có cao không. Bên cạnh đó sẽ được bổ sung viên sắt nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn đang thiếu vi chất này.

3 tháng giữa vẫn sẽ là những kiểm tra về sự phát triển của bé (cân nặng, tim thai), tầm soát các bất thường của thai. Nếu bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường, vào khoảng tuần 24-28, bạn sẽ được thực hiện một nghiệm pháp dung nạp đường để kiểm tra đường huyết của mình. Siêu âm phải được thực hiện ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian này.

Khám thai 3 tháng cuối (khoảng 29 – 40 tuần)

Ngoài những xét nghiệm, kiểm tra như những lần khám trước, đây là một khoảng thời gian hết sức quan trọng bởi bạn đã gần tới ngày sinh rồi. Đây là lúc chuẩn bị cho cuộc sinh, về chăm sóc cho bé sau sinh,… Thai phụ sẽ được cung cấp các kiến thức về cho con bú, chăm sóc cho bé, bổ sung vitamin sau sinh, về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bản thân sau sinh. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn về cuộc sinh sắp tới liệu có suông sẻ, phương pháp sinh phù hợp cho tình trạng hiện tại của bạn.

Từ tuần 29- tuần 35 thì sẽ có khoảng 2 lần khám, nhưng kể từ tuần 36-40 thì bạn nên tái khám mỗi tuần 1 lần.

Tuy việc lên lịch khám thai và đi khám thoạt nhìn thì có vẻ nhiều lần phức tạp và tốn công sức, nhưng lại cực kì cần thiết. Trường hợp thai phụ nhà xa không có điều kiện thăm khám thường xuyên thì có thể khám 1 lần mỗi 3 tháng

lịch khám thai
Những móc thời gian khám thai mà mẹ bầu không nên bỏ qua

Các phòng khám thai tốt

  • Phòng khám Liên kết Docosan Phụ khoa khám và tư vấn chăm sóc thai kỳ hoàn toàn miễn phí. Áp dụng khi khám online và đặt lịch hẹn trên ứng dụng Docosan. Chương trình khám thai này được tài trợ bởi Docosan.

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã có cái nhìn sơ lược về lịch khám thai định kỳ. Tuy chưa quá chi tiết nhưng thông qua bài viết này, phần nào đó các bạn cũng đã hiểu hơn về lịch khám cũng như tầm quan trọng của việc khám thai đầy đủ. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về cách lên lịch khám thai định kì tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Xem thêm: Chi phí khám thai


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

  • Your antenatal appointments – NHS