Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Lựa Chọn Và Lưu Ý

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen bắt đầu giảm và có thể bắt đầu có các triệu chứng giống như mãn kinh, như bốc hỏa hoặc kinh nguyệt không đều. Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng và sống vui khỏe mỗi ngày? Hãy cùng Doccosan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tiền mãn kinh gây ảnh hưởng gì đến phụ nữ?

Tiền mãn kinh có thể bắt đầu sớm nhất là vào giữa những năm 30 tuổi hoặc muộn nhất là vào giữa những năm 50 tuổi. Trong quá trình này, buồng trứng của bạn bắt đầu sản xuất ít hormone hơn, khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường hoặc không đều. Đây là quá trình sinh lý tự nhiên, bình thường và đi kèm với các triệu chứng thay đổi về thể chất và cảm xúc. Những triệu chứng thay đổi về tâm sinh lý do các thay đổi của cơ thể có thể kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể bao gồm:

  • Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm.
  • Đau ngực.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Mệt mỏi.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Khô âm đạo hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Rỉ nước tiểu khi bạn ho hoặc hắt hơi.
  • Có nhu cầu đi tiểu gấp thường xuyên hơn.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Khó ngủ.
  • Các vấn đề về trí nhớ ngắn hạn.
  • Khó tập trung.
Bốc hỏa là một dấu hiệu điển hình của tiền mãn kinh
Bốc hỏa là một dấu hiệu điển hình của tiền mãn kinh

Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì?

Khi đến độ tuổi tiền mãn kinh hoặc có các triệu chứng nêu trên, các loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng này được các chị em đặc biệt quan tâm và tìm hiểu. Sau đây là một vài nhóm thuốc giúp hỗ trợ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liệu trình thích hợp đối với trường hợp của bạn.

Thuốc bổ sung canxi và vitamin D

Thiếu hụt estrogen là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Vì vậy, các chị em trong giai đoạn này nên dùng thuốc và các loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Cụ thể:

  • Liều khuyên dùng của canxi là 1000 – 1200 miligam và không vượt quá 2000mg mỗi ngày.
  • Đối với vitamin D, phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh nên bổ sung 15 – 20 microgram và không nên sử dụng quá liều vì có thể dẫn đến ngộ độc.
Ở giai đoạn phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì để bổ sung vitamin D và calci
Ở giai đoạn tiền mãn kinh phụ nữ dễ bị loãng xương nên cần bổ sung vitamin D và calci

Thuốc chống trầm cảm

Một số thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể làm giảm các cơn bốc hỏa mãn kinh. Nhóm thuốc chống trầm cảm để kiểm soát các cơn bốc hỏa có thể mang lại lợi ích cho những phụ nữ không thể dùng estrogen vì lý do sức khỏe hoặc ở những phụ nữ cần thuốc chống trầm cảm để cải thiện rối loạn tâm trạng.

Liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone hay liệu pháp estrogen có nhiều dạng như dạng viên, miếng dán da, dạng xịt, dạng gel hoặc dạng kem. Đây là lựa chọn điều trị hiệu quả nhất để làm giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, bác sĩ có thể đề nghị dùng estrogen ở liều thấp nhất để làm giảm các triệu chứng cho bạn. Estrogen cũng có thể giúp ngăn ngừa loãng xương do thiếu hụt hấp thu canxi ở giai đoạn này.

Liệu pháp bổ sung estrogen có rất nhiều dạng như dạng viên, miếng dán da, dạng xịt, dạng gel hoặc dạng kem
Liệu pháp bổ sung estrogen có rất nhiều dạng như dạng viên, miếng dán da, dạng xịt, dạng gel hoặc dạng kem

Thực phẩm bổ sung Phytoestrogen

Phytoestrogen là hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực vật và thực phẩm, chẳng hạn như sữa, hạt lanh, hoa bia và đậu nành. Những hợp chất này có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen và có tác dụng tương tự như estrogen. Bổ sung thực phẩm giàu phytoestrogen có thể cải thiện các triệu chứng do lượng estrogen thấp đặc biệt phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Một số thực phẩm giàu phytoestrogen là:

  • Đậu nành và sản phẩm từ đậu nành: đậu phụ, miso.
  • Hạt lanh là một trong những nguồn thực phẩm giàu phytoestrogen. Các loại hạt khác cũng chứa phytoestrogen với hàm lượng thấp hơn, như đậu phộng và hạt hướng dương.
  • Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch
  • Sản phẩm từ sữa cũng chứa phytoestrogen: sữa bò, sữa chua, bơ,…
  • Trái cây: táo, lựu, nho.
  • Rau, củ: tỏi, nghệ, cà rốt, cần tây, khoai tây, khoai lang, súp lơ xanh, cải bắp, rau bina (rau chân vịt), giá đỗ, cải xanh, các loại đậu,…
  • Một số loại thảo dược cũng chứa phytoestrogen: cỏ ba lá đỏ, hoa bia, trinh nữ hoàng cung.
Khi sử dụng các biện pháp bổ sung hormone cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng
Khi sử dụng các biện pháp bổ sung hormone cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng

Một số loại thuốc khác

Ngoài việc sử dụng những thuốc đã kể ở trên, trong giai đoạn tiền mãn kinh phụ nữ có thể bổ sung thêm một số thuốc khác như:

  • Đặt âm đạo estrogen: Estrogen có thể được đưa trực tiếp vào âm đạo bằng viên đặt âm đạo, vòng hoặc kem. Phương pháp này có thể giúp làm giảm tình trạng khô âm đạo, khó chịu khi giao hợp và một số triệu chứng tiết niệu.
  • Gabapentin: Thuốc gabapentin chủ yếu được dùng để điều trị chứng động kinh, nhưng cũng làm giảm các cơn bốc hỏa. Đây là giải pháp thay thế phù hợp cho những phụ nữ không thể sử dụng liệu pháp estrogen và những người bị bốc hỏa vào ban đêm.
  • Fezolinetant: Thuốc này là một lựa chọn không chứa hormone để điều trị bốc hỏa mãn kinh nhờ vào cơ chế ngăn chặn con đường điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở não.
  • Vitamin E: Viên uống Vitamin E thiên nhiên như Medicrafts là giải pháp hiệu quả giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh. Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do và bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương, từ đó giảm các triệu chứng như nóng bừng, đổ mồ hôi ban đêm và căng thẳng, thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Một số dạng thuốc khác cũng cần được bổ sung thêm trong giai đoạn tiền mãn kinh
Một số dạng thuốc khác cũng cần được bổ sung thêm trong giai đoạn tiền mãn kinh

Các lưu ý khi sử dụng thuốc

Mỗi người sẽ có những triệu chứng tiền mãn kinh khác nhau, vì vậy bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tham vấn từ bác sĩ. Việc tự ý bổ sung estrogen có thể dẫn làm tăng nguy cơ huyết khối, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư vú,… Ngoài ra, sử dụng estrogen quá liều khuyến cáo sẽ khiến rối loạn cơ chế tự sản sinh hormone này của cơ thể, khiến thiếu hụt estrogen trầm trọng hơn. Thực tế, những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra ở mức độ trung bình hoặc nhẹ và thường giảm dần theo thời gian. Nếu bạn gặp những triệu chứng trầm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, hãy đến các chuyên khoa sản phụ khoa uy tín để được hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào

Một số biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh

Những thay đổi về lối sống như ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ và tránh các loại thực phẩm hoặc hoạt động gây bốc hỏa cũng có thể giúp ích trong giai đoạn tiền mãn kinh. Ngoài ra một số biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh như là:

  • Tập ​​thể dục.
  • Ngủ nhiều hơn và cố gắng duy trì nhịp sinh học đều đặn.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay đồ uống có chứa caffeine.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tập thể dục giúp giảm bớt các triệu chứng của tiền mãn kinh
Tập thể dục giúp giảm bớt các triệu chứng của tiền mãn kinh

Xem thêm:

Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh giống như bạn bắt đầu chương mới của cuộc đời, đây có thể một là thách thức cả về mặt thể chất lẫn tinh thần đối với bạn. Các triệu chứng của bạn là bình thường và nếu chúng bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định những loại thuốc hay phương pháp điều trị hiệu quả giúp bạn vượt qua những thử thách trong giai đoạn này. Cùng chia sẻ bài viết này đến mọi người xung quanh nhé.

Tài liệu tham khảo:

1. Perimenopause

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/menopause/guide-perimenopause
  • Ngày tham khảo: 16/10/2024

2. Perimenopause

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/perimenopause/diagnosis-treatment/drc-20354671
  • Ngày tham khảo: 16/11/2024

Contact Me on Zalo