Mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu?

Tiểu đường thai kỳ là hội chứng rối loạn chuyển hoá phổ biến mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai. Do đó, mẹ cần phải tầm soát đái tháo đường định kỳ để phát hiện sớm, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Docosan tìm hiểu về đái tháo đường thai kỳ và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu để có kết quả chính xác nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (Gestational diabetes – GM) là tình trạng đái tháo đường phát triển trong giai đoạn mang thai do lượng đường trong máu tăng quá cao so với bình thường. Nguyên nhân xảy ra là do hormon từ nhau thai ức chế khả năng sử dụng và tổng hợp insulin trong cơ thể mẹ.

Thiếu insulin, lượng glucose trong máu không được kiểm soát dẫn đến nồng độ tăng cao, gây nên hội chứng đái tháo đường thai kỳ. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ đang gia tăng với khoảng 8 – 10% thai phụ mỗi năm.

Trên thế giới, trung bình có khoảng 14 – 17% phụ nữ mang thai mắc hội chứng này. Một số yếu tố có thể tăng khả năng mắc bệnh bao gồm: tuổi tác, chủng tộc, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế để tầm soát trước và trong thời kỳ mang thai.

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi

Thời điểm mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào tuần thứ 24 đến tuần 28. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tiến hành các xét nghiệm sàng lọc glucose để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh và điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp. Xét nghiệm tầm soát đường huyết có thể được chỉ định sớm hơn nếu mẹ bầu đo được lượng glucose cao trong nước tiểu trong các đợt khám thai định kỳ, hoặc mẹ bầu có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Phụ nữ mang thai có đầy đủ các yếu tố sau đây được phân loại nguy cơ đái tháo đường thai kỳ thấp và có thể không cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc:

  • Phụ nữ mang thai dưới 25 tuổi có cân nặng bình thường.
  • Mẹ bầu không có bất kỳ biến chứng nào trong lần mang thai trước đó.
  • Mẹ bầu không có bất kỳ người thân (cha mẹ, anh chị em ruột, con cái) mắc bệnh tiểu đường.
  • Mẹ bầu thuộc chủng tộc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp (người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha và người da đen).
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào tuần thứ 24 đến tuần 28
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào tuần thứ 24 đến tuần 28

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu? 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu là câu hỏi của nhiều mẹ bầu khi được chỉ định xét nghiệm này. Có hai cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu có thể lựa chọn:

Kiểm tra 2 bước 

Ở bước 1, mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc glucose bằng cách uống 75g glucose pha loãng trong 250 – 300 ml nước. Trước khi xét nghiệm, mẹ bầu không cần phải nhịn ăn hoặc thay đổi chế độ ăn uống của mình. Sau 1 giờ, mẹ bầu sẽ được lấy máu để kiểm tra nồng độ đường huyết.

Phụ nữ mang thai được kết luận không mắc đái tháo đường thai kỳ nếu lượng đường trong máu dưới 140 mg/dL sau 1 giờ thực hiện xét nghiệm. Nếu kết quả nồng độ glucose trong máu vượt ngưỡng bình thường (trên 140 mg/dL), mẹ bầu sẽ phải thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ. Đối với nghiệm pháp này, mẹ bầu không được ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong vòng 8 – 14 giờ trước và trong quá trình xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ cho mẹ bầu uống 100 gam glucose pha loãng trong 250 – 300 ml nước. Mẹ bầu sẽ được lấy máu trước khi uống glucose và 3 lần sau khi thực hiện nghiệm pháp, mỗi lần lấy máu cách nhau 60 phút. Kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose được coi là bình thường khi chỉ số đường huyết nằm trong khoảng giá trị sau:

  • Lúc đói: dưới 95 mg/dL (5,3 mmol/L).
  • 1 giờ sau nghiệm pháp glucose: dưới 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
  • 2 giờ sau nghiệm pháp glucose: dưới 155 mg/dL (8,6 mmol/L).
  • 3 giờ sau nghiệm pháp glucose: dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L).
Ở kiểm tra 2 bước, mẹ bầu sẽ được đo đường huyết 2 lần
Ở kiểm tra 2 bước, mẹ bầu sẽ được đo đường huyết 2 lần

Kiểm tra 1 bước 

Ở bài kiểm tra này, mẹ bầu không được ăn hoặc uống trong vòng 8 – 14 giờ trước và trong khi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu uống 75 g glucose pha loãng trong 250 – 300 ml nước. Bác sĩ sẽ lấy máu trước khi uống glucose và 2 lần sau khi thực hiện nghiệm pháp, mỗi lần lấy máu cách nhau 60 phút. Mẹ bầu được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ nếu kết quả xét nghiệm glucose nằm trong các trường hợp dưới đây:

  • Nhịn ăn: Lớn hơn hoặc bằng 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • 1 giờ sau nghiệm pháp: Lớn hơn hoặc bằng 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
  • 2 giờ sau nghiệm pháp: Lớn hơn hoặc bằng 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Nếu chỉ có một trong ba kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ bầu thay đổi chế độ dinh dưỡng và xét nghiệm lại sau khi đã thay đổi chế độ ăn. Nếu kết quả xét nghiệm vẫn không cải thiện, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ.

Mẹ bầu không được ăn hoặc uống trong vòng 8 - 14 giờ trước và trong khi xét nghiệm kiểm tra 1 bước
Mẹ bầu không được ăn hoặc uống trong vòng 8 – 14 giờ trước và trong khi xét nghiệm kiểm tra 1 bước

Chú ý những triệu chứng cảnh báo tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ mang thai đều không biểu hiện triệu chứng đái tháo đường thai kỳ rõ rệt. Đó là lý do các mẹ bầu phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ để kiểm tra nồng độ đường huyết. Tuy nhiên, một số thai phụ có thể nhận thấy các triệu chứng bất thường điển hình của bệnh tiểu đường như:

  • Thường xuyên cảm thấy khát: Mẹ bầu uống nhiều nước hơn bình thường, thậm chí một số thai phụ cảm thấy rất khát dù không ăn thức ăn mặn, thời tiết mát mẻ và không vận động nhiều.
  • Cảm thấy mệt mỏi: Thai phụ cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, ngay cả sau khi ngủ dậy.
  • Khô miệng: Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu muốn uống nhiều nước hơn.

Những triệu chứng trên khá phổ biến với mọi phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ bầu có thể chủ quan mà bỏ qua các triệu chứng cảnh báo tiểu đường kể trên. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tất cả phụ nữ mang thai đều nên khám sàng lọc tiểu đường thai kỳ, bất kể có hoặc không có triệu chứng.

Mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ sản khoa nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường. Nếu bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần thường xuyên đến khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi nồng độ đường huyết một cách chặt chẽ. Một số mẹ bầu sẽ được chỉ định chế độ ăn kiêng và tập thể dục nghiêm ngặt, đồng thời theo dõi lượng đường trong máu hoặc dùng thuốc để kiểm soát tốt nồng độ đường huyết, tránh nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.  

Mẹ bầu cần thường xuyên đến khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi nồng độ đường huyết một cách chặt chẽ
Mẹ bầu cần thường xuyên đến khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi nồng độ đường huyết một cách chặt chẽ

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng Diavit để hỗ trợ kiểm soát tiểu đường thai kỳ, nhằm duy trì sức khỏe cả mẹ và bé. Diavit là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được thiết kế đặc biệt cho người mắc tiểu đường, với công thức tiên tiến giúp quản lý và điều hòa đường huyết hiệu quả. Sản phẩm này cung cấp 7 loại vitamin và 3 loại khoáng chất quan trọng, giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trong thời kỳ mang thai, đồng thời hỗ trợ duy trì hoạt động tối ưu của các hệ thống trong cơ thể, từ hệ miễn dịch đến hệ thần kinh.

Ngoài việc hỗ trợ điều hòa đường huyết, Diavit còn giúp ngăn ngừa các biến chứng phổ biến của tiểu đường như mệt mỏi, bệnh thần kinh ngoại biên và các vấn đề về tim mạch. Đặc biệt, trong trường hợp cơ thể mẹ bầu thiếu hụt các vitamin và khoáng chất do nhu cầu tăng cao trong thai kỳ, Diavit sẽ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, giúp cải thiện chỉ số đường huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể cho cả mẹ và thai nhi.

Cơ sở y tế uy tín để thăm khám và xét nghiệm 

Mẹ bầu nên đi thăm khám thường xuyên và có thể tầm soát tiểu đường thai kỳ tại các cơ sở y tế uy tín dưới đây:

  • Tại TP.HCM: Bệnh Viện Từ Dũ, bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản 315, bệnh viện Phụ sản MêKông,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai,…

Xem thêm:

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về đái tháo đường thai kỳ và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu. Hy vọng thông tin trong bài sẽ giúp ích cho các mẹ bầu trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân cùng biết nhé. 

Link tham khảo:

1. Gestational Diabetes.

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9012-gestational-diabetes.
  • Ngày tham khảo: 25/10/2024.

2. Glucose screening tests during pregnancy. 

  • Link tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/007562.html.
  • Ngày tham khảo: 25/10/2024.

3. What Are the Symptoms of Gestational Diabetes?. 

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/baby/symptoms-of-gestational-diabetes.
  • Ngày tham khảo: 25/10/2024.

Contact Me on Zalo