Cao huyết áp thường được xem là một “kẻ giết người thầm lặng”, là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn thế giới. Theo thống kê của WHO, có khoảng 1,28 tỷ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp, trong đó tới gần 1 nửa không biết mình mắc bệnh. Liệu việc khám và điều trị sớm cao huyết áp quan trọng thế nào? Hay bạn đang băn khoăn “Cao huyết áp khám ở đâu tốt nhất?”. Bài viết này Docosan sẽ cung cấp danh sách các bệnh viện, phòng khám uy tín tại TPHCM, cùng những thông tin cần thiết trước khi đi khám.
Tóm tắt nội dung
- 1 Cao huyết áp là gì? Tại sao cần khám huyết áp cao định kỳ?
- 2 Cao huyết áp khám ở đâu tốt tại TPHCM?
- 3 Những điều cần biết trước khi đi khám huyết áp cao.
- 4 Quy trình khám huyết áp cao thường diễn ra như thế nào?
- 5 Lời khuyên về dinh dưỡng và lối sống cho người có huyết áp cao
- 6 Một số câu hỏi liên quan
- 6.1 Khám cao huyết áp có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?
- 6.2 Tôi đang dùng thuốc cao huyết áp, khi nào cần tái khám?
- 6.3 Cao huyết áp có chữa khỏi được không?
- 6.4 Bị cao huyết áp nên ăn gì và kiêng gì?
- 6.5 Cao huyết áp có di truyền không?
- 6.6 Huyết áp cao có triệu chứng gì?
- 6.7 Khi nào cần đi cấp cứu vì cao huyết áp?
- 6.8 Đo huyết áp tại nhà như thế nào cho đúng?
Cao huyết áp là gì? Tại sao cần khám huyết áp cao định kỳ?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch, khi áp lực này quá lớn (vượt ngưỡng quy định của các tổ chức y tế) thì được coi là cao huyết áp.
Huyết áp bao gồm 2 trị số: huyết áp tâm thu (áp lực dòng máu khi tim co bóp tống máu đi đến các cơ quan) và huyết áp tâm trương (áp lực dòng máu khi tim giãn ra). Định nghĩa về cao huyết áp có thể thay đổi tùy vào quốc gia và khu vực, tuy nhiên ngưỡng thường được sử dụng để chẩn đoán cao huyết áp là:
- Huyết áp tâm thu (chỉ số trên): ≥140 mmHg.
- Huyết áp tâm trương (chỉ số dưới): ≥ 90 mmHg.
Cao huyết áp thường diễn ra âm thầm nhưng lại cực kỳ nguy hiểm nếu không được kiểm soát. Dấu hiệu của tình trạng này thường không rõ ràng, đôi khi chỉ là chóng mặt, đau đầu thoáng qua. Bệnh có thể do di truyền, căng thẳng kéo dài, ăn mặn, thừa cân,… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cao huyết áp có thể dẫn đến suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Khám sức khỏe định kỳ là cách dễ dàng nhất giúp phát hiện sớm bệnh cao huyết áp ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ rệt. Việc theo dõi thường xuyên giúp bác sĩ đánh giá mức độ nguy cơ, đưa ra hướng điều trị phù hợp và tư vấn lối sống lành mạnh. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài.
Nếu bạn đang băn khoăn “Cao huyết áp khám ở đâu“, Phòng Khám Thuận Mỹ Sài Gòn luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình sống khỏe. Đặt lịch khám dễ dàng tại đây!
Cao huyết áp khám ở đâu tốt tại TPHCM?
Phòng Khám Thuận Mỹ Sài Gòn là một cơ sở y tế tư nhân thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. Với phương châm đem đến dịch vụ “Chăm sóc sức khỏe chất lượng với chi phí hợp lý”, phòng khám chủ yếu tập trung vào các dịch vụ thiết yếu với những gói khám và chương trình khuyến mãi định kỳ, nhằm định hình một lối sống hướng đến sức khỏe, ưu tiên tầm soát và điều trị toàn diện cho từng bệnh nhân. Nếu bạn đang cân nhắc “Cao huyết áp khám ở đâu tiện lợi và chất lượng”, đây là một lựa chọn đáng xem xét.
Phòng khám Thuận Mỹ Sài Gòn

Phòng Khám Thuận Mỹ Sài Gòn là một cơ sở y tế tư nhân thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. Với phương châm đem đến dịch vụ “Chăm sóc sức khỏe chất lượng với chi phí hợp lý”, phòng khám chủ yếu tập trung vào các dịch vụ thiết yếu với những gói khám và chương trình khuyến mãi định kỳ, nhằm định hình một lối sống hướng đến sức khỏe, ưu tiên tầm soát và điều trị toàn diện cho từng bệnh nhân.
- Địa chỉ: 4A Hoàng Việt, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 1900 633449
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – CN, mở cửa 24 giờ.
Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện đa khoa trung ương hàng đầu tại Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Với hơn 100 năm lịch sử, bệnh viện không ngừng mở rộng quy mô, xây dựng thêm các khoa phòng mới và đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, trở thành nơi tiếp nhận và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày từ khắp các tỉnh thành phía Nam.
Trung tâm Tim mạch của bệnh viện được thành lập gồm ba khoa: Hồi sức Phẫu thuật tim, Nội Tim mạch và Tim mạch Can thiệp, với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành. Bệnh viện cũng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu y học và hợp tác quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đây là một địa chỉ tin cậy nếu bạn đang tìm kiếm “Cao huyết áp khám ở đâu với chuyên môn cao”.
- Địa chỉ: 201B Đ. Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7, mở cửa từ 7:00 – 11:00 (sáng) và 13:00 – 16:00 (chiều).
Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bệnh viện Nhân dân Gia Định là một trong những bệnh viện đa khoa loại I tuyến cuối tại TPHCM, trực thuộc Sở Y tế thành phố. Bệnh viện cung cấp đầy đủ các chuyên khoa lớn, trong đó có chuyên khoa tim mạch, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đa dạng của người dân.
Chuyên khoa tim mạch của bệnh viện bao gồm các khoa Nội Tim Mạch, Tim Mạch Can Thiệp, Hồi Sức Tim Mạch và Phẫu Thuật Tim, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Bệnh viện được trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
- Địa chỉ: 1 Đ. Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – CN, mở cửa 24 giờ.
Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM là một trong những cơ sở y tế đa khoa hàng đầu tại Việt Nam, nổi bật với Trung tâm Tim mạch quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành. Các bác sĩ tại đây không chỉ có chuyên môn cao mà còn tận tâm tư vấn, điều trị theo từng bệnh lý, mang đến sự yên tâm cho người bệnh.
Trung tâm Tim mạch của bệnh viện được trang bị hiện đại, với các chuyên khoa sâu như Nội tim mạch, Phẫu thuật tim mạch, Can thiệp tim mạch và Nhịp tim học. Nhờ đó, bệnh viện có khả năng chẩn đoán và điều trị toàn diện các bệnh lý tim mạch, là một địa chỉ khám chữa bệnh tim mạch chất lượng cao vô cùng uy tín.
- Địa chỉ: 215 Đ. Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7, mở cửa từ 6:30 – 11:30 (sáng) và 13:00 – 16:30 (chiều).
Phòng khám Tim mạch OCA – Q. Bình Thạnh

Phòng khám Tim mạch OCA là một phòng khám ngoài giờ do bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Xuân Hậu – hiện là BS Nội Tim Mạch, Bệnh viện Ung bướu TPHCM – thành lập. BS Hậu là một người thầy thuốc hết lòng vì bệnh nhân, luôn khám chữa bệnh với phương châm “Chăm Sóc Tận Tâm” sức khỏe khách hàng.
Đến nay, phòng khám đã trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho chẩn đoán và điều trị như: máy siêu âm tim, đo điện tâm đồ, máy đo huyết áp di động liên tục 24h, máy đo điện tim liên tục 24-48h. Kết hợp với chuyên môn về điều trị các bệnh lý tim mạch như suy tim, huyết khối tĩnh mạch, biến chứng tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim do quá trình hóa trị, xạ trị,… đây sẽ là một địa chỉ lý tưởng cho mọi bệnh nhân.
- Địa chỉ: 336A Đ. Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Healthcare – Q.10

Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Healthcare là điểm đến tin cậy cho nhiều người dân TPHCM khi cần chăm sóc sức khỏe. Với đội ngũ bác sĩ tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm – đặc biệt trong lĩnh vực tim mạch – phòng khám không chỉ chữa bệnh mà còn đồng hành như một người thân trong hành trình bảo vệ sức khỏe. Các thiết bị chẩn đoán, siêu âm, đo điện tim… đều được đầu tư hiện đại, giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.
Phòng khám có vị trí thuận tiện, dễ tìm, không gian sạch sẽ, dịch vụ nhanh chóng và nhân viên nhiệt tình, là những điểm cộng khiến nhiều bệnh nhân tin tưởng quay lại. Nếu bạn đang băn khoăn về tim mạch hay cần kiểm tra sức khỏe tổng quát, đây là địa chỉ đáng cân nhắc khi tìm “Cao huyết áp khám ở đâu có dịch vụ tốt”.
- Địa chỉ: 45 đường. Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: từ 7:00 – 11:30 (sáng) và 13:00 – 18:00 (chiều). Chủ nhật: từ 7:00 – 11:30 (sáng) và 13:00 – 14:30 (chiều).
Phòng khám Đa khoa Olympus Gia Mỹ – Q. Bình Thạnh

Phòng khám Đa khoa Olympus Gia Mỹ quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, tận tâm và luôn cập nhật kiến thức y khoa mới nhất. Các chuyên khoa tại đây bao gồm Nội, Ngoại, Sản Phụ khoa, Nhi, Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Mắt, cùng các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như X-quang, siêu âm, nội soi tiêu hóa, nội soi tai mũi họng. Trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại, hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị.
- Địa chỉ: 33 Đ. Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
- Thời gian làm việc: Thứ hai – Thứ bảy: 06h00- 19h00; Chủ nhật: 06h00-12h00.
Những điều cần biết trước khi đi khám huyết áp cao.
- Chuẩn bị tinh thần thoải mái: Căng thẳng có thể làm thay tăng trị số huyết áp dẫn đến chẩn đoán sai lầm, do đó hãy giữ tâm trạng thư giãn trước khi đến khám để có kết quả chính xác hơn.
- Mang theo kết quả xét nghiệm cũ và thuốc đang sử dụng: Hãy luôn mang theo hồ sơ khám bệnh cũ (bao gồm các xét nghiệm và toa thuốc), điều này sẽ giúp ích cho bác sĩ rất nhiều trong việc điều tra tiền sử bệnh và đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp với những bệnh lý khác và tránh tác dụng phụ khi điều trị.
- Tránh dùng chất kích thích trước khi khám: Một số chất kích thích như thuốc lá, trà và cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Do đó hãy đảm bảo không sử dụng các chất này trước khi bạn khám sức khỏe để việc chẩn đoán được chính xác.
- Mặc quần áo thoải mái: Chọn trang phục dễ chịu để bạn có thể cảm thấy thoải mái khi đo huyết áp và giúp quá trình khám diễn ra thuận lợi.
- Đến đúng giờ hẹn: Để không làm gián đoạn lịch trình của bác sĩ và có đủ thời gian cho các xét nghiệm, hãy đến đúng giờ hẹn để quá trình khám được diễn ra suôn sẻ.
Quy trình khám huyết áp cao thường diễn ra như thế nào?

Quy trình khám huyết áp cao thường diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Đo huyết áp: Nhân viên y tế sẽ tiến hành đo huyết áp để đánh giá tình trạng của bạn. Các phương pháp đo huyết áp phổ biến bao gồm:
- Đo huyết áp tay: Đây là phương pháp đo phổ biến, sử dụng máy đo huyết áp với vòng bít tay để xác định mức huyết áp tại phần trên cánh tay (ngang với mức tim).
- Đo huyết áp 24 giờ: Đeo máy đo huyết áp trong suốt 24 giờ, sau đó bác sĩ sẽ phân tích để theo dõi sự thay đổi huyết áp theo thời gian và trong các hoạt động khác nhau của bạn. Phương pháp này được chỉ định cho một số đối tượng đặc biệt.
- Đo huyết áp động mạch tay: Phương pháp này thường được sử dụng trong những tình huống đặc biệt khi huyết áp không ổn định hoặc khi cần kết quả chính xác hơn. Đây là một phương pháp xâm lấn, yêu cầu kỹ thuật viên có tay nghề cao và thường được thực hiện trong môi trường bệnh viện.
- Đo huyết áp động mạch ngoài da: Phương pháp này được sử dụng khi huyết áp đo ở cánh tay không thể lấy chính xác, chẳng hạn trong trường hợp có tổn thương hoặc sự thay đổi mạch máu tại khu vực cánh tay. Đo huyết áp động mạch ngoài da giúp cung cấp thông tin về tình trạng lưu thông máu và sức khỏe mạch máu ở các vùng khác của cơ thể.
Bước 2: Hỏi tiền sử bệnh và khám lâm sàng:
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các yếu tố tiền sử bệnh lý, các triệu chứng bạn gặp phải và gia đình có ai mắc bệnh huyết áp cao hay không. Khám lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến huyết áp cao.
Bước 3: Xét nghiệm: Các xét nghiệm phổ biến được chỉ định bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá mức cholesterol, đường huyết, chức năng thận và các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến bệnh tim mạch.
- Xét nghiệm nước tiểu: Được thực hiện để kiểm tra chức năng thận và phát hiện các dấu hiệu tổn thương do huyết áp cao gây ra.
- Điện tâm đồ (ECG): Đo hoạt động điện của tim, giúp bác sĩ phát hiện các bất thường như nhịp tim không đều, có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch.
- Siêu âm tim: Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc và chức năng của tim, phát hiện tổn thương do huyết áp cao gây ra cho tim và các mạch máu.
Quá trình hoàn thành đầy đủ xét nghiệm và trả kết quả thường diễn ra trong 3 – 4 tiếng.
Bước 4: Tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị.
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin từ các xét nghiệm và kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về tình trạng huyết áp và các phương pháp điều trị phù hợp. Phác đồ điều trị có thể bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, sử dụng thuốc điều trị huyết áp, và theo dõi thường xuyên để kiểm soát huyết áp ổn định.
Lời khuyên về dinh dưỡng và lối sống cho người có huyết áp cao

Một trong những yếu tố chính góp phần gây huyết áp cao là lối sống không lành mạnh. Do đó, việc điều chỉnh dinh dưỡng và lối sống và biện pháp điều trị đầu tiên được bác sĩ khuyến cáo cho mọi bệnh nhân. Những lời khuyên đã được chứng minh với nhiều bằng chứng khoa học bao gồm:
- Dinh dưỡng lành mạnh: Tuân theo chế độ ăn uống như DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) hoặc chế độ ăn Địa Trung Hải, tập trung vào rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và giảm muối. Chế độ ăn này giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần, chẳng hạn như đi bộ nhanh hoặc đạp xe. Hoạt động thể chất giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Hãy cố gắng giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì. Việc giảm 5–10% trọng lượng cơ thể có thể giúp hạ huyết áp đáng kể và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
- Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng huyết áp và tổn thương mạch máu. Ngừng hút thuốc là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Hạn chế rượu bia: Theo các hướng dẫn quốc tế khuyến nghị giới hạn lượng rượu tối đa 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới.
Một số câu hỏi liên quan
Khám cao huyết áp có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?
Cao huyết áp khám ở đâu có được hưởng bảo hiểm y tế không? Câu trả lời là Có, nếu bạn khám đúng tuyến, tại cơ sở y tế có hợp đồng với BHYT, và sử dụng thuốc nằm trong danh mục được BHYT chi trả. Đừng quên mang theo thẻ BHYT để quá trình khám được thuận tiện. Hiện nay Phòng Khám Thuận Mỹ Sài Gòn đã hợp tác với bảo hiểm y tế, vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết về quyền lợi BHYT và đặt lịch khám trước, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh phải xếp hàng chờ đợi.
Tôi đang dùng thuốc cao huyết áp, khi nào cần tái khám?
Hãy tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc đặt lịch tái khám sớm hơn khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Cao huyết áp có chữa khỏi được không?
Hầu hết các trường hợp cao huyết áp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng sự kết hợp giữa thuốc điều trị và thay đổi lối sống. Quan trọng là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và kiểm tra huyết áp định kỳ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bị cao huyết áp nên ăn gì và kiêng gì?
Nên ăn nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh ăn quá nhiều đồ ăn mặn (cố gắng hạn chế ăn dưới 2 gam mỗi ngày) hay các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa/ chất béo chuyển hóa, kiêng rượu bia và thuốc lá.
Cao huyết áp có di truyền không?
Cao huyết áp có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình bạn có người bị cao huyết áp, thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn. Tuy nhiên, ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố khác như chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, căng thẳng, và thói quen sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển bệnh.
Huyết áp cao có triệu chứng gì?
Hầu hết những người bị cao huyết áp không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Huyết áp rất cao có thể gây ra đau đầu, mờ mắt, đau ngực và các triệu chứng khác. Chủ động khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để biết bạn có bị huyết áp cao hay không. Nếu cao huyết áp không được điều trị, nó có thể gây ra các tình trạng sức khỏe khác như bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ.
Khi nào cần đi cấp cứu vì cao huyết áp?
Khi huyết áp tăng đột ngột vượt mức 180/120 mmHg và kèm theo các triệu chứng như đau ngực dữ dội, khó thở, yếu hoặc liệt nửa người, nói khó,… nên đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Đo huyết áp tại nhà như thế nào cho đúng?
Bạn có thể dễ dàng sử dụng các máy đo huyết áp tự động chất lượng để tránh sai lệch. Khi đo, hãy ngồi nghỉ ngơi 5 phút trong không gian yên tĩnh, tựa lưng vào ghế và đặt cánh tay lên bàn. Nên thực hiện hai lần đo cách nhau 1–2 phút và lấy giá trị trung bình. Bác sĩ khuyến khích đo sáng và tối mỗi ngày, ghi lại các giá trị này để bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá trong lần tái khám.
Trên đây là thông tin nhanh về cao huyết áp và các địa chỉ khám bệnh uy tín tại TPHCM. Bằng cách theo dõi và duy trì huyết áp trong phạm vi an toàn, bạn có thể bảo vệ sức khỏe lâu dài. Hãy luôn nhớ thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào và nhận được sự chăm sóc kịp thời.
Xem thêm:
- Hướng dẫn điều trị và xử lý khi tăng huyết áp
- Một số triệu chứng cao huyết áp bạn không nên bỏ qua
- Huyết áp cao và các bệnh mạn tính bạn cần phải quan tâm
- Chế độ ăn cho người cao huyết áp an toàn và hiệu quả
Nguồn tham khảo:
1. Hypertension
- Link tham khảo: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension
- Ngày tham khảo: 03/05/2025
2. High Blood Pressure (Hypertension)
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4314-hypertension-high-blood-pressure
- Ngày tham khảo: 03/05/2025