Các giai đoạn sùi mào gà và triệu chứng giúp bạn nhận biết

Nhận biết các giai đoạn sùi mào gà khác nhau giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về các triệu chứng của bệnh theo từng giai đoạn. Hãy cùng Docosan tìm hiểu các giai đoạn của sùi mào gà trong bài viết dưới đây nhé!

Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà là một bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây qua đường tình dục, mức độ phổ biến của bệnh khá cao. Bệnh do virus HPV – Human Papilomavirus gây ra, biểu hiện bằng những nốt sùi mềm tại vị trí bộ phận sinh dục kèm theo các triệu chứng có thể gây khó chịu cho người bệnh như đau đớn, ngứa ngáy.

Ở giai đoạn sùi mào gà mới hình thành, các nốt sùi thường có kích thước nhỏ, nhạt màu. Hình dáng của các nốt giống như mào gà hay hình súp lơ, mịn hoặc hơi gồ ghề. Bên cạnh đó, một số sang thương khác có thể xuất hiện như mụn cóc hoặc mụn cơm. Bệnh còn có thể gây viêm nhiễm ở các cơ quan sinh dục, hậu môn, mắt, miệng,…

Một số đặc điểm của chủng virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở người:

  • Chủng gây bệnh thường gặp là HPV-16 và HPV-18, đây cũng là chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư họng miệng…
  • Chủng HPV-6 và HPV-11 là nhóm lành tính tuy nhiên có thể gây sùi mào gà khổng lồ hiếm gặp và ung thư biểu mô tế bào vảy dạng nhú.

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân dẫn đến bệnh bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình hay không nắm được tình trạng sức khỏe tình dục của bạn tình
  • Nhiễm các bệnh có đường truyền qua quan hệ tình dục khác
  • Quan hệ tình dục sớm
  • Suy giảm miễn dịch mắc phải hay do thuốc
  • Hút thuốc lá
  • Người có mẹ bị nhiễm virus HPV

Các giai đoạn sùi mùi gà

Giai đoạn sùi mào gà ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn đầu tiên được tính từ khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, có thể xuất hiện một số nốt sùi đầu tiên. Thời gian ủ bệnh có thể khác nhau ở mỗi người, có thể là 2 tháng nhưng cũng có thể kéo dài đến 9 tháng. Giai đoạn sùi mào gà ủ bệnh bệnh trong cơ thể thường gặp là khoảng 3 tháng. Giai đoạn này cũng khó phát hiện do chưa diễn tiến thành bệnh.

Giai đoạn sùi mào gà khởi phát

Đây là giai đoạn đầu của bệnh biểu hiện bởi các triệu chứng như:

  • Mụn cơm, mụn cám, ngứa ngáy đi kèm, đặc biệt là không gây đau rát
  • Tiểu khó, tiểu đau rát, có thể tiểu máu nhưng ít gặp. Đại tiện, đi tiêu phân máu có thể gặp trong các trường hợp có sùi mào gà tại hậu môn.
  • U nhú mọc rải hoặc thành cụm nhỏ, màu sắc có thể là màu đỏ, hồng nhạt hoặc xám tùy vào đặc điểm diễn tiến của nốt sùi.
  • Với nữ giới nốt sùi có thể xuất hiện bên trong âm đạo hoặc ở mép, ở hậu môn, niệu đạo, một số trường hợp ghi nhận có nốt sùi ở cổ tử cung.
  • Nam giới xuất hiện các nốt sùi ở dương vật, bao quy đầu, bìu, niệu đạo, hậu môn.
  • Các nốt sùi còn có thể xuất hiện ở miệng, mắt, tay, chân.

Giai đoạn sùi mào gà phát triển

Giai đoạn bệnh chuyển nặng và có nguy cơ bùng phát, triệu chứng rõ nét với nhiều nốt sùi kích thước to. U nhú phát triển nhanh chóng, nốt sùi tăng dần về kích thước và có hình dạng giống chiếc sùi mào gà hoặc chiếc súp lơ. Nốt sùi nếu vị va đập hoặc va chạm mạnh có hể vỡ ra, chảy máu, chảy mủ.

Các nốt sùi mọc nhiều có thể phát triển thành những cụm lởm chởm. Kích thước của các nốt sùi phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội kèm cảm giác đại tiện khó khăn. Vết thương có thể bị nứt vỡ và mất nhiều thời gian để lành. Nốt sùi có mùi hôi hám là dấu hiệu để nhận biết giai đoạn phát triển của bệnh.

Giai đoạn sùi mào gà có biến chứng

Đây là giai đoạn nguy hiểm tiềm tàng có thể xem là sùi mào gà giai đoạn cuối, nguy cơ bội nhiễm, viêm loét chồng lấp gây các hiện tượng chảy máu, rỉ máu, chảy mủ hôi. Triệu chứng khác thường gặp trong giai đoạn này là ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, viêm nhiễm. Cơ quan sinh dục có nguy cơ viêm nhiễm cao trong giai đoạn này gây viêm quy đầu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.

Giai đoạn sùi mào gà tái phát

Bệnh tái phát nếu người bệnh tiếp tục duy trì hay lặp lại những nguyên nhân gây bệnh như quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh còn có thể tái phát trên bệnh nhân mắc sùi mào gà nhưng chưa được điều trị triệt đẻ hoàn toàn, có đề kháng yếu. Lưu ý bệnh khi tái phát sẽ diễn tiến nặng hơn trong giai đoạn bệnh lúc đầu.

Cần làm gì để phòng ngừa sùi mào gà?

Các biện pháp phòng ngừa sùi mào gà bao gồm:

  • Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như bao cao su
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ đặc biệt là các xét nghiệm bệnh lý lây truyền qua đường tình dục ở người đã có quan hệ tình dục
  • Điều trị các bệnh tình dục đang mắc nếu có
  • Trao đổi về sức khỏe, tình hình của bạn tình
  • Chung thủy chế độ một vợ một chồng
  • Tiêm vaccine HPV để chủ động bảo vệ sức khỏe, hiện đã có vaccine phòng ngừa HPV do đó bạn cần tiêm ngừa vaccine ngừa HPV càng sớm càng tốt. Đặc biệt là trước khi xảy ra quan hệ tình dục hoặc trước khi có ý định mang thai.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Các giai đoạn sùi mào gà và triệu chứng giúp bạn nhận biết”. Hy vọng qua bài viết này quý bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về các giai đoạn sùi mào gà và triệu chứng trong từng giai đoạn để đối chiếu, kiểm tra khi mắc bệnh. Việc phòng ngừa sùi mào gà là cần thiết để giúp bản thân được bảo vệ trước các chủng virus HPV gây bệnh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: CDC

Có thể bạn quan tâm