6 dấu hiệu bệnh sán mèo lây sang người mà bạn cần biết

Bệnh sán mèo là một căn bệnh truyền nhiễm từ vật nuôi sang cơ thể con người do giun sán ký sinh gây ra. Ngày nay do sự tiếp xúc gần của con người và mèo nuôi càng nhiều nên bệnh có thể phổ biến hơn. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu dấu hiệu của bệnh sán mèo trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh sán mèo là gì?

Mèo là thú cưng của rất nhiều gia đình. Đối với nhiều người, nó không chỉ là con vật mà còn là một người bạn, người thân nên việc tiếp xúc thân thiết như ôm, hôn, ngủ chung…là điều thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, mèo cũng có thể là nguồn lây nhiễm của nhiều căn bệnh trong đó có sán mèo. Để có thể sống an toàn với loài vật nuôi dễ thương này, bạn hãy trang bị những kiến thức cần thiết qua bài viết sau.

Giun sán ký sinh trong mèo có tên khoa học là Toxocara cati, đây là một loài thuộc học giun sán tròn sống trong ruột chó mèo. Do nguồn lây chính là từ mèo có nhiễm giun T.cati nên thường gọi là bệnh sán mèo.

sán mèo
Nguồn lây chính là từ mèo có nhiễm giun T.cati nên thường gọi là bệnh sán mèo

Mèo bị sán và sán sẽ đẻ trứng đi theo phân thoát ra bên ngoài môi trường sau 1 đến 2 tuần lễ. Các trứng này sẽ hoá phôi để lây truyền bệnh. Sán mèo gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng giun sán. Bất kỳ ai tiếp xúc với trứng sán cũng thể nhiễm sán mèo nhưng trẻ em là đối tượng nguy cơ cao bị nhiễm bệnh do thói quen chơi đùa với đất cát, chính là nơi chứa trứng giun sán nhiều do đặc tính đi tiêu bừa bãi của mèo. 

Sau khi nuốt trứng vào trong cơ thể, trứng sẽ phát triển thành ấu trùng, ấu trùng sán sẽ phát triển và giải phóng ra khỏi phôi, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu đến các cơ quan như gan, phổi và hệ thần kinh trung ương. Tại nội tạng, ấu trùng giun sán có thể sống sót trong tổ chức mô nhiều tháng và xúc tác phản ứng viêm giới hạn ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chính phản ứng viêm này đã để lại sự tổn thương cho các mô cơ quan.

Mức độ nguy hiểm của sán mèo phụ thuộc vào số lượng ấu trùng đi vào cơ thể, mức độ nhiễm trùng và cơ quan bị ảnh hưởng. Bệnh có thể chữa được rất dễ những cũng có thể rất khó phụ thuộc vào những yếu tố trên. Bệnh sán mèo rất dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác nên khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có thể kiểm tra và điều trị nhanh nhất có thể:

Địa chỉ xét nghiệm sán mèo đáng tin cậy

  • Phòng khám Galant – Cơ sở 3 Quận Tân Bình, TPHCM: Đây là phòng khám đa khoa đặc biệt, chuyên khám và điều trị các bệnh lý cho cộng đồng LGBT. Vì là nhóm đối tượng đặc biệt nên phòng khám luôn phục vụ khách hàng bằng sự nhiệt tình, trách nhiệm và thấu cảm. Nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm sán mèo và cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên trao đổi với chuyên gia để được hỗ trợ.
  • Phòng khám Đa khoa Mekomed – Cửu Long, Vĩnh Long: Phòng khám luôn mang lại sự thoải mái và tiện ích cho các khách hàng. Đây được xem như là mô hình kiểu mẫu cho việc áp dụng những ưu điểm của y khoa Hoa Kỳ vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam. Hiện nay, phòng khám có cung cấp dịch vụ xét nghiệm sán mèo với chi phí bình dân.
  • Phòng khám Đa khoa Thái Anh – Quận 6, TPHCM: Phòng khám luôn đặt mục tiêu chăm sóc sức khỏe của mọi người lên hàng đầu. Phòng khám tiếp nhận khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị hầu hết các bệnh lý bao gồm xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán mèo cho mọi đối tượng.
  • Phòng Xét nghiệm Y khoa Vũng Tàu Lab Chi nhánh 1: Phòng xét nghiệm cung cấp tất cả các xét nghiệm y khoa bao gồm xét nghiệm ký sinh trùng, giun sán. Bệnh nhân đến với phòng khám sẽ được chăm sóc như người nhà với thái độ ân cần, tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Nguyên nhân nhiễm sán mèo

Có nhiều nguyên nhân khiến con người nhiễm sán mèo, như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với mèo nhiễm sán: ôm ấp, vuốt ve, hôn hít, ngủ chung
  • Ăn thực phẩm hoặc uống nước có chứa trứng, ấu trùng sán mèo.
  • Tiếp xúc với nguồn nước, đất cát trong khi sinh hoạt, lao động, vui chơi…bị nhiễm trứng sán mèo từ phân mèo.

Những dấu hiệu bị sán mèo ở người 

Rối loạn tiêu hóa 

Dấu hiệu bị nhiễm sán mèo thường xảy ra trước tiên là tại cơ quan tiêu hóa, nơi mà ấu trùng phát triển mạnh nhất và bắt đầu di chuyển. Người bị nhiễm sán mèo vào đường tiêu hóa có cảm giác bị trướng bụng, đầy hơi khó tiêu, tiêu chảy, nôn ói, … Sán mèo khi phát triển sẽ tiết ra các chất làm ruột bị kích ứng và giảm lượng nước hấp thụ, khiến cơ thể bị thiếu nước.

Ngoài ra, tuy bạn có chế độ dinh dưỡng hàng ngày vẫn đủ chất xơ từ các loại rau xanh và trái cây nhưng vẫn gặp tình trạng táo bón thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu bệnh sán mèo ở giai đoạn mãn tính. Bởi sán mèo làm giảm lượng nước được hấp thụ, khiến cho thức ăn khó tiêu hóa.

Mẩn ngứa da

Giun sán của mèo sẽ khiến bạn bị ngứa da kéo dài dai dẳng do khả năng tiết chất độc vào máu đi khắp cơ thể. Độc tố sán mèo khiến da bạn bị ngứa nhiều về đêm, nổi mẩn đỏ khắp người và vị trí không cố định nên có thể bị bất kỳ vùng da nào. Thông thường thì sau điều trị với thuốc đặc hiệu tiêu diệt giun sán thì bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.

sán mèo
Giun sán của mèo thường gặp sẽ khiến bạn bị ngứa da kéo dài dai dẳng do khả năng tiết chất độc vào máu

Toàn thân mệt mỏi, đầu đau nhức

Giun sán mèo có khả năng di chuyển đến não bộ gây ra triệu chứng thần kinh gồm đau nhức đầu, toàn thân mệt mỏi kéo dài. Phản ứng viêm do sán mèo còn có thể gây viêm dây thần kinh, viêm cơ làm cho các nhóm cơ của bạn trong trạng thái căng cứng, mệt mỏi. Nếu bệnh tiến triển nặng đến mức người uể oải không muốn làm việc hay thậm chí chỉ muốn nằm. Đây là dấu hiệu nặng của bệnh sán mèo, cần có can thiệp kịp thời của việc xét nghiệm và chữa trị.

Dấu hiệu bị sán mèo di chuyển đến mắt 

Nếu bạn đột ngột có xuất hiện các triệu chứng như mắt nhìn mờ, giảm thị lực, đau nhức mắt một bên, cộm mắt, … nhưng các biện pháp chữa trị bằng thuốc nhỏ mắt không có tác dụng. Đây là những dấu hiệu bệnh sán mèo khi ấu trùng di chuyển đến mắt và gây phá hủy các mô chức năng. Nếu có triệu chứng này, bạn đừng chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.

sán mèo
Dấu hiệu bệnh sán mèo khi ấu trùng di chuyển đến mắt và gây phá hủy các mô chức năng

Sán mèo ảnh hưởng hệ tim mạch

Các dấu hiệu bị sán mèo kèm theo nhịp tim nhanh bất thường, hay bị mệt mỏi và hồi hộp đánh trống ngực cũng thường gặp. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm sán mèo thì hãy thường xuyên kiểm tra nhịp tim và huyết áp.

Tâm lý không ổn định

Người bệnh sán mèo có cảm giác bị trằn trọc khó ngủ, thậm chí là mất ngủ kéo dài, trong khi các loại thảo dược có tác dụng an thần đều không đem lại hiệu quả. Việc bị mất ngủ kéo dài cũng dẫn tới tâm lý bệnh nhân trở nên khó chịu, dễ cáu gắt, phản ứng mạnh với người xung quanh.

Và một số triệu chứng khác mà bác sĩ sẽ cho người bệnh biết thêm khi thăm khám và chỉ định xét nghiệm kiệm tra:

Điều trị khi nhiễm sán mèo

Để biết mình chính xác mình có bị nhiễm sán mèo hay không bạn cần đến các phòng khám, bệnh viện uy tín lấy máu để làm xét nghiệm.

Sán mèo là một bệnh có thể điều trị được. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy gặp bác sĩ để được khám và kê đơn, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị cụ thể và thích hợp nhất cho người bệnh. 

Thông thường, khi nhiễm sán mèo ở giai đoạn đầu, bạn chỉ cần uống thuốc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt không tiếp xúc nhiều với mèo hay vùng đất nhiễm phân mèo, chọn thực phẩm sạch, ăn uống hợp vệ sinh là có thể điều trị khỏi bệnh.

Tuy nhiên, nếu bệnh đã phát triển vào các cơ quan khác trong cơ thể thì bác sĩ sẽ phải có phác đồ để điều trị dứt điểm căn bệnh này và những tổn thương mà nó gây ra. Điều quan trọng là phát hiện bệnh sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nặng của bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng ngừa bị sán mèo

Do mèo là thú nuôi rất gần gũi với con người, nên bệnh sán mèo thường phân bố khắp thế giới và bất kỳ ai, lứa tuổi nào cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán mèo. Thói quen ăn rau sống, hải sản, thịt tái sống, môi trường bị ô nhiễm và việc nuôi sống cùng với thú cưng là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiễm ấu trùng sán mèo. Rất khó để thay đổi thói quen, nhưng để điều trị dứt điểm bệnh bạn nên có những thay đổi tránh bệnh nặng hơn.

Bệnh sán mèo ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, vì các triệu chứng biểu hiện không đặc hiệu. Việc làm xét nghiệm phân không được áp dụng khi giun không phát triển đến giai đoạn trưởng thành để đẻ trứng trong ruột của con người. Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán mèo có thể là:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhớ rửa tay sạch bằng nước và xà phòng sau khi tiếp xúc với mèo, sau khi hoạt động ngoài trời,  trước khi chế biến đồ ăn và ăn uống.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ăn rau sống phải rửa sạch và rửa dưới vòi nước sạch đang chảy.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với mèo quá nhiều như ôm ấp, vuốt ve, hôn hít, ngủ chung… nhất là với những con mèo chưa được tiêm phòng, xổ giun đầy đủ.
  • Nên tắm cho mèo nuôi thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun sán theo định kỳ. 
  • Thu gom và xử lý phân mèo, không để mèo tiểu bậy hay nôn ói ở khắp nơi, đặc biệt là nơi công cộng.
  • Không ăn thịt chó mèo, đặc biệt là thịt chưa được nấu chín
  • Khi phải làm việc trong môi trường đất cát, nhất là những khu vực hay có mèo qua lại, bạn nên có các thiết bị bảo hộ như găng tay, ủng…tránh tiếp xúc trực tiếp với đất chứa phân, nước tiểu của mèo. Sau khi làm việc xong, hãy tắm rửa thật sạch sẽ trước khi ăn uống.
  • Hạn chế cho trẻ con chơi ở những vùng đất cát có phân mèo. Trẻ con thường có thói quen ngậm tay, bốc thức ăn vào miệng, mà tay bé lại thường tiếp xúc với đất cát, là môi trường ấu trùng sán mèo cũng như các loại vi khuẩn khác tồn tại và phát triển. Chính vì thế bố mẹ nên cắt móng tay thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng cho trẻ sau khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức tới mọi hộ dân có nuôi mèo, không thả mèo chạy lung tung, phải xử lý phân mèo không vứt ra ngoài để bảo vệ môi trường không nhiễm phân mèo.
  • Khi có những dấu hiệu nghi ngờ hoặc thường xuyên tiếp xúc với chó mèo, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được xét nghiệm xem có bị nhiễm sán mèo hay không.
sán mèo
Không để mèo tiêu bậy hay nôn ói ở khắp nơi và đặc biệt là nơi công cộng

Câu hỏi thường gặp

Sán mèo lây qua đường nào?

Sán mèo lây qua đường ăn uống do nuốt phải trứng sán có trong đất hoặc nước nhiễm phân chứa trứng sán mèo, tiếp xúc, ôm ấp mèo hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân mèo nhiễm ấu trùng sán khi trồng cây, nghịch đất cát. Ngoài ra, ấu trùng sán mèo còn có trong thịt mèo, nếu người ăn phải mà chưa chế biến kỹ cũng sẽ lây bệnh

Sán mèo có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp nhiễm sán mèo không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm sán mèo có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm gan, viêm phổi. Nếu sán gây bệnh ở vùng mắt thì có thể làm giảm, mờ hoặc mất thị lực một hoặc cả hai bên mắt. Mức độ nguy hiểm của sán mèo còn phụ thuộc vào số lượng ấu trùng thâm nhập vào cơ thể, vị trí cơ thể mà chúng gây ra tổn thương và mức độ tổn thương.

Sán mèo có lây sang người không?

Sán mèo lây từ mèo sang người khi tiếp xúc với phân có chứa sán mèo.

Mèo bị giun sán có nguy hiểm không?

Mèo bị giun sán trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột, hệ tiêu hóa và các cơ quan khác của chúng. Điều này có thể khiến mèo của bạn không phát triển được, gầy yếu, chán ăn, mệt mỏi…và cũng có thể mắc phải những căn bệnh khác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Sán chó mèo có lây từ người sang người không?

Khi trứng vào cơ thể người, chúng di chuyển vào ruột và phát triển thành ấu trùng, ấu trùng có thể đi đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Khi ký sinh trong cơ thể người ấu trùng không thể phát triển xa hơn để sản xuất trứng nên bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.


Đối với nhiều người, mèo không chỉ là thú cưng mà còn là người bạn, một thành viên trong gia đình. Việc tiếp xúc thân thiết với mèo là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó, mèo lại là nguồn lây của căn bệnh sán mèo. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Bài viết trên đây đã giới thiệu các dấu hiệu và phòng ngừa bệnh sán mèo ở người. Nếu bạn có nguy cơ như tiếp xúc gần với mèo thường xuyên và phát hiện cơ thể có các bất thường của bệnh thì cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị bệnh dứt điểm.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Purina.co.uk, Trudellanimalhealth.com