Những điều bạn nên biết: Triệu chứng sốt xuất huyết đúng

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến hiện nay. Việc nắm rõ triệu chứng sốt xuất huyết sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cũng như hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cùng tham khảo những thông tin được Doctor có sẵn chia sẻ trong bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Docosan cung cấp bộ xét nghiệm sốt xuất huyết nhanh tại nhà

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á. Các triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với một số bệnh cảm cúm, sốt thông thường nên nhiều bệnh nhân thường thờ ơ và không chịu tiến hành điều trị từ sớm. Việc chần chừ trong việc điều trị sẽ khiến bệnh tình ngày một trở nặng hơn, nguy hiểm hơn là khởi phát biến chứng nguy hiểm.

Để phát hiện bản thân có đang bị sốt xuất huyết hay không, thay vì đi đến phòng khám với tâm trạng mệt mỏi, người bệnh hoàn toàn có thể xét nghiệm ngay tại nhà với bộ xét nghiệm nhanh sốt xuất huyết của Docosan. Bộ xét nghiệm này cho bạn biết bạn có đang nhiễm bệnh hay không khi nghi ngờ có triệu chứng sốt xuất huyết với phương pháp lấy mẫu máu trên đầu ngón tay. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể sử dụng với quy trình đơn giản, dễ làm và không tốn nhiều thời gian.

sốt xuất huyết
Docosan cung cấp giải pháp xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà

Đặc biệt, bạn còn được hỗ trợ kết nối với bác sĩ chuyên khoa ngay sau khi có kết quả. Và điều này sẽ được hỗ trợ miễn phí. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bản thân cần làm gì để sức khỏe mau hồi phục và bệnh tình sớm đẩy lùi cũng như biện pháp xử lý nhanh khi xuất hiện triệu chứng sốt xuất huyết.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng mang tên Dengue gây ra. Đây là một trong những căn bệnh lây truyền từ người này sang người khác bởi vật trung gian là con muỗi vằn Aedes Aegupti màn nhầm bệnh. Đây là loại muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng. Chúng chủ yếu đốt người vào ban ngày, nhiều nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Bệnh xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào mùa mưa. Cả trẻ em và người lớn đều có khả năng mắc bệnh.

triệu chứng sốt xuất huyết
Muỗi vằn Aedes Aegupti là vật trung gian gây bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng sốt xuất huyết là gì?

Khá dễ để nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết thông qua triệu chứng lâm sàng. Đa phần, bệnh thường khởi phát đột ngột và tiến triển qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài từ 3 – 10 ngày hoặc lên đến 14 ngày. Giai đoạn này thường không có triệu chứng rõ ràng.
  • Giai đoạn sốt: Khởi phát cơn sốt cao đột ngột, liên tục kèm theo đó là triệu chứng nhức đầu, tê tay hân, chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, da xung huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam,…
  • Giai đoạn nguy hiểm: Thường rơi vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh. Người bệnh còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể có biểu hiện lừ đừ, phù mi mắt, tràn màng dịch phổi, gan to, dấu hiệu của xuất huyết da niêm và tạng.
  • Giai đoạn hồi phục: Sau khoảng 24 – 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm là giai đoạn hồi phục. Lúc này, người bệnh hết sốt, huyết áp ổn định, thèm ăn, tiểu nhiều, tổng trạng tốt lên,…

Trong giai đoạn nguy hiểm có thể khởi phát thêm một số biến chứng bệnh sốt xuất huyết như: xuất huyết niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng,… Nhiều trường hợp còn đối mặt với tình huống xấu nhất là tử vong.

triệu chứng sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết thường gặp là tình trạng phát ban

Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Nhằm đánh giá đúng tình trạng và triệu chứng sốt xuất huyết của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm sẽ chỉ định thăm khám cận lâm sàng thông qua một số thủ thuật chẩn đoán sau:

Chẩn đoán dựa trên nguyên nhân

Nhằm xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm huyết thanh và xét nghiệm PCR, phân lập virus:

  • Xét nghiệm huyết thanh:
    • Xét nghiệm nhanh: tìm kháng nguyên NS1
    • Xét nghiệm ELISA: tìm kháng thể IgM, IgG từ ngày thứ 5 của bệnh.
  • Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút: lấy máu trong giai đoạn sốt (thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện).

Chẩn đoán dựa trên các chỉ số máu

  • Cô đặc máu khi Hematocrit tăng > 20% so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi.
  • Số lượng tiểu cầu giảm (<100.000/mm3).
  • AST, ALT thường tăng.
  • Trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu, thủ thuật siêu âm hoặc chụp X-quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.
triệu chứng sốt xuất huyết
Chẩn đoán triệu chứng sốt xuất huyết dựa trên các chỉ số máu

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng sốt xuất huyết và dịch tễ

  • Bệnh nhân có triệu chứng sốt cao đột ngột, khó hạ sốt kèm các triệu chứng như đau hốc mắt, xuất huyết dưới da, xuất huyết nướu,…
  • Có tiền sử sống hoặc làm việc tại khu vực đang xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết.

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết với các bệnh sốt phát ban do virus, tay chân miệng, sốt rét, sốc nhiễm khuẩn, các bệnh liên quan đến máu,…

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết

Tùy vào mức độ nặng nhẹ, cơ địa và triệu chứng sốt xuất huyết của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế. Điều trị sốt xuất huyết chỉ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp theo dõi chặt chẽ nhằm hạn chế nguy cơ khởi phát biến chứng.

Điều trị sốt dựa vào triệu chứng sốt xuất huyết

Nếu sốt cao ≥ 38,5°C, bệnh nhân sử dụng thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ.

Bệnh nhân lưu ý, tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24 giờ. Không dùng aspirin (acetylsalicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

triệu chứng sốt xuất huyết
Dùng thuốc cải thiện triệu chứng sốt xuất huyết theo chỉ định của bác sĩ

Bù dịch

Bù dịch sớm bằng đường uống thông qua việc khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,…) hoặc nước cháo loãng với muối. Bệnh nhân chỉ uống một lượng vừa đủ, không uống quá nhiều so với chỉ định.

Bên cạnh đó, không ăn uống những thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ như xá xị, sô cô la,…

Kết hợp theo dõi bệnh tình

Tái khám và làm xét nghiệm hàng ngày. Nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo cho nhập viện điều trị. Người bệnh đến khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:

  • Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt
  • Không ăn uống được
  • Nôn ói nhiều
  • Đau bụng nhiều
  • Tay chân lạnh ẩm
  • Mệt lả, bứt rứt
  • Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo
  • Không tiểu trên 6 giờ
  • Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì

Mặt khác, một số trường hợp mà bác sĩ có thể cân nhắc đưa ra chỉ định nhập viện:

  • Sống một mình
  • Nhà xa cơ sở y tế
  • Gia đình không có khả năng theo dõi sát
  • Dư cân, béo phì
  • Phụ nữ có thai
  • Người lớn tuổi (≥60 tuổi)
  • Bệnh mạn tính đi kèm (thận, tim, gan, hen,…

Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng như: xô, lu, vạt,…
  • Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, lật úp các dụng cụ không chứa nước, tuân thủ việc phun thuốc diệt muỗi theo chỉ định của địa phương.
  • Phát quang bụi rậm, thường xuyên vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
  • Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai,…
  • Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  • Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  • Khi bị sốt không rõ nguyên nhân, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
triệu chứng sốt xuất huyết
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ sự ẩn nấu của muỗi vằn gây bệnh

Phòng khám xét nghiệm sốt xuất huyết tại TPHCM

Nếu nghi ngờ bản thân hay phát hiện con trẻ bị sốt xuất huyết, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Trung tâm Xét nghiệm Diag – Quận 7, TPHCM
  • Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn – Tân Bình, TPHCM
  • Phòng khám Đa khoa Galant – Cơ sở 1 Quận 5, TPHCM

Triệu chứng sốt xuất huyết khá dễ để nhận biết thông qua triệu chứng lâm sàng. Nếu chẳng may phát hiện bệnh hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thường ngày để nâng cao sức khỏe, bệnh tình sớm đẩy lùi.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.