Bị u mỡ ở mông có nên phẫu thuật không?

U mỡ ở mông là một loại tăng sinh tế bào lành tính của tế bào mỡ trưởng thành của cơ thể. U có thể hình thành và phát triển ở hầu hết các tổ chức trên cơ thể. Nhiều người băn khoăn rằng bị u mỡ ở mông có nên phẫu thuật không? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Bị u mỡ ở mông là gì?

U mỡ ở mông hay còn gọi là bướu mỡ ở mông, là một khối u tế bào được cấu tạo bởi các tế bào mỡ và một số tế bào liên kết khác. Bản chất mô học của u mỡ ở mông là một khối trung mô tăng sinh lành tính và sẽ không bị tiến triển thành u ác tính (ung thư). 

U mỡ ở mông là một dạng ở u mỡ nói chung, chúng thường xuất hiện dưới da và ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như vai, bụng, lưng, đầu mặt cổ, tay chân và mông. Trong đó u mỡ ở mông thì thường gặp hơn, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. 

U mỡ không phải u ung thư, chúng vô hại và có thể không cần điều trị nếu u cục nhỏ, không gây đau. Nhưng nếu chúng phát triển lớn sẽ gây mất thẩm mỹ, giới hạn lại sự vận động và cản trở sinh hoạt thường ngày của bạn.

Xem thêm: U mỡ ở lưng là bệnh gì? Khi nào nên phẫu thuật?

Nguyên nhân bị u mỡ ở mông 

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ được được nguyên nhân cụ thể cũng như diễn biến hình thành u mỡ ở mông. Một số giả thuyết được đưa ra để tạm thời giải thích về u mỡ trong mông. 

Nói chung quá trình thay đổi chất béo khu trú trong cơ thể là yếu tố chính thúc đẩy hình thành khối u mỡ ở mông. Cả sinh bệnh học của sự thay đổi chất béo khu trú và u mỡ ở mông đều không rõ ràng.

u mỡ ở mông
Nguyên nhân bị u mỡ ở mông 

Các chuyên gia thấy rằng ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh có tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu và mỡ nội tạng tăng dần. Chính đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành u mỡ ở mông hơn ở nhóm đối tượng này. 

Xem thêm: Bướu mỡ ở chân

Đối tượng dễ mắc bệnh u mỡ ở mông

Bệnh u mỡ ở mông có thể xảy ra trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Ngoài yếu tố tiền sử di truyền ra thì cũng có thêm nhiều các yếu tố nguy cơ làm cho bạn có thể bị u mỡ như là:

  • Tuổi tác: Những người trong độ tuổi 40 – 60 thường có khả năng mắc u mỡ cao hơn bình thường;
  • Người bị mắc bệnh nền: 
    • Hội chứng Gardner: dạng rối loạn được gọi là đa polyp gia đình (FAP), hội chứng Gardner gây u mỡ và 1 loạt các vấn đề sức khỏe khác.
    • Bệnh Dercum (hội chứng Adiposis dolorosa hoặc hội chứng Anders) là 1 chứng rối loạn hiếm gặp khiến u mỡ phát triển, gây đau, khó chịu, thường gặp ở cánh tay, chân và thân.
      • Di truyền: cha mẹ, ông bà, hoặc anh chị em từng bị u mỡ.

      Để biết chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh u mỡ ở mông thì bạn cần đến trung tâm y tế để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết, nghe chẩn đoán và thực hiện điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.

      Biểu hiện của u mỡ ở mông 

      U mỡ ở mông cũng có biểu hiện điển hình như những loại u mỡ khác, giống như một bóng cao su nổi lên ở tổ chức dưới da. Người bệnh có thể gặp các tình huống sau:

      • U mềm mại, trơn láng và di động dễ dàng khi sờ chạm;
      • Kích thước thường nhỏ đến trung bình, khoảng 1 đến 3cm;
      • Có thể tồn 1 u duy nhất hoặc nhiều u mỡ cùng một lúc phát hiện bệnh;
      • U có thể phát triển to dần theo thời gian nếu không can thiệp;
      • Người bệnh có thể phàn nàn khó chịu về chúng trong việc ngồi làm việc cảm thấy cộm xốn.  

      Thông thường u mỡ không gây đau cho người mắc phải, đặc biệt là ở mông, bệnh nhân khó có thể cảm nhận được sự xuất hiện của u mỡ khi mới phát bệnh. Tuy nhiên, nếu sau khi phát hiện mình có u mỡ ở mông rồi mà lại thấy đau nhẹ thì có thể là u mỡ đã chèn lên những dây thần kinh xung quanh hoặc mạch máu nuôi u.

      Cũng như nhiều loại bướu mỡ khác, bướu mỡ ở mông cũng có có sự tiến triển chậm rãi, phát triển dần sau nhiều năm. Ban đầu kích thướng có thể nhỏ dưới 1cm nhưng theo thời gian nó sẽ to dần lên, người bệnh có thể tự cảm nhận được sự phát triển của u mỡ bằng sờ hay cảm giác ngồi xuống.

      Ngoài ra, cũng có rất hiếm trường hợp u mỡ ở mông to quá mức, tiến sâu vào vào trong lớp cơ mông, gây chèn ép lên nhiều tổ chức thần kinh tại vị trí đó cũng cơ cơ xương của vùng chậu hông. Vì vậy, nếu thấy cảm giác đau khi ngồi xuống tại vị trí xuất hiện u mỡ, người bệnh cần được đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

      u mỡ ở mông
      Người bị u mỡ ở mông có thể phàn nàn khó chịu về chúng trong việc ngồi làm việc cảm thấy cộm xốn.

      Chẩn đoán u mỡ ở mông 

      U mỡ có thể gặp bất kì ở lứa tuổi nào và bệnh này thường khó khăn để chẩn đoán xác định. Ở vùng mông cũng có ít nguy cơ hình thành các loại u mô tế bào khác ngoài u mỡ, nên khi người bệnh phát hiện thấy 1 khối bất thường ở mông thì khả năng rất cao đó là u mỡ. 

      Tuy nhiên để chẩn đoán tình trạng tưới máu và khả năng chèn ép thần kinh của u mỡ ở mông thì cần đến các biện pháp chẩn đoán hình ảnh. Siêu âm là một phương pháp đơn giản và thông dụng để khảo sát u mỡ ở mông trước khi chuẩn bị phẫu thuật.

      Để chẩn đoán được u mỡ bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng hiện có, cũng như tiến hành khám tại vị trí khối u. Ngoài ra, để khẳng định đây thực sự là u mỡ, cũng như loại trừ khả năng ác tính (ung thư, phương pháp sinh thiết là xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện. Thủ thuật này lấy ra một mẫu mô nhỏ hoặc một khối tế bào của u mỡ ở vai để xét nghiệm giải phẫu bệnh nhằm xác định bản chất của khối u.

      Nếu u mỡ to, có tính chất bất thường hoặc nằm dưới sâu hơn mô mỡ, bác sĩ sẽ chi định thực hiện một số phương pháp như sinh thiết mẫu, siêu âm hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác như MRI hoặc CT scan, bác sĩ để tránh nhầm lẫn với ung thư tế bào mỡ.

      Khi đã biết đây là u mỡ lành tính, điều trị thường không được ưu tiên mà chỉ cần theo dõi diễn tiến phát triển của khối u. Trong một vài trường hợp dưới đây thì bác sĩ sẽ phải tiến hành loại bỏ u mỡ:

      • Phát triển nhanh về kích thước;
      • U mỡ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cản trở các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh;
      • Phẫu thuật là bắt buộc đối với trường hợp u mỡ ác tính, hoặc u nang, abscess mỡ…

      Xem thêm: U mỡ trên mặt

      Điều trị u mỡ ở mông 

      Hiện nay có thể nhiều cách điều trị dứt điểm u mỡ ở mông. Nếu u nhỏ và lành tính không đau thì có thể không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bướu mỡ ở vai cần được phẫu thuật, sau đây Docosan giới thiệu các phương pháp theo tính phổ biến được áp dụng:

      • Phẫu thuật: bạn sẽ được gây tê tại chỗ và phẫu thuật cắt bỏ khối u, loại phẫu thuật này thường không tốn nhiều thời gian, cũng như hạn chế khả năng u tái phát, nhưng chắc chắn sẽ để lại sẹo mổ trên cơ thể.
      • Tiêm hormone Steroid: Phương pháp này sẽ giúp teo nhỏ khối u chứ không thể loại bỏ hoàn toàn.
      • Hút mỡ: phương pháp này áp dụng với những u mỡ to, hoặc nằm ở các vị trí dễ tiếp cận. Bác sĩ sử dụng kim tiêm và xi lanh để hút tối đa lượng mỡ chứa trong khối u.
      u mỡ ở mông
      Tiêm steroid: làm cho u mỡ giảm kích thước nhưng không làm nó mất hoàn toàn

      Để quyết định thực hiện phương pháp điều trị, người bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám và được chỉ định điều trị phì hợp. Tùy vào cơ đại của từng người mà sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

      Sau khi điều trị u mỡ bằng các phương pháp xâm lấn trên, người bệnh không cần kiêng ăn nhưng cần phải vệ sinh vết thương sạch sẽ, tránh để nhiễm trùng. Đặc biệt là tại vùng mông, dễ bị ẩm ướt nên cần chú ý vệ sinh khô thoáng. 

      Người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ và nếu thấy xuất hiện bất kì biến chứng nào như chảy máu, có mủ, nhiễm trùng,… thì liên hệ lại với bác sĩ để được khám ngay.

      Bệnh u mỡ ở mông có nguy hiểm không? 

      Bệnh bướu ở mông thường sẽ không nguy nguy hiểm. Nếu đúng là u mỡ thì đây có thể chỉ là khối u lành tính, không phải là ung thư. Đồng thời u mỡ ở mông cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. 

      Tuy nhiên, u mỡ ở mông có thể gây khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày như ngồi hay nằm. Vì đây là dạng bướu không gây đau nên nếu khối u nhỏ, bệnh nhân khó cảm nhận và chủ quan về bệnh tình của mình.

      Đặc biệt nếu có cảm giác đau hay một số biểu hiện dưới đây thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay:

      • U mỡ đau đột ngột;
      • Kích thước u mỡ tự nhiên phát triển nhanh chóng;
      • U cứng và không thể di chuyển nhẹ nhàng xung quanh vị trí đó.

      Bị u mỡ ở mông có nên phẫu thuật không?

      Câu hỏi này là câu hỏi được nhiều người bệnh hỏi nhất, đặc biệt là các chị em phụ nữ quan tâm nhất. Câu trả lời ở đây đương nhiên là phẫu thuật càng sớm càng tốt.

      • Trước sau gì cũng cần phẫu thuật cắt bỏ u mỡ, nên chọn phẫu thuật trước để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nhé;
      • Phẫu thuật khi khối u còn nhỏ thì vết mổ cũng nhỏ ⇒ sẹo nhỏ, không thẩm mỹ, nhanh lành và chi phí mổ càng ít;
      • Phẫu thuật khi khối u lớn thì vết mổ sẽ lớn ⇒ sẹo lớn, lâu lành, mất thẩm mỹ, chi phí nhiều hơn dự kiến;
      • Phẫu thuật sớm nghĩa là người bệnh sẽ sớm không bị khối u gây phiền toái cho sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt quan trọng hơn với người làm việc văn phòng phải ngồi thường xuyên hơn.

      Có thể không cần phẫu thuật nếu khối u nhỏ và có khả năng tự phục hồi. Nhưng nếu kích thước không còn nhỏ nữa thì có thể phẫu thuật hoặc có thể thực hiện thêm một số phương pháp khác đã nêu phía trên như: tiêm corticoid hay hút mỡ.

      Phẫu thuật u mỡ ở mông cần chuẩn bị gì?

      u mỡ ở mông
      Phẫu thuật u mỡ ở mông cần chuẩn bị gì ?

      Mổ u mỡ ở mông chỉ là một tiểu phẫu ngoài da nên ít đụng chạm đến mạch máu và thần kinh của vùng mông. Vì thế mà vết mổ thường hồi phục nhanh sau khoảng 7 đến 10 ngày và không để lại biến chứng chảy máu, nhiễm trùng, đau nhức. 

      Vấn đề ăn uống của bệnh nhân có thể không cần kiêng cữ gì nhiều, nhưng nếu muốn vết mổ mau chóng lành hẳn thì nên tránh sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng và lâu lành vết thương như trứng, hải sản, … 

      Cách phòng ngừa bệnh u mỡ ở mông

      U mỡ có thể xuất hiện do di truyền nên khi bạn thấy bất kì khối u, u cục hoặc nốt sần trên da thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Bên cạnh di truyền, thì cũng có những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế sự diễn tiến của u mỡ ở mông:

      • Kiểm tra bất kỳ chỗ u nào trên cơ thể. U mỡ thì vô hại nhưng có thể đó không phải u mỡ mà là khối u của một bệnh lý nào khác và cần được điều trị;
      • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên;
      • Sau khi phẫu thuật cắt bỏ u mỡ, bạn cần tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi diễn tiến của triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe;
      • Nếu thấy vùng sau tiểu phẫu mổ lấy mỡ bị đỏ hay sưng ấm nóng lên thì gọi bác sĩ để thăm khám lại;
      • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc giảm đau, giảm viêm hay bất kỳ thuốc nào khi không được chỉ định. Cần uống thuốc đúng liều, không tự ý bỏ thuốc được kê trong toa.

      Xem thêm: U mỡ ở đùi.

      Câu hỏi thường gặp

      U mỡ mông không phẫu thuật?

      Nếu khối u mỡ mông nhỏ, lành tính, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống người bệnh thì người bệnh có thể chọn không phẫu thuật.

      U mỡ mông có cần sử dụng thuốc không?

      Để điều trị u mỡ mông, bác sĩ có thể tiêm hoocmon steroid giúp cho khối u được teo đi. Sau phẫu thuật, để đảm bảo không nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa có thuốc kháng sinh cho bệnh nhân.


      Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Bị u mỡ ở mông có nên phẫu thuật không ? tại Doctor có sẵn. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

      Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.