Ung thư trực tràng giai đoạn 2 hiện đang là 1 bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, tuy nhiên kiến thức về bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2 dường như vẫn còn khá xa lạ với mọi người. Vậy ung thư trực tràng giai đoạn 2 là gì? Điều trị và bệnh như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
- 1 Tổng quan về ung thư trực tràng giai đoạn 2
- 2 Sự nguy hiểm của ung thư trực tràng giai đoạn 2
- 3 Triệu chứng bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2
- 4 Nguyên nhân của bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2
- 5 Các giai đoạn của bệnh ung thư trực tràng
- 6 Các phương pháp điều trị bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2
- 7 Kết luận
Tổng quan về ung thư trực tràng giai đoạn 2
Ung thư (nói chung) là một tình trạng tăng sinh vô tổ chức của các tế bào, ở đây thì ung thư khởi phát ở vùng trực tràng, ban đầu thì ở những lớp tế bào nông, sau đó xâm lấn xuống các tổ chức mô, mạch máu và cho di căn đến những cơ quan khác của cơ thể.
Sự nguy hiểm của ung thư trực tràng giai đoạn 2
Ung thư trực tràng giai đoạn 2 được xếp vào top 10 bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất trên thế giới và top 4 bệnh ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, chỉ ít hơn ung thư gan, phổi và dạ dày.
Ung thư trực tràng giai đoạn 2 này thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác vì đây là giai đoạn sớm của bệnh, thường các triệu chứng chưa được bộc lộ 1 cách rõ ràng. Do đó, bệnh thực sự là một mối lo lắng cho không chỉ bác sĩ mà còn là tất cả mọi người trong xã hội này. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm ung thư trực tràng giai đoạn 2 sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn cũng như gia tăng tỉ lệ sống sót của bệnh nhân sau nhiều năm.
Triệu chứng bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2
Ung thư trực tràng nói riêng cũng như các loại ung thư khác nói chung không bao giờ thể hiện rõ rệt các triệu chứng đặc trưng của chúng, hầu hết đều biểu hiện bởi các triệu chứng “vay mượn” của các bệnh lý khác, trừ khi bệnh đã tiến triển thành giai đoạn muộn. Dưới đây là 1 số triệu chứng gợi ý ung thư trực tràng giai đoạn 2 mà bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện:
- Rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài;
- Lượng phân thay đổi bất thường, kèm tính chất phân sẫm màu, có lẫn dịch nhầy hay có máu;
- Sụt cân, ăn uống kém;
- Đi tiêu ra máu;
- Thay đổi thói quen đi cầu;
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi;
- Đau bụng, chướng bụng đầy hơi;
- Sờ thấy có khối bất thường ở bụng;
Nguyên nhân của bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2
Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư trực tràng giai đoạn 2 cao hơn những người khác bao gồm:
- Người trên 50 tuổi không phân biệt nam nữ;
- Bị bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét trực tràng mạn tính, đa polyp đại trực tràng, bệnh Crohn hoặc viêm đại tràng mạn tính…;
- Gia đình có người mắc ung thư đại – trực tràng;
- Bản thân từng bị ung thư đại – trực tràng;
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt gia súc…); tiêu thụ quá nhiều đồ hộp, thức ăn nhanh, ăn ít rau quả, trái cây tươi…
- Thừa cân, béo phì;
- Hút thuốc lá, sử dụng bia rượu và các chất kích thích.
Các giai đoạn của bệnh ung thư trực tràng
Giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu của ung thư trực tràng bao gồm 2 giai đoạn là 0 và 1:
- Giai đoạn 0 hay còn gọi là ung thư biểu mô (carcinom) tại chỗ: Xét nghiệm tế bào học cho thấy sự hiện diện của những tế bào ung thư chỉ mới ở lớp niêm mạc nông hoặc có 1 ít ở mô dưới niêm mạc trực tràng;
- Giai đoạn 1: các tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn qua lớp niêm mạc vào thành trong cấu trúc trực tràng nhưng vẫn chưa vượt qua màng đáy; chưa có khả năng di chuyển mô và các tổ chức hạch bạch huyết lân cận.
Giai đoạn 2
Khối u đã xâm lấn vào các cấu trúc sâu hơn hoặc xuyên qua màng đáy của mô trực tràng. Lúc này, tế bào ung thư đã có khả năng xâm lấn sang các tổ chức mô lân cận nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết xung quanh.
Giai đoạn 3
Tế bào ung thư ở giai đoạn này đã tăng sinh xâm lấn hầu hết qua các lớp thành của cấu trúc trực tràng và di căn đến hạch bạch huyết lân cận. Tiên lượng sống sót của bệnh nhân ở giai đoạn 3 chỉ còn khoảng 44 đến 83%.
Ung thư trực tràng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, ung thư không chỉ xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận mà đồng thời còn cho các tế bào di căn đến những cơ quan khác của cơ thể như phổi hoặc gan. Khả năng sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối chỉ còn rất thấp, khoảng 8%.
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư trực tràng giai đoạn 2
Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị ung thư trực tràng hiệu quả, nhất là trong các giai đoạn sớm của bệnh. Bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u cũng như các hạch lân cận đã bị u xâm lấn. Phẫu thuật có thể được tiến hành dưới hình thức mổ hở hoặc nội soi tùy theo thể trạng bệnh nhân, tình trạng hiện tại của bệnh cũng như cân nhắc những nguy cơ của từng loại phẫu thuật.
Hóa trị
Hóa trị trong điều trị ung thư trực tràng là phương pháp sử dụng hóa chất đưa vào hệ tuần hoàn của bệnh nhân giúp ngăn chặn và loại bỏ các tế bào ung thư, thường được áp dụng ở các bệnh nhân bị ung thư trực tràng giai đoạn muộn, khi ung thư đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia xạ chiếu trực tiếp vào khối u nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được ứng dụng trong việc phối hợp với phẫu thuật ở ung thư giai đoạn đầu, đồng thời phối hợp với hóa trị ở các trường hợp ung thư giai đoạn muộn.
Kết luận
Tóm lại, tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn ung thư của bệnh nhân, cũng như thể trạng hiện tại của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp ung thư đều được phối hợp nhiều phương pháp điều trị để đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân. Nếu bạn phát hiện mình có triệu chứng gợi ý ung thư trực tràng giai đoạn 2 cũng như bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời và đúng cách.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Ung thư trực tràng giai đoạn 2 và những điều bạn cần biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: healthline.com