Ghẻ phỏng ở người lớn: 4 nguyên nhân cần lưu ý

Ghẻ phỏng ở người lớn tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như tinh thần. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh này ra sao? Doctor có sẵn hân hạnh được chia sẻ các thông tin cần thiết về căn bệnh da liễu này cho các bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Tổng quan ghẻ phỏng ở người lớn

Ghẻ phỏng là một dạng bệnh nhiễm trùng da thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải hơn. Chính vì thế, người lớn không nên chủ quan với căn bệnh này. Hãy trang bị cho mình những kiến thức để bảo vệ cho bản thân mình cũng như những người thân yêu khỏi căn bệnh ghẻ phỏng.

Tình trạng ghẻ bệnh ghẻ phỏng ở người lớn thường ở mức độ nhẹ và chỉ xảy ra ở ngoài da. Tuy nhiên do nguyên nhân gây bệnh này là loài vi khuẩn hình cầu nên ghẻ bỏng ở người lớn có xu hướng lan rộng trên toàn cơ thể và khả năng tái phát cao.

Đặc tính của loại vi khuẩn hình cầu gây bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh từ vùng da bệnh sang vùng da lành trong khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt hơn khi người bệnh không phát hiện sớm, điều trị kiểm soát bệnh kịp thời.

Ghẻ phỏng ở người lớn

Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện và lan rộng của những vết da màu đỏ kèm với mụn nước phồng rộp trên da trông giống như bị phỏng bởi nhiệt độ cao.

Ngoài ra bạn cần lưu ý phân biệt bị ghẻ phỏng ở người lớn và bệnh ghẻ nước là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước là do sự xâm nhập và ăn mòn thượng bì da của một loại ký sinh trùng mang tên Sarcoptes scabiei hominis. Mỗi ngày chúng có thể đẻ 2 – 3  trứng sau đó khoảng 3 – 4 ngày trứng sẽ nở thành ấu trùng và nó lột xác 3 lần để trưởng thành.

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh đó là có các cơn ngứa dữ dội vào ban đêm vì đêm là thời điểm cái ghẻ “đào hang” và đẻ trứng. Trong khi đó nguyên nhân gây bệnh ghẻ phỏng là do vi khuẩn hình cầu.

Ghẻ phỏng có thể lây lan nhanh qua việc tiếp xúc giữa người với người, giữa vùng da nhiễm bệnh và vùng da lành. Chính vì thế, để tránh tình trạng lây nhiễm trong gia đình và cộng đồng, người bệnh cần quan sát kỹ các triệu chứng trên da để sớm kiểm soát, có hướng điều trị kịp thời, tránh lây lan cho những người xung quanh. Để nhận biết cũng như tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị phù hợp cho bệnh ghẻ phỏng ở người lớn, các bạn hãy tham khảo bài viết của Doctor có sẵn để có câu trả lời nhé.

Ghẻ phỏng ở người lớn
Ghẻ phỏng ở người lớn cần phân biệt với bệnh ghẻ nước

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ phỏng ở người lớn

Nhiều người cho rằng bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em mới bị nhiễm bệnh, tuy nhiên vì đây là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu gây ra. Vì vậy, bệnh không chừa một ai khi có các điều kiện lây nhiễm. Nguyên nhân khiến bạn bị ghẻ phỏng ở người lớn, có thể lây truyền qua các con đường sau:

  • Lây qua da: Bệnh ghẻ bỏng ở người lớn còn gọi là chốc lây, là bệnh có khả năng lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhiễm khuẩn và các vật dụng trung gian chứa tụ cầu, liên cầu gây bệnh.
  • Lối sống thiếu vệ sinh: Tỷ lệ mắc bệnh ghẻ phỏng cao hơn ở những người để móng tay dài thường xuyên bị bẩn vì khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, móng tay là nơi trú ngụ, tồn tại và phát triển của vi khuẩn từ đó xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. Ngoài ra, vệ sinh cá nhân kém, để quần áo dính bụi bẩn, đất cát lâu ngày không giặt ủi cũng là nguyên nhân gây ra ghẻ phỏng ở người lớn.
  • Môi trường thiếu thốn: Những yếu tố nguy cơ gây bệnh khách quan là khí hậu nóng ẩm, nơi ở đông đúc, chật chội, ô nhiễm không khí. Ngoài ra, bị ghẻ phỏng ở người lớn có thể trở thành bệnh dịch trong một vùng địa lý nào đó. Khi không kiểm soát được, bệnh có thể thành ổ dịch trong môi trường công cộng, tập trung nhiều người như: siêu thị, trung tâm mua sắm, giải trí, bệnh viện…
  • Tiền sử căn bệnh ngoài da: Một số người bị ghẻ phỏng thứ phát sau khi da có các tổn thương nguyên phát như bị ghẻ lở, chàm da, côn trùng đốt, trầy xước da, côn trùng cắn …
Ghẻ phỏng ở người lớn

Dấu hiệu ghẻ phỏng ở người lớn

Khi cơ thể có sự thay đổi cũng như xuất hiện những dấu hiệu bất thường bạn không nên chủ quan mà hãy đi gặp bác sĩ để được kiểm tra cũng như có phương án điều trị kịp thời. Bệnh ghẻ phỏng ở người lớn tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy và có thể có những biến chứng xảy ra. Bệnh có thể lây lan nhanh cho nên người bệnh thường mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc với những người xung quanh gây ra những trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt.

Bệnh ghẻ phỏng ở người lớn, kể cả nam giới và phụ nữ sẽ gây ra các tổn thương da liễu cơ bản. Khi nghi ngờ bản thân mắc phải ghẻ phỏng ở người lớn, cơ thể bạn có thể xuất hiện những dấu hiệu như sau:

  • Dấu hiệu ban đầu là da bị ửng đỏ với những nốt sần nhỏ như muỗi chích, lúc này bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hay ngứa rát gì.
  • Triệu chứng ghẻ phỏng tiến triển sẽ có hình thành các mụn nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mọc đơn lẻ hoặc thành chùm hoặc gần nhau có thể dính tạo thành bọng nước lớn, xung quanh có da bị viêm đỏ tương tự như bóng nước khi bị bỏng, và thỉnh thoảng có rát nhẹ kèm ngứa.
  • Nhận biết ghẻ phỏng ở người lớn có dấu hiệu lan rộng là sau khi mụn nước vỡ ra và tiết dịch có chứa nhiều vi khuẩn sẽ tạo điều kiện nhanh chóng phát sinh mụn mới ở da lành hoặc dính lên da của người khác, đều có thể làm lây bệnh ghẻ phỏng.
  • Biểu hiện ghẻ phỏng biến chứng khi có các bất thường toàn thân như sốt, mệt mỏi, vùng da phù nề, tiểu ra máu, bí tiểu …
  • Khi bệnh nặng và biến chứng, bệnh nhân phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như viêm da tróc vảy, viêm da bội nhiễm, viêm cầu thận, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu đến tử vong, …
Ghẻ phỏng ở người lớn

Khi bị ghẻ phỏng ở người lớn, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và càng gãi sẽ làm mụn nước vỡ càng nhiều gây lây lan nhanh hơn. Tuy đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, chỉ gây nhiễm trùng trên da và không để lại sẹo khi hết bệnh nhưng nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp…

Ngoài ra, do bệnh làm lây lan nhanh chóng có nguy cơ tạo thành dịch bệnh. Khi điều trị tại nhà mà không thấy bệnh đỡ hay thuyên giảm, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để có thể điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Cách phòng ngừa ghẻ phỏng ở người lớn

Để tránh những mối hiểm họa do bệnh có thể xảy ra, khi thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu của bệnh ghẻ phỏng ở người lớn thì bạn cần chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Trước, trong và sau quá trình điều trị ghẻ phỏng ở người lớn, bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây:

  • Trường hợp ít sang thương da: bạn sẽ được chỉ định bôi thuốc trị ghẻ phỏng và kết hợp với vệ sinh da trên cơ thể đúng cách để giảm sự viêm nhiễm, kháng khuẩn và tái tạo da nhanh chóng.
  • Trường hợp nhiều sang thương ghẻ: Ngoài các thuốc điều trị bệnh ghẻ phỏng thoa tại chỗ, bệnh nhân cần dùng thêm kháng sinh đường uống để tăng cường.
  • Ngăn chặn mầm bệnh ngoài cơ thể: Bên cạnh việc diệt vi khuẩn trên da, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp bổ sung khác như: giặt sấy, phơi nắng, ủi nóng khăn, quần áo, giường nệm để loại trừ hết vi khuẩn gây bệnh.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên,sạch sẽ. Bạn có thể tham khảo các loại sữa tắm, nước rửa tay kháng khuẩn, dịu nhẹ, lành tính.
  • Không để móng tay quá dài, rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với môi trường đất cát: trồng cây, đào đất…
  • Không dùng chung đồ cá nhân như: quần áo, chăn màn, khăn mặt…với người khác.
  • Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau của quả giàu vitamin, dinh dưỡng, không ăn những thực phẩm dầu mỡ, nước có gas, có cồn như bia rượu để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, ngủ sâu, không nên vì mệt mỏi mà chán nản, hãy dành thời gian để tập luyện những bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
  • Khi có những dấu hiệu của ghẻ phỏng ở người lớn hãy có ý thức trách nhiệm với cộng đồng để tránh bệnh trở thành dịch như: hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế đến nơi đông người, không đưa đồ dùng của mình cho mọi người nhất là người trong gia đình sử dụng và ngược lại.
  • Đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, nhằm tránh khỏi các biến chứng và nguy cơ lây lan cho cộng đồng.
Ghẻ phỏng ở người lớn

Cách trị ghẻ phỏng ở người lớn

Phương pháp tốt nhất để điều trị ghẻ phỏng ở người lớn chính là dùng thuốc bôi tại chỗ da bị sang thương. Thuốc trị có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, chống viêm lan tỏa, giúp vùng da bệnh hồi phục lại. Khi bôi thuốc thì bạn cũng cần chú ý:

  • Trước khi bôi thuốc, bạn nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ với sữa tắm kháng khuẩn, dịu nhẹ, lành tính với làn da. Sau khi tắm xong lau khô người rồi mới thoa thuốc lên vùng da bị ghẻ phỏng. Lưu ý: phải mặc quần áo sạch,nên chọn quần áo có chất liệu khô thoáng, mềm mại, tránh mặc những trang phục bó sát, chất vải thô ráp, không thấm mồ hôi gây khó chịu, bí bách.
  • Chỉ bôi thuốc trên đúng vùng da bệnh có sang thương
  • Bôi thuốc với tần suất, hàm lượng vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng trên tem thuốc hoặc lời dặn của bác sĩ, nên bôi thuốc ngay sau khi tắm và trước khi đi ngủ.
  • Bôi thuốc theo đúng liệu trình để đảm bảo dứt điểm bệnh không tái phát
  • Không tự ý dùng chung nhiều loại thuốc phối hợp với nhau
  • Bạn có thể tham khảo một số thảo dược trị bệnh da ghẻ phỏng ở người lớn được bác sĩ tư vấn, như thuốc thuần mộc – loại thuốc đông y an toàn hiệu quả cho các bệnh ghẻ nước, ghẻ phỏng…
  • Không được gãi hoặc chà xát lên da có tổn thương, tránh nhiễm trùng và tạo điều kiện lây lan sang vùng da khác, không tự ý dùng thuốc bôi hoặc các biện pháp dân gian.
Ghẻ phỏng ở người lớn

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc bôi ghẻ phỏng ở người lớn, do đó bạn cần tìm hiểu đủ và đúng trước khi sử dụng. Một số loại thuốc bôi trị ghẻ phỏng ở người lớn bạn có thể tham khảo:

  • Benzoate de benzyl 25% (Ascabiol)
  • Crotamiton ( Eurax )
  • Diethyl Phthalate (DEP)
  • Esdepallethrine (Spregal) dạng phun sương:cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ
  • Gamma benzene hydrochloride 1% (Lindana)
  • Permethrin 5% (Elimite)

Để an toàn và hiệu quả thì bạn nên lựa chọn loại thuốc có chiết xuất từ thảo dược để tránh gây tác dụng phụ không tốt với sức khỏe của da và toàn thân.

Ngoài ra, bạn còn có thể trị ghẻ phỏng ở người lớn từ các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên như: lá ba chạc, lá cúc quỳ, bạch đàn, lá đắng, lá xoan, bôi dầu ép hạt máu chó.

Những loại thuốc này được sử dụng tại nhà đơn giản ở các dạng tắm gội hoặc đắp ngoài da, đôi khi là sắc nấu thuốc uống. Tác dụng của thuốc đông y còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống và cường độ làm việc. Điều trị bằng những nguyên liệu thiên nhiên có thể kết hợp với các loại thuốc bôi, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để đảm bảo độ an toàn.

Điều trị bằng phương pháp này, đơn giản, tiết kiệm, lành tính tuy nhiên hiệu quả khá lâu, bạn cần phải kiên trì, tác dụng thuốc còn phù thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa từng người.

Những biện pháp trên không chỉ có tác dụng chữa trị mà còn phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Chúng có thể thực hiện tại nhà nhưng bạn cần kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất. Điều quan trọng nhất là bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp phù hợp với mức độ nhiễm bệnh, tình trạng sức khỏe của bản thân.

Xem thêm:


Bệnh ghẻ phỏng ở người lớn có thể dễ dàng nhận biết do các dấu hiệu xuất hiện nhanh chóng trên da của bệnh nhân. Tuy nhiên do nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn đặc biệt khác với các bệnh ghẻ thông thường khác nên người bệnh cần lưu ý kỹ những biểu hiện đi kèm để xác định chính xác bệnh. Từ đó đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được áp dụng phương pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp nhất.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.