Rận lông mu ở nữ giới: Một số đặc điểm và cách điều trị

Rận lông mu ở nữ giới là một loại ký sinh trùng gây bệnh ở người, nó có thể lây truyền từ người này sang người khác và được xem như một bệnh lý lây lan qua đường tình dục. Vậy nguồn gốc của rận mu từ đâu ra? Bệnh rận mu ở nữ giới có nguy hiểm không? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Tổng quan về rận lông mu ở nữ giới

rận lông mu ở nữ giới
Tổng quan về rận lông mu ở nữ giới

Rận mu (hay còn gọi là rận cua) là một loài côn trùng ký sinh chủ yếu ở vùng mu của cơ thể con người, xung quanh bộ phận sinh dục nữ hoặc các vị trí khác như lông mày, lông mi, vùng dưới cánh tay, vùng háng, bẹn, xung quanh hậu môn,… Bạn có thể tìm thấy rận mu ở khắp nơitrên thế giới, không phân biệt chủng tộc, khí hậu hay vùng địa lý nào.

Chu kì sinh trưởng của rận mu

rận lông mu ở nữ giới
Chu kì sinh trưởng của rận mu

Rận mu trải qua 3 giai đoạn sinh trưởng và phát triển trước khi phát triển thành rận trưởng thành có khả năng giao phối và đẻ trứng, chúng bao gồm: trứng rận , nhộng và rận mu trưởng thành.

  • Trứng: rận mu khó có thể phát hiện được ở giai đoạn này, nếu có thì thường thấy được hình ảnh trứng gắn chặt vào gốc sợi lông.Trứng rận mu có hình bầu dục và có màu trắng hoặc vàng. Trứng rận mu từ khi mới đẻ mất khoảng 6 đến 10 ngày thì nở.
  • Nhộng: Sau khi trứng nở, nhộng sẽ chui ra. Bề ngoài nhộng trông giống như rận mu trưởng thành nhưng với kích thước bé hơn rõ rệt, sau khi nở mất khoảng 2 đến 3 tuần để nhộng sinh trưởng thành những rận mu trưởng thành có khả năng giao phối. Nhộng phải hút máu để sinh tồn.
  • Rận mu trưởng thành: chúng trông giống như những con cua nhỏ khi được quan sát qua kính lúp. Con trưởng thành thường có sáu chân, với hai chân trước to nhất và trông như càng cua. Rận mu trưởng thành thường có màu trắng xám hoặc rám nắng. Con cái thường có kích thước to hơn con đực. Nếu rơi khỏi cơ thể người, rận mu sẽ chết trong vòng không quá 2 ngày.

Đường lây truyền rận lông mu ở nữ giới

Nơi ký sinh và phát triển chủ yếu của rận lông mu ở nữ giới là những nơi nhạy cảm của cơ thể nữ giới: vùng lông mu, vùng da xung quanh. Ngoài ra, có thể bắt rận lông mu ở nữ giới ở bất cứ nơi nào có lông tóc trên cơ thể. Thống kê đã ghi nhận rận lông mu ở nữ giới có thể bắt gặp ở cả lông mày, lông nách, tóc, lông mi, lông ở tay chân, kể cả lông hậu môn.

Rận lông mu ở nữ giới thường lây từ người này sang người khác chủ yếu qua đường quan hệ tình dục, thường gặp nhất ở người tưởng thành. Vì vậy, nếu tìm thấy rận lông mu ở trẻ em, đứa trẻ này khả năng cao đã tiếp xúc hoặc đang bị lạm dụng tình dục và cần được giúp đỡ. Đôi khi, việc tiếp xúc thông thường hoặc qua việc dùng chung quần áo, khăn tắm, trải giường với người nhiễm rận mu cũng có thể lây truyền bệnh rận mu.

Triệu chứng khi nhiễm rận lông mu ở nữ giới

rận lông mu ở nữ giới
Trứng rận mu trên lông

Thông thường, nước bọt của rận mu khiến cho máu của người trở nên khó đông để thuận tiện cho việc hút máu. Đồng thời khi nước bọt của rận mu tiết vào máu sẽ gây triệu chứng ngứa tại nơi cắn , với mức độ đa dạng từ nhẹ đến dữ dội. Khi ngứa bệnh nhân sẽ gãi, vô tình làm trầy xước da, tạo điều kiện cho vi trùng ở móng tay xâm nhập vào da qua vết xước gây viêm loét, nhiễm trùng. Nếu rận mu ở lông mi, có thể gây viêm kết mạc và viêm giác mạc.

  • Hành động gãi ngứa vùng bẹn, mu, hậu môn trong tình trạng sinh hoạt nơi đông người có thể khiến bệnh nhân cảm thấy xấu hổ. Cơn ngứa có thể dữ dội đến mức không thể ngừng gãi, và gây cảm giác rất khó chịu cũng như ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hằng ngày.
  • Bác sĩ có thể tìm thấy trứng rận mu ở những vùng lông tóc khác trên cơ thể. Đặc biệt nữ giới có ít lông hơn nên khả năng ẩn náu của rận mu cũng thấp hơn nam giới.
  • Triệu chứng phổ biến nhất như đã nêu, là ngứa và sẩn đỏ. Về đêm, ngứa ngày càng tăng vì đây là lúc rận lông mu ở nữ giới hoạt động nhiều nhất. Ngoài sẩn đỏ ở vùng da bị nhiễm rận mu, những vết thâm, trầy xước hay nhiễm trùng cũng có thể tìm thấy ở bệnh nhân.
  • Người nhiễm rận lông mu ở nữ giới cũng có thể mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác (lậu, giang mai, HIV….) vì chúng được truyền qua cùng lúc khi họ bị nhiễm rận mu.

Điều trị rận lông mu ở nữ giới như thế nào?

Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ rận mu bằng tay hoặc hoặc dùng nhíp nhỏ gắp chúng ra nếu chỉ phát hiện trứng hoặc một vài rận mu trưởng thành còn sót lại, hoặc đơn giản hơn là nhổ/ cắt lông mi.

Điều trị chuyên biệt khi nhiễm rận mu bao gồm các thuốc mỡ kháng sinh, kháng viêm, riêng với viêm kết mạc do rận mu cần dùng thuốc nhãn khoa chuyên biệt. Không được tự ý sử dụng các kem dưỡng ẩm như Vaseline vì có thể gây kích ứng nghiêm trọng với những vùng da nhạy cảm như mắt, ….

Điều trị chung

Đối với bệnh nhân:

  • Vệ sinh khu vực nhiễm rận mu sạch sẽ và thấm khô bằng khăn vải mềm.
  • Dùng thuốc trị rận để bôi vào vùng da bị rận mu và các vùng da xung quanh, bao gồm: Malathion (Ovide) là một loại kem dưỡng ẩm bôi ngoài da, thuốc uống Ivermectin… Chú ý các thuốc này cần được sử dụng dưới hướng dẫn của bác sĩ Da liễu.
  • Để tiêu diệt những trứng rận hoặc những rận mu cuối cùng còn sót lại trên quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm, hãy dùng ử dụng nước nóng (ít nhất 54 độ C) để giặt chúng và sấy khô đồ đạc của người nhiễm bệnh.
  • Giặt quần áo lót sạch sẽ sau khi điều trị.
  • Những vật dụng không giặt được có thể giặt khô.

Đối với bạn tình, chồng:

  • Kiêng quan hệ tình dục với bạn tình hoặc chồng của mình cho đến khi điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh rận mu.
  • Thông báo cho (những) người bạn tình của người bệnh rằng họ hoàn toàn có khả năng bị nhiễm rận mu để họ đi khám và điều trị.
  • Những nữ giới nhiễm rận mu nên được khám các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (giang mai, lậu, HIV…).

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Rận lông mu ở nữ giới: 1 số đặc điểm và cách điều trị tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: cdc.govimpehcm.org.vn