Top 10 cách giảm phù nề chân hiệu quả nên tham khảo

Bác sĩ Trần Diễm Hương
Tư vấn chuyên môn bài viết
Bác sĩ Trần Diễm Hương
Phòng khám Liên kết Docosan Đa Khoa

Tình trạng phù nề ở bàn chân và mắt cá chân đang ngày càng phổ biến, nhất là phù chân ở người già. Chính vì vậy, cách giảm phù nề chân hiện đang được nhiều người quan tâm. Vậy có tình trạng uống thuốc bị phù nề chân hay không? Cách giảm phù nề chân hiệu quả là gì? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu 10 cách giảm phù nề chân trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về phù chân

cách giảm phù nề chân
Tổng quan về phù chân

Sự gia tăng bất thường của dịch thoát ra khỏi lòng mạch máu và tích tụ ở mô kẽ chi dưới (ở mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân gây sưng nề vùng da ở đó) được gọi là tình trạng phù nề chân.

Chân bị phù nề là hiện tượng chân có kích thước tăng lên đáng kể so với bình thường, chân sưng, da chân căng, màu da có thể thay đổi, nếu dùng tay ấn vào chỗ bị phù sẽ có hiện tượng lún xuống.

Phù nề chân có thể xảy ra ở cả hai chân, có thể bao gồm cả vùng bắp chân hoặc thậm chí phù lên tận trên đùi. Do tác động của trọng lực, khu vực phù nề dễ phát hiện nhất chính là phần dưới của cơ thể (cụ thể ở đây là chi dưới – 2 chân). Điều này khiến cho người bệnh gặp khó khăn, bất tiện trong việc di chuyển, hoạt động, sinh hoạt, có thể gây đau đớn và gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, cách giảm phù nề chân hiệu quả là điều mà nhiều người quan tâm.

Nguyên nhân phù chân

cách giảm phù nề chân
Người cao tuổi dễ bị phù chân hơn bình thường

Để việc điều trị đạt được hiệu quả, chúng ta cần biết chính xác nguyên nhân gây ra phù nề chân của mình là do đâu? Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh bên cạnh những cách giảm phù nề chân tại nhà. Phù chân và mắt cá chân thường xảy ra trên những người có đặc điểm sức khỏe sau đây:

  • Thừa cân khiến chân phải chịu trọng lượng lớn
  • Khi có cục huyết khối bị tắc ở chân, gây bít tắc lòng tĩnh mạch, khu vực phía sau vùng tắc nghẽn sẽ gia tăng áp lực nghiêm trọng, đẩy máu ra khỏi tĩnh mạch vào các mô kẽ, gây sưng, phù nề chân. Nếu tắc ở những vị trí quan trọng trong cơ thể có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người cao tuổi thường dễ bị phù nề chân hơn so với những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do người già dễ mắc các bệnh mãn tính gây phù và ảnh hưởng của sự lão hóa lên các cấu trúc, cơ quan bên trong cơ thể. Cách giảm phù nề chân ở người già, bạn có thể tham khảo ở dưới chú ý nhất ở chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt, đồng thời sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đang có tình trạng nhiễm trùng ở chân
  • Hệ tĩnh mạch chi dưới không thể hồi lưu máu trở về tim hoàn toàn (được gọi là suy tĩnh mạch, thường là do bệnh lý giãn tĩnh mạch). Tình trạng gây hiện tượng ứ đọng máu lại ở các chi, đặc biệt gây giãn tĩnh mạch chi dưới khiến cho chân phù nề, mỏi, nhức, đau…
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật chi dưới, bàn chân hoặc mắt cá chân khiến máu dồn xuống bộ phận này cũng có thể gây phù nề sau một thời gian kể từ khi phẫu thuật. Phù chân cũng có thể xảy ra đối với những bệnh nhân phẫu thuật các bệnh ung thư ở vùng chậu.
  • Các chuyến bay dài hoặc ngồi ô tô đường dài, đứng ngồi một chỗ quá lâu, không di chuyển, hoạt động thường dẫn đến phù cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân.
  • Phù nề chân cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ dùng estrogen hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đa số phụ nữ khi mang thai sẽ bị phù chân, nhất là vào những tuần cuối của thai kỳ.  Khi đó kích thước thai đã to gây chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tăng áp lực thủy tĩnh đẩy dịch ra khỏi lòng mạch vào mô kẽ. Chân thường phù nề vào cuối ngày, sau khi đi bộ nhiều hoặc những ngày trời nắng nóng. Tình trạng phù nề này chỉ diễn ra tạm thời, bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh.  Nếu tình trạng phù chân diễn tiến nhanh và nghiêm trọng, có thể là dấu hiệu gợi ý tiền sản giật, một tình trạng nghiêm trọng biểu hiện bởi phù chân, huyết áp cao và nguy hiểm tính mạng của thai phụ. Lúc đó, bên cạnh việc áp dụng cách giảm phù chân cho bà bầu, bạn phải đi khám để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé.
  • Phù chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý suy tim, suy thận, suy gan, chúng khiến cho dịch không giữ lại trong lòng mạch được mà thoát ra ngoài mô kẽ, và theo chiều của trọng lực mà tích tụ ở chân.
  • Ngoài ra, chân bị phù cũng có thể do trời quá nóng hoặc do uống bia rượu. Khi trời nóng các tĩnh mạch tự giãn ra để làm mát tự nhiên cho cơ thể, chất lỏng đi vào các mô gần đó như là một phần của quá trình này. Khi uống rượu bia, cơ thể sẽ bị tích nhiều nước hơn gây ra hiện tượng phù. Hiện tượng này sẽ tự mất đi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm thì bạn cần đi kiểm tra vì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.

Khi bạn sử dụng thuốc, tác dụng phụ của thuốc có thể gây phù. Một số loại thuốc khiến chân bị sưng phù, bao gồm các loại sau đây:

  • Thuốc chống trầm cảm, bao gồm thuốc ức chế Monoamine Oxidase và thuốc ba vòng
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp nhóm chẹn kênh canxi.
  • Hormone như estrogen và testosterone
  • Steroid

Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc có gây tình trạng phù nề chân hay không? Nếu có, hãy cân nhắc trước khi uống để điều trị theo tình trạng bệnh cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những cách giảm phù nề chân tại nhà để hỗ trợ làm giảm tình trạng trên.

Phù nề chân bình thường có thể tự khỏi sau một thời gian nếu bạn áp dụng các cách giảm phù nề chân. Tuy nhiên, có những trường hợp phù nề chân là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, khi bị phù nề chân kèm theo những biểu hiện bất thường,người bệnh không nên chủ quan mà hãy đi kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị theo phương pháp phù hợp, tránh những biến chứng của bệnh.

Cách giảm phù nề chân tại nhà

cách giảm phù nề chân
Kê cao chân là 1 cách giảm phù nề chân tại nhà

Phù nề chân bình thường có thể tự khỏi dựa vào việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uốngvà thực hiện các cách giảm phù nề chân. Dưới đây một số cách giảm phù nề chân tại nhà có thể giúp giảm phù nề chân( đây là cách giảm phù nề chân cho bà bầu và người già có thể áp dụng) bao gồm:

  • Kê chân trên gối để chúng cao hơn tim khi bạn nằm, dịch sẽ không ứ đọng ở chân nữa (theo chiều trọng lực), giúp máu lưu thông tốt cũng như giảm áp lực lên đôi chân. Đây là cách giảm phù nề chân đơn giản mà hiệu quả.
  • Cách giảm phù nề chân khi đứng lâu là thường xuyên tập thể dục, đặc biệt chú trọng vào đôi chân (chạy bộ, nhảy dây, đi bộ, bơi lội) giúp bơm dịch từ mô kẽ chân trở về tim. Bạn nên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng với cường độ phù hợp không nên tập những bài tập quá nặng với cường độ cao gây áp lực nhiều lên đôi chân khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Ăn uống theo chế độ khoa học, lành mạnh là cách giảm phù nề chân phải áp dụng hàng ngày kể cả khi tình trạng đã giảm. Uống nhiều nước, bổ sung rau củ quả, những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều đường, nước ngọt có gas, không nên uống bia rượu, hút thuốc lá. Áp dụng chế độ ăn ít muối, có thể làm giảm tích tụ dịch và gây phù nề.
  • Mang vớ hỗ trợ (có bán sẵn ở hầu hết các hiệu thuốc và cửa hàng cung cấp dụng cụ y tế) là cách giảm phù nề chân không chỉ áp dụng tại nhà mà còn khi ra ngoài.
  • Tránh ngồi hoặc đứng lâu, hãy thường xuyên nghỉ giải lao để đứng lên và di chuyển xung quanh giúp máu lưu thông đều đặn cả hai chân. Dù là khi làm việc hay học tập bạn hãy nhớ đi lại nhé.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát hoặc quấn vòng quanh đùi, đi giày dép thoải mái, dễ vận động, không nên đi giày cao gót.
  • Giảm cân khi cấn thiết. Khi bạn bị thừa cân hãy giảm cân theo hướng dẫn của bác sĩ để có chế độ ăn cũng như luyện tập phù hợp. Không nên nhịn ăn hay sử dụng các thực phẩm giảm cân trôi nổi trên thị trường. Điều này không hỗ trợ giảm cân mà còn khiến bạn có thể mắc phải những căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Chú ý hỏi bác sĩ về tác dụng phụ có thể gây phù nề chân của các loại thuốc mà họ kê toa cho bạn trước khi sử dụng chúng.
  • Mát xa chân nhẹ nhàng hoặc chườm lạnh, ngâm chân là cách giảm phù nề chân hiệu quả nếu như bạn thấy đau nhức, khó chịu.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm bệnh. Điều này giúp bạn điều trị kịp thời, hiệu quả, giảm biến chứng, tiết kiệm thời gian, chi phí khám chữa bệnh. Khi sử dụng thuốc bạn hãy kết hợp với các cách giảm phù nề chân để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khi nào cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất

Khi bị phù nề chân bạn có thể áp dụng những cách giảm phù nề chân ở trên nhưng khi gặp những biểu hiện dưới đây bạn phải gọi cấp cứu nếu:

  • Bạn cảm thấy khó thở.
  • Bạn bị đau ngực, đặc biệt là cảm giác như bị đè nén hoặc căng tức.

Khám bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Bạn mắc bệnh tim, bệnh thận và tình trạng phù nề ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Bạn có từng mắc bệnh gan và bây giờ bị phù chân.
  • Bàn chân bị phù của bạn có ấm hoặc có màu đỏ khi ấn vào.
  • Bạn bị sốt.
  • Bạn đang mang thai và bị phù ngày càng nhiều hoặc đột ngột bị phù.
  • Đồng thời nên đi khám bác sĩ ngay nếu những cách giảm phù nề chân không đem lại hiệu quả hoặc tình trạng phù vẫn ngày càng tăng.

Chẩn đoán phù nề chân

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và khám sức khỏe toàn diện, đặc biệt chú ý đến các cơ quan như tim, phổi, bụng, hệ thống hạch bạch huyết, chân và bàn chân.

Họ có thể hỏi những câu hỏi như sau:

  • Những vị trí nào của cơ thể bị phù? Mắt cá chân, bàn chân hay cả chân? Trên đầu gối hay thấp hơn?
  • Phù bắt đầu khi nào, ngày càng nặng hơn vào buổi sáng hay buổi tối?
  • Bạn đã áp dụng những cách giảm phù nề chân nào, có hiệu quả không?
  • Tình trạng phù chân của bạn sau khi áp dụng những cách giảm phù nề chân có trở nên tồi tệ hơn trước không?
  • Có từng bị huyết khối ở chân hoặc thuyên tắc phổi chưa?
  • Có từng mắc bệnh giãn tĩnh mạch?
  • Những triệu chứng khác đi kèm.

Khi đi kiểm tra, bên cạnh việc quan sát bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến chân bị phù. Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân phù chân có thể được đề nghị như sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang ngực thẳng hoặc chụp X-quang tứ chi
  • Siêu âm Doppler mạch máu để kiểm tra hệ tĩnh mạch chân của bạn
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Tổng phân tích nước tiểu

Kết luận

Điều trị phù nề chân sẽ tập trung chủ yếu vào nguyên nhân gây phù nề. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu để giảm phù. Tuy nhiên những thuốc điều trị bệnh phù chân có thể có tác dụng phụ. Vì thế bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách giảm phù nề chân tại nhà mà không liên quan đến tình trạng bệnh lý nghiêm trọng trước khi điều trị bằng việc uống thuốc kê toa của bác sĩ.

Ngay cả khi phải sử dụng thuốc điều trị, bạn vẫn nên thực hiện các cách giảm phù nề chân để hỗ trợ giúp quá trình chữa trị đạt hiệu quả tốt nhất. Tất nhiên khi có những biểu hiện bất thường bạn nên đi kiểm tra ngay lập tức để có thể điều trị kịp thời, hiệu quả tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về 10 cách giảm phù nề chân hiệu quả mà bạn có thể tham khảo tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com, medlineplus.gov