Hóa trị và những kiến thức cơ bản cần biết

Hóa trị là một trong các mô thức điều trị bệnh ung thư thường được sử dụng, không chỉ giúp điều trị mà hóa trị còn được dùng với nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh những tác dụng có lợi thí hóa trị liệu cũng mang lại khá nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về hóa trị qua bài viết sau.

Hóa trị là gì?

Hóa trị là dùng các loại hóa chất từ thiên nhiên hoặc tổng hợp có tính gây độc tế bào nhằm ngăn cản sự sống hoặc sinh sản của các tế bào ung thư.

Ung thư là một nhóm bệnh lý lớn, có thể xuất hiện và ảnh hướng đến bất kì cơ quan nào trong cơ thể. Đặc trưng của bệnh ung thư là sự tăng sinh không kiểm soát được của các tế bào trong cơ thể, các tế bào này phát triển vượt xa mức độ bình thường, sau đó xâm lấn các cấu trúc lân cận và lan đến các cơ quan khác. Hóa trị là một trong các mô thức cơ bản để điều trị bệnh ung thư.

hóa trị
Hóa trị có thể được dùng trong điều trị ung thư

Mục đích của hóa trị là gì?

  • Giúp điều trị bệnh ung thư
  • Làm cho khối u chậm phát triển, kéo dài sự sống cho người bệnh
  • Giúp giảm bớt kích thước khối ung thư tạo thuận lợi cho quá trình phẫu thuật hoặc xạ trị.
  • Giúp diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật lấy bỏ, điều trị bổ trợ này có thể giúp đề phòng bệnh tái phát.
  • Làm giảm bớt triệu chứng (chẳng hạn như đau)
hóa trị
Hóa trị được chỉ định điều trị bệnh ung thư

Ưu, khuyết điểm của hóa trị là gì?

Ưu điểm của hóa trị

Hóa trị là vũ khí chính, mô thức điều trị quan trọng trong các ung thư hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp, Lymphoma, đa u tủy, …. Hóa trị sử dụng toàn thân vì các thuốc đặc trị theo dòng máu đi khắp cơ thể giết các tế bào ung thư.

Dùng cho căn bệnh toàn thân di căn xa, ung thư đã di căn, giúp kéo dài sự sống cho người bệnh bằng cách giảm bớt kích thước khối u hoặc làm khối u chậm phát triển lại. Phương pháp hóa trị có thể diệt tế bào ung thư tốt khi tổng khối tế bào còn nhỏ dưới 1 tỷ.

hóa trị
Ưu và khuyết điểm của hóa trị

Khuyết điểm của hóa trị

Phương pháp hoá trị cũng còn nhiều khuyết điểm:

  • Như giải thích ở trên, khi tổng khối tế bào trên 1 tỷ, hóa trị chưa thực sự hữu hiệu để điều trị những khối tế bào ung thư lớn này.
  • Thuốc hóa trị khó đến được vùng lõi bướu do khối ung thư có độ tưới máu không đồng đều nên không thể diệt được khối ung thư hoàn toàn.
  • Xuất hiện tình trạng kháng thuốc sau một chu kỳ hóa trị vì các tế bào ung thư có cơ chế thải độc của riêng chúng.
  • Thường dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau một thời gian đáp ứng do trong một khối ung thư sẽ có những tế bào nhạy với hóa trị (đã bị tiêu diệt khi dùng thuốc) nhưng vẫn còn lại dòng tế bào kháng thuốc tiếp tục phát triển.
  • Có các phản ứng phụ trước mắt và lâu dài do tính độc hại của các hóa chất lên các cơ quan, là yếu tố cản trở việc nâng liều hóa trị.
  • Hóa trị là một cách can thiệp không có tính đặc hiệu và có nguy cơ sinh ung thư thứ phát sau này.

Các tác dụng phụ của hóa trị

Mọi hóa trị đều có độc tính đòi hỏi xác định được bệnh nhân nào phù hợp với cách điều trị này. Nếu không kể đến những mục đích tốt mà hóa trị mang lại thì có thể gọi hóa trị là một phương thức điều trị “thô bạo” vì hóa trị gây ra những phản ứng phụ trước mắt và lâu dài như:

  • Đối với tủy xương: dễ nhiễm trùng do giảm lượng bạch cầu trong máu, thiếu máu, mệt mỏi do giảm hồng cầu, chảy máu do giảm tiểu cầu
  • Đối với đường tiêu hóa: nôn mửa, lỡ miệng, viêm loét miệng, táo bón, tiêu chảy, liệt ruột, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
  • Đối với da, móng, tóc: hư móng, rụng tóc, sạm da
  • Đối với hệ thần kinh: dị cảm, rối loạn tính cách, hành vi, tê bì đầu ngón tay, điếc, ngủ lịm
  • Đối với tim mạch: hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim
hóa trị
Suy tim là tác dụng phụ thường gặp của hóa trị

Các thuật ngữ thường dùng trong hóa trị

Để người nhà và bệnh nhân tiện trong quá trình điều trị, sau đây là danh sách một số thuật ngữ thường được sử dụng:

  • Hóa trị bổ trợ: Sử dụng sau phẫu thuật lấy bỏ khối u nhằm diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể, giúp đề phòng bệnh tái phát.
  • Hóa trị tân bổ trợ: Được sử dụng trước phẫu thuật để làm giảm bớt kích thước khối u
  • Hóa trị tấn công: Thường chỉ liều dùng cao ban động dành cho giai đoạn điều trị tấn công, thường được sử dụng trong các phác đồ điều trị ung thư máu.
  • Hóa trị củng cố: Một khi hóa trị tấn công trước đó đã đạt được sự thoái lui của bệnh, hóa trị củng cố nhằm giữ thành quả đó, liều hóa trị lúc này giảm hơn so với hóa trị tấn công.
  • Hóa trị duy trì: Thường được sử dụng với liều thấp để dùng được trong thời gian dài nhằm kéo dài thời gian lui bệnh, giúp bệnh nhân giữ được tình trạng thoải mái nhất.
  • Hóa trị triệu chứng: Là những phác đồ dành cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, dùng hóa trị để điều trị triệu chứng là chủ yếu.
hóa trị
Các thuật ngữ thường dùng trong hóa trị

Hóa trị được thực hiện như thế nào?

Hóa trị có thể được thực hiện theo nhiều con đường khác nhau:

  • Thuốc theo đường uống
  • Thuốc theo đường truyền tĩnh mạch
  • Theo theo đường tiêm: tiêm bắp, tiêm dưới da
  • Thuốc đường động mạch
  • Thuốc trong phúc mạc hay màng bụng
  • Thuốc bôi tại chỗ
hóa trị
Quy trình thực hiện hóa trị

Kết luận

Hóa trị là là dùng các loại hóa chất từ thiên nhiên hoặc tổng hợp có tính gây độc tế bào nhằm ngăn cản sự sống hoặc sinh sản của các tế bào ung thư, với nhiều mục đích khác nhau như: giúp điều trị bệnh ung thư, làm cho khối u chậm phát triển, kéo dài sự sống cho người bệnh, giúp giảm bớt kích thước khối ung thư tạo thuận lợi cho quá trình phẫu thuật hoặc xạ trị, … có thể thực hiện theo nhiều con đường khác nhau.

Nhìn chung hóa trị đem lại khá nhiều lợi ích trong điều trị ung thư nhưng cũng cần chú ý thật kĩ đến những tác dụng phụ mà nó có thể mang lại cho người bệnh khi sử dụng thuốc hóa trị.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button