Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn mà bạn cần biết

Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn bên cạnh việc phòng ngừa bệnh còn là cách giúp các bác sĩ cứu tinh hoàn khỏi tình trạng dễ dàng hơn. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu một số thông tin về cách phòng bệnh trong bài viết dưới đây nhé!

Xoắn tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng quyết định chức năng và vai trò sinh sản ở nam giới. Tinh hoàn là cơ quan sinh dục được nuôi dưỡng và cố định bởi các dây thừng tinh. Bệnh lý xoắn tinh hoàn xảy ra khi khi các dây thừng tinh này bị xoắn, làm giảm hay gián đoạn máu nuôi đến tinh hoàn, gây ứ trệ. Nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị sẽ làm hoại tử tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở bất cứ cậu chàng nào, độ tuổi thường gặp của bệnh trong khoảng 13 đến 25 tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng sưng đau bìa, đỏ vùng bìu, có thể buồn nôn, nôn, đau bụng, khi đi tiểu có thể gây đau rát, sờ tinh hoàn có cảm giác đau.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xoắn tinh hoàn hiện cũng chưa được tìm ra một cách rõ ràng tường tận, một số mối liên hệ được ghi nhận về tác nhân gây xoắn tinh hoàn:

  • Bệnh lý bẩm sinh:  nhiều trường hợp trẻ em khi sinh ra đã gặp phải tình trạng xoắn tinh hoàn do bất thường trong quá trình hình thành các cơ quan sinh dục.
  • Tinh hoàn ẩn: trong quá trình di chuyển, có hiện tượng tinh hoàn không di chuyển một cách bình thường xuống bìu mà có thể mắc lại tại một số vị trí như ống bẹn hoặc trong ổ bụng.
  • Thường xuyên mặc quần bó sát, chật chội: đây là một trong những yếu tố nguy cơ tạo điều kiện cho việc xoắn dây thừng tinh diễn ra dễ dàng hơn.
  • Ngủ sai tư thế: thói quen nằm nghiêng 1 bên, nằm sấp, nằm vặn đùi sang 1 bên là những tư thế ngủ có nguy cơ dẫn đến việc xoắn tinh hoàn.

Xem thêm: Top 10 thực phẩm tốt cho tinh hoàn nam giới cần ghi nhớ!

Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn tại nhà

Sau khi nắm được các thông tin về bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh, chúng ta cần tìm hiểu cách phòng tránh xoắn tinh hoàn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giảm tỉ lệ mắc bệnh cũng như giảm các tình huống bệnh nặng gây các triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của nam giới.

Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn bạn có thể thực hiện tại nhà bao gồm:

  • Không nên giữ tư thế nằm nghiêng quá lâu, không nên duy trì các tư thế nằm nghiêng 1 bên, nằm sấp, nằm vặn đùi,… Đây là một cách phòng tránh xoắn tinh hoàn hiệu quả cần nam giới duy trì hằng ngày.
  • Không nên mặc các loại quần quá bó, quần quá chật, đặc biệt là các loại quần như skinny jeans, vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ khiến tinh hoàn bị xoắn. Nên chọn những loại quần có chất vải mềm, thông thoáng, không bó chặt.
  • Tích cực tập thể dục thể thao, duy trì thói quen vận động thường xuyên tuy nhiên nên tập đúng cách, không nên tập luyện quá sức của mình, không nên chạy nhảy liên tục.
  • Quan hệ tình dục an toàn: tránh việc quan hệ tình dục quá mạnh bạo, không nên quan hệ với nhiều bạn tình vì có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn, khiến tinh hoàn bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị xoắn tinh hoàn.
  • Không nên tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột: Những người tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột, thường xuyên tắm vào buổi sang, buổi tối bằng nước lạnh cũng khiến tinh hoàn bị xoắn
  • Công việc yêu cầu ngồi thường xuyên thì nam giới mỗi 30 phút cần đứng dậy vận động nhẹ, tránh ngồi lâu. Đây là cách phòng tránh xoắn tinh hoàn cho các nghề nghiệp như nhân viên văn phòng.
  • Trường hợp bị xoắn tinh hoàn nhưng dây thừng tinh có thể tự duỗi thì cần theo dõi, xoắn tinh hoàn có thể tái phát trở lại và cũng có trường hợp không thể tự duỗi được nữa cần phải can thiệp ngoại khoa.

Làm gì khi bị xoắn tinh hoàn?

Áp dụng cách phòng tránh xoắn tinh hoàn sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tuy nhiên trong một số trường nam giới mắc phải xoắn tinh hoàn thì cần các biện pháp can thiệp kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Việc chữa trị căn bệnh này cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

Xoắn tinh hoàn nếu được điều trị trước 6 giờ thì khả năng cứu và bảo tồn tinh hoàn khoảng 90%, tăng lên 6 giờ thì khả năng chỉ còn 50%, từ 12 giờ đến 24 giờ đồng hồ thì chỉ có 10% có thể cứu và bảo tồn tinh hoàn. Phương pháp chữa xoắn tinh hoàn thường được áp dụng là tháo xoắn có thể bằng tay hoặc bằng phẫu thuật.

Phương pháp tháo xoắn bằng tay hay phẫu thuật đều phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, người bệnh không tự ý thực hiện tại nhà vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Đây là một cấp cứu ngoại khoa, do đó việc tiến hành chẩn đoán và điều trị là hết sức cấp thiết.

Sau khi sử dụng các biện pháp chẩn đoán, có thể là trên hình ảnh, siêu âm tinh hoàn, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả đó để tiến hành các biện pháp điều trị như phẫu thuật. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bìu, nếu vẫn còn có thể bảo tồn được thì sẽ tháo xoắn, cố định lại phần bìu. Trường hợp không may mắn sẽ phải cắt bỏ phần bìu hoại tử đồng thời cố định phần bìu bên còn lại.

Việc cố định cũng là một cách phòng tránh xoắn tinh hoàn tái phát trở lại. Cách điều trị xoắn tinh hoàn không phải quá khó tuy nhiên thách thức nằm ở việc bệnh nhân phát hiện các triệu chứng và đi khám kịp thời, trong thời gian vàng để bác sĩ có thể cứu chữa kịp thời.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng nam giới cần thực hiện cách phòng tránh xoắn tinh hoàn. Nam giới không nên chủ quan mà cần ghi nhớ những dấu hiệu, biểu hiện của bệnh để kịp thời đi khám.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo
Call Now Button