Viêm thừng tinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm thừng tinh là căn bệnh nam giới ngoại khoa nguy hiểm có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn ở nam giới. Chính vì vậy để tránh các biến chứng, nam giới nên biết viêm thừng tinh là bệnh gì để có thể kịp thời đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về viêm thừng tinh qua bài viết dưới đây!

Viêm thừng tinh là gì?

Thừng tinh là một ống đi từ mỗi tinh hoàn lên phần dưới ổ bụng, trong thừng tinh chứa các ống dẫn tinh, các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh.

viêm thừng tinh
Viêm thừng tinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm thừng tinh là bệnh lý nam khoa khá phổ biến, thường xảy ra nhất ở tuổi thanh thiếu niên trở lên nhưng cũng có thể phát bệnh khi còn nhỏ. Bệnh tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động thường ngày nhưng có nguy cơ gây vô sinh. Có đến 40% nam giới vô sinh do viêm thừng tinh.

Nguyên nhân gây viêm thừng tinh

Nguyên nhân gây viêm thừng tinh gồm rất nhiều cơ chế khác nhau, có thể kể đến một số nguyên nhân nổi bật sau:

  • Bộ phận từ tĩnh mạch tinh về tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch ổ bụng bị dồn ứ và gây nên tình trạng viêm thừng tinh.
  • Suy van tĩnh mạch tinh hoàn
  • Do nhiệt độ ở vùng bìu, tinh hoàn tăng đột biến dẫn đến trào ngược chất chuyển hóa từ tuyến thượng thận đến các tĩnh mạch tinh, gây viêm thừng tinh.
  • Do cơ địa của mỗi cá thể, có người có vấn đề về mạch máu, hệ thống van tĩnh mạch, … hoặc những người làm công việc thường xuyên đứng lâu, ngồi lâu tại một vị trí hoặc người lười vận động.

Triệu chứng của viêm thừng tinh

Các triệu chứng của viêm dây thừng tinh rất đa dạng, tuy nhiên không quá đặc hiệu cho bệnh viêm thừng tinh. Viêm thừng tinh hoàn gồm các triệu chứng sau:

  • Kích cỡ dương vật bất thường
  • Bìu căng to và sưng đỏ
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, sốt nhẹ
  • Đau khi đứng lâu hoặc ngồi lâu
  • Đau khi quan hệ tình dục
viêm thừng tinh
Viêm thừng tinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
  • Cơn đau vùng tinh hoàn có thể dữ dội hoặc đau âm ỉ

Biến chứng của viêm tinh hoàn

Nếu tình trạng viêm tinh hoàn kéo dài và không được điều trị đúng và kịp thời sẽ rất nguy hiểm vì có thể để lại các biến chứng sau:

  • Vô sinh, hiếm muộn
  • Chất lượng và số lượng tinh trùng suy yếu
  • Thiếu oxy làm suy giảm sợi cơ da bìu ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nhiệt độ của da
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Mất hoặc suy giảm khả năng sinh sản
  • Đe dọa cuộc sống hàng ngày và hành phúc gia đình của người đàn ông.

Điều trị viêm thừng tinh

Có hai phương pháp để điều trị viêm thừng tinh bao gồm:

Phương pháp điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu

viêm thừng tinh
Viêm thừng tinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân sau khi chẩn đoán bệnh viêm thừng tinh với liều lượng, tên thuốc được quy định đúng với tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh để giúp bệnh nhân hỗ trợ điều trị.

Ngoài ra, có thể kết hợp điều trị nội khoa với vật lý trị liệu như sóng ngắn, sóng viba, sóng không gian… để giúp tăng sức đề kháng, tăng tuần hoàn máu và làm giảm triệu chứng bệnh viêm thừng tinh.

Phương pháp điều trị ngoại khoa

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng nề thì các bác sĩ buộc lòng phải áp dụng phương pháp ngoại khoa là cột thắt tĩnh mạch thừng tinh. Là phương pháp được chứng minh có hiệu quả cao với nhiều ưu điểm như: thời gian phẫu thuật được rút ngắn, hồi phục nhanh, chất lượng tinh trùng được cải thiện.

viêm thừng tinh
Viêm thừng tinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Các lưu ý sau phẫu thuật:

  • Có thể trở lại với công việc sau 48 giờ sau mổ.
  • Tránh hoạt động gắng sức trong 48 giờ sau phẫu thuật như: khiêng vác vật nặng hoặc quan hệ tình dục.
  • Có thể hoạt động bình thường trở lại sau 5-7 ngày, kể cả chơi thể thao.
  • Có thể tắm 24 giờ sau mổ, tuy nhiên không ngâm xà bông trong bồn tắm trong vòng 5 ngày sau mổ, chỉ nên tắm bằng nước.
  • Đôi khi vết mổ sẽ có đau nhẹ hoặc rỉ dịch, sưng bìu ít, những lúc đó có thể sử dụng bông, gạc đắp lên vết mổ.
  • Sau mổ, bác sĩ sẽ cho thuốc giảm đau. Bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn trong 48 giờ. Sau đó, dùng thuốc chỉ khi cần thiết như khi đau nhiều.
  • Tái khám đúng hẹn để kiểm tra tình trạng vết mổ sau 2 tuần.
  • Ba tháng sau mổ, thử tinh dịch đồ, đếm số lượng tinh trùng. (Lần thử đầu tiên, số lượng tinh trùng thường chưa cải thiện nhiều, nhưng những lần kiểm đếm sau số lượng sẽ gia tăng)

Các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra sau phẫu thuật

  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Sưng bìu do tụ dịch (tràn dịch khoang màng tinh).
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Teo tinh hoàn.
  • Viêm tinh hoàn tái phát
viêm thừng tinh
Viêm thừng tinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tái khám ngay nếu có triệu chứng sau

  • Đau kéo dài, không giảm khi sử dụng thuốc giảm đau.
  • Vết mổ bị bầm tím hoặc thâm đen.
  • Chảy máu từ vết mổ.
  • Có mùi thối từ vết mổ, hoại từ vùng vết mổ
  • Bìu sưng to.
  • Sốt trên 38 độ C hoặc sốt kèm lạnh run. 

Cách phòng tránh viêm thừng tinh

Để hạn chế diễn tiến của viêm thừng tinh, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Măc loại quần lót dành cho vận động viên nếu viêm tinh hoàn nặng nề
  • Uống thuốc giảm đau thông dụng như acetaminophen nếu cơn đau kéo dài hoặc đau dữ dội.
  • Tái khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng kể trên trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Gọi hoặc thăm khám bác sĩ nam khoa ngay nếu có bất kì vấn đề về khả năng sinh sản.
  • Tuyệt đối không nên lờ đi các cơn đau hoặc chỗ sưng ở bìu chỉ vì xấu hổ hoặc sợ mất phong độ, chỉ như vậy mới tránh bệnh trở nặng và không được điều trị hiệu quả.

Viêm thừng tinh là bệnh lý nam khoa khá phổ biến, thường xảy ra nhất ở tuổi thanh thiếu niên và có thể gây nên những biến chứng như vô sinh, chất lượng và số lượng tinh trùng suy yếu, thiếu oxy làm suy giảm sợi cơ da bìu ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nhiệt độ của da,
suy giảm ham muốn tình dục, …

Các triệu chứng của viêm dây thừng tinh rất đa dạng bao gồm kích cỡ dương vật bất thường, bìu căng to và sưng đỏ, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, sốt nhẹ, đau khi đứng lâu hoặc ngồi lâu, … Có hai phương pháp để điều trị viêm thừng tinh là điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu và điều trị ngoại khoa.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo