Nắm vững các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ theo từng giai đoạn

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý xảy ra ở mẹ bầu và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bệnh lý này không có những triệu chứng cụ thể và chỉ được phát hiện trong những lần khám thai định kỳ của mẹ.

Tuy nhiên, vì là bệnh lý nên chắc chắn cơ thể sẽ phát ra những triệu chứng đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ. Vậy đó là những dấu hiệu nào? Làm thế nào để phòng ngừa? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của DiaB nhé!

Đối tượng nào dễ mắc đái tháo đường thai kỳ?

Theo thông tin được đăng tải trên trang web NHS – website y tế lớn nhất của Vương quốc Anh, bất cứ phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn:

  • Phụ nữ mang thai trên 30 tuổi
  • Tiền sử gia đình đã có người mắc đái tháo đường type 2.
  • Từng bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Bị thừa cân hoặc béo phì cả trước và khi đang mang thai.
  • Tiền sử sinh con quá lớn, nặng hơn 4kg.
  • Có tiền sử sản khoa bất thường như: thai lưu không rõ nguyên nhân, sinh non, dị tật,…
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Theo các chuyên gia, khi thuộc 1 trong số các đối tượng trên, bạn nên khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ trong thời gian mang thai.

Bất cứ phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

Triệu chứng đái tháo đường thai kỳ theo giai đoạn

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là thai đầu, nhiều mẹ sẽ gặp khó khăn và ngỡ ngàng. Do đó, việc chuẩn bị tâm lý và các thông tin là điều cần thiết. Việc nắm các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ theo từng giai đoạn là điều mẹ cần tìm hiểu từ sớm.

Dấu hiệu chung thường gặp

Triệu chứng đái tháo đường thai kỳ thường gặp như sau:

  • Mẹ đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn.
  • Khát nước liên tục, thường xuyên thức giấc nửa đêm để uống nước.
  • Giảm cân nặng mà không rõ nguyên nhân, người luôn thiếu sức sống.
  • Mắt nhìn bị mờ không rõ nguyên nhân.
  • Dễ bị trầy xước da và vết trầy xước lâu lành hơn bình thường.
  • Nguy cơ nhiễm nấm vùng kín cao hơn người bình thường. Và khi mắc phải, dùng thuốc trị thông thường cũng ít hiệu quả.
  • Một số mẹ có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, khó chịu, mệt mỏi.

Tham khảo thêm: Những điều cần biết về tiểu đường thai kỳ – Bà bầu lưu ngay!

Tam cá nguyệt 1 và 2

Các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ đều không rõ nét và không dễ nhận biết ở mỗi giai đoạn. Vì thế, việc thường xuyên kiểm tra đường huyết khi mang thai là điều mẹ bầu cần lưu ý và thực hiện trong tam cá nguyệt thứ 2.

Mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi là triệu chứng đái tháo đường thai kỳ

Mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi là triệu chứng đái tháo đường thai kỳ

Theo các chuyên gia, đa số phụ nữ mang thai được phát hiện tình trạng tiểu đường tình cờ trong các lần kiểm tra định kỳ mà không phải do xuất hiện các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ rõ rệt. Đối với những mẹ bầu đã từng mắc bệnh này trong những lần mang thai trước đó, hoặc bị cao huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu, đã có tiền sử sinh con có cân nặng lớn bất thường thì sẽ có những dấu hiệu cảnh báo trong 3 tháng đầu.

Tam cá nguyệt 3

Các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ ở 3 tháng cuối có thể rõ ràng hơn các tháng trước như:

  • Uống nhiều nước và khát nước nhiều hơn bình thường.
  • Mệt mỏi hơn rất nhiều so với các phụ nữ mang thai khác. Các chuyên gia sức khỏe nhận định đây là triệu chứng đái tháo đường thai kỳ không đặc hiệu.
  • Có thể xuất hiện một số triệu chứng bị mờ mắt nhưng tình trạng này không kéo dài.
  • Nước tiểu có dấu hiệu bị kiến bu.
  • Việc ăn uống không kiểm soát được, ăn nhiều.

Tuy nhiên, các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu đều không đặc hiệu. Để nhận biết chính xác căn bệnh này, mẹ bầu cần làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết và cần đến sự tư vấn của bác sĩ trong việc kiểm soát đường huyết ổn định.

Cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ khi nào?

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố. Do đó, việc kiểm tra sàng lọc đái tháo đường thai kỳ là yêu cầu cần thiết dù mẹ bầu đã có tiền sử bệnh hay không.

Mẹ bầu cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở tuần thai thứ 24 đến 28

Mẹ bầu cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở tuần thai thứ 24 đến 28

Theo nhiều số liệu, thời điểm xuất hiện các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ thường rơi vào tuần thai thứ 24 đến 28. Vì thế, đây là thời điểm lý tưởng để thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao thì việc xét nghiệm đái tháo đường nên được diễn ra trong lần khám thai đầu tiên.

Giải pháp kiểm soát đường huyết ở mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Khi xuất hiện các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ hoặc đã được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh, mẹ bầu cần thực hiện ngay các giải pháp kiểm soát đường huyết, để hạn chế tiến triển các biến chứng có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Kiểm soát đường huyết

Khi bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần phải được kiểm soát đường huyết ổn định để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ số đường huyết lúc đói phải dưới 5.8 mmol/l, 1 giờ sau ăn thấp hơn 7.8 mmol/l và 2 giờ sau ăn thấp hơn 7.2 mmol/l. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý không để mức đường huyết lúc đói bị thấp hơn 3.4 mmol/l.

Để đường huyết ổn định, ngoài thực hiện các giải pháp kiểm soát, mẹ cũng nên chủ động đo đường huyết của mình. Ngoài việc kiểm tra đường huyết ở những lần khám thai định kỳ, mẹ có thể sắm cho mình bộ máy đo đường huyết không lấy máu để chủ động theo dõi đường huyết ngay tại nhà.

Chủ động đo đường huyết tại nhà bằng máy FreeStyle Libre Abbott

Chủ động đo đường huyết tại nhà bằng máy FreeStyle Libre Abbott

Máy đo đường huyết liên tục có thể cảnh báo và hiển thị biểu đồ thể hiện chỉ số đường huyết của mẹ bầu đang tăng hay giảm. Từ đó, mẹ có thể quản lý mức đường huyết hằng ngày tốt hơn, giảm thiểu các nguy cơ hạ/tăng đường huyết và tiện lợi hơn khi không cần trích máu.

Trên thị trường, có nhiều loại máy đo đường huyết liên tục. Nhưng được khuyến cáo và được phép sử dụng tại nhà thì chỉ có máy đo đường huyết FreeStyle Libre Abbott. Sản phẩm hiện được phân phối chính hãng bởi DiaB với mức giá ưu đãi.

Khi lựa chọn máy đo đường huyết không cần lấy máu FreeStyle Libre, ngoài việc giúp mẹ bầu theo dõi đường huyết liên tục trong vòng 14 ngày mà không cần chích máu ngón tay, DiaB còn cung cấp cho mẹ bầu nhiều gói lựa chọn với mức chi phí hợp lý nhất, tích hợp nhiều chương trình tư vấn, theo dõi và điều chỉnh đường huyết tại nhà. Nhờ đó, mẹ bầu có thể dễ dàng theo dõi và quản lý đường huyết của mình.

Dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn uống của mẹ bầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cân bằng lại mức đường huyết. Theo một số nghiên cứu, mẹ bầu có thể ổn định lại đường huyết nhờ chế độ dinh dưỡng hằng ngày mà không cần can thiệp bằng thuốc. Vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ, dù đã được chẩn đoán hay chưa thì mẹ cũng cần chú ý đến lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.

Theo đó, tổng năng lượng mà mẹ bầu dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là 30 Kcal/kg (Tính dựa trên cân nặng lý tưởng). Chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể đảm bảo sự tăng trọng cần thiết trong suốt thai kỳ (0.45kg/ tháng trong tam cá nguyệt 1, 0.2 – 0.35 kg/ tuần trong thời điểm tam cá nguyệt 2 và 3). Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chia đều năng lượng trong ngày thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ, không nên nạp quá nhiều carbohydrate vào mỗi bữa sáng.

Mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn hằng ngày để kiểm soát đường huyết ổn định

Mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn hằng ngày để kiểm soát đường huyết ổn định

Mẹ cũng cần lưu ý đến các thực phẩm sử dụng hằng ngày. Mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ nên bổ sung thịt nạc, cá, đậu hũ, các loại sữa không béo và không đường, thực phẩm ít gây tăng đường (gạo lứt, củ quả, rau xanh, đậu đỗ, trái cây ít ngọt,…). Và hạn chế các thực phẩm ngọt, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều chất béo, nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết”

Nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ hoặc đã được chẩn đoán thì đừng lo lắng vì các chuyên gia DiaB luôn đồng hành cùng mẹ thông qua chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết“. 

Đồng hành cùng mẹ bầu trong 7 tuần, các chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên sức khỏe của DiaB sẽ giúp mẹ bầu xây dựng chế độ ăn trong thai kỳ với đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ vận động phù hợp, hướng dẫn kiểm soát đường huyết và để em bé trong bụng mẹ phát triển toàn diện. Đồng thời, giúp mẹ quản lý stress trong thai kỳ và phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 sau sinh.

Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết” ngay TẠI ĐÂY.

Các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ thường không rõ ràng và có thể nhầm lẫn với các biểu hiện trong thai kỳ. Do đó, khi xuất hiện các biểu hiện hoặc thuộc nhóm nguy cơ, mẹ cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm và có những hướng dẫn kiểm soát đường huyết để đảm bảo an toàn cả mẹ và con. Và đừng quên DiaB luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé để ngăn ngừa tiến triển các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ.

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/ 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20355345