Bà bầu bị tiêu chảy: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bà bầu bị tiêu chảy là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai bên cạnh vấn đề táo bón. Tiêu chảy và táo bón có thể xảy ra thường xuyên trong thai kỳ do nhiều nguyên nhân khác nhau, không nhất thiết liên quan tới việc mang thai. Tiêu chảy thông thường không nghiêm trọng, nhưng nếu không cẩn thận có thể gây ra nhiều rắc rối cho cả mẹ và thai nhi. Cùng Doctor có sẵn hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy được xác định khi tình trạng đi tiêu ra phân lỏng xuất hiện với tần suất 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Đôi khi phân có thể lẫn nhầy máu trong một số trường hợp nhiễm vi trùng, kèm theo đó hay gặp triệu chứng đau quặn bụng. Tiêu chảy trong thời kì mang thai là rất phổ biến, tuy nhiên bà bầu bị tiêu chảy không đồng nghĩa với việc tiêu chảy sẽ luôn luôn liên quan tới thai kỳ.

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của phụ nữ thường bị giảm sút đi nên việc ăn uống cần phải cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa bị yếu đi tạo điều kiện cho những sinh vật ngoại lai xâm nhập. Bà bầu bị tiêu chảy có thể do vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm và do thuốc.

Bà bầu bị tiêu chảy
Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Bên cạnh đó, một số bệnh lý có thể làm cho triệu chứng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, xảy ra thường xuyên hơn như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac, viêm loét đại tràng. Một số nguyên nhân sau đây thường gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nhiều phụ nữ thực hiện thay đổi chế độ ăn uống hoàn toàn ngay khi họ phát hiện ra mình mang thai. Sự thay đổi đột ngột trong lượng thức ăn có thể làm rối loạn tiêu hóa và có khả năng gây tiêu chảy.
  • Sự nhạy cảm với thực phẩm mới: Nhạy cảm với thức ăn có thể là một trong những thay đổi mà phụ nữ gặp phải khi mang thai. Những thực phẩm chưa bao giờ làm bà bầu ngán trước khi mang thai giờ đây có thể khiến đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
  • Vitamin trước khi sinh: Uống vitamin trước khi sinh rất tốt cho sức khỏe của bà bầu cũng như sức khỏe của thai nhi đang lớn. Tuy nhiên, những loại vitamin này có thể làm rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy.
  • Thay đổi nội tiết tố: Hormone có thể làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại là nguyên nhân gây ra táo bón. Hormone cũng có thể tăng tốc hệ thống tiêu hóa, điều này có thể làm cho bà bầu bị tiêu chảy.

Dấu hiệu và triệu chứng đi kèm ở bà bầu bị tiêu chảy

Tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước. Nếu bà bầu bị tiêu chảy kéo dài hơn hai hoặc ba ngày hãy hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Mất nước nghiêm trọng gây ra các biến chứng nguy hiểm trên thai kỳ thai kỳ. Các triệu chứng mất nước bao gồm:

  • Không đi tiểu hoặc tiểu rất ít với nước tiểu màu vàng sẫm.
  • Da khô, lanh.
  • Cảm giác khát nước.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Tim đập nhanh.
  • Nhịp thở tăng.
  • Mệt mỏi, dễ bị kích thích đôi khi có thể dẫn đến ngất do hạ huyết áp.
Bà bầu bị tiêu chảy
Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Để ngăn ngừa mất nước ở bà bầu bị tiêu chảy, sản phụ có thể uống từ 1-2 lít nước mỗi ngày để bù lượng nước đã mất do tiêu chảy.

Bà bầu bị tiêu chảy thì khám ở đâu?

  • Bệnh viện Quốc tế City – Q. Bình Tân
  • Phòng khám đa khoa Sài Gòn Healthcare – Q.10
  • Phòng khám Nội tổng hợp An Phước – Q. 10

Chẩn đoán nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Để chẩn đoán bà bầu bị tiêu chảy, bác sĩ cần phải khai thác triệu chứng đi tiêu của người bệnh một cách chính xác cùng với đó là các triệu chứng đi kèm của việc mất nước, tránh bỏ xót các dấu hiệu nghiêm trọng. Kết hợp giữa quá trình diễn tiến của bệnh và qua thăm khám lâm sàng bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu về nguyên nhân, biến chứng cũng như các đánh giá chung của bệnh. Sau đó một số xét nghiệm sẽ được chỉ định để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Đối với bà bầu bị tiêu chảy kéo dài hơn 2-3 ngày, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng mất nước như công thức máu, điện giải đồ, khảo sát chức năng gan, thận, siêu âm thai nhi. Nếu mất nước quá nặng có thể ảnh hưởng đến lượng nước ối của thai nhi, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Bà bầu bị tiêu chảy
Chẩn đoán nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy ở thai phụ

Hầu hết tất cả các trường hợp tiêu chảy sẽ tự khỏi trong vài ngày. Mối quan tâm chính của bệnh tiêu chảy là giữ đủ nước cho cơ thể. Đảm bảo rằng bà bầu luôn uống đủ từ 1-2 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng nước trái cây và nước canh để bù nước và các chất điện giải, vitamin mà cơ thể đã mất qua quá trình tiêu chảy.

Nếu một loại thuốc đang dùng gây tiêu chảy, đôi khi cơ thể có thể tự điều chỉnh được khiến cơn tiêu chảy có thể ngừng lại. Nhưng nếu không, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Một số nhóm thực phẩm có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn. Tránh xa thức ăn nhiều chất béo, đồ ăn chiên dầu, thức ăn cay, sữa, bơ và thức ăn giàu chất xơ.

Bà bầu bị tiêu chảy
Bà bầu bị tiêu chảy cần bổ sung đủ lượng nước

Nếu nguyên nhân của bệnh tiêu chảy được bác sĩ chấn đoán là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thai phụ có thể cần phải dùng kháng sinh. Nếu bà bầu bị tiêu chảy là do vi-rút, thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích được gì. Do đó, các trường hợp tiêu chảy kéo dài cần đến thăm khám bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Kết luận

Bà bầu bị tiêu chảy là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai. Hầu hết triệu chứng tiêu chảy có thể không đáng lo ngại và tự khỏi hẳn sau vài ngày nhưng bên cạnh đó tiêu chảy nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ lẫn thai nhi. Do đó không nên chủ quan trước các trường hợp tiêu chảy kéo dài ở phụ nữ trong thai kỳ.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Diarrhea and Pregnancy: Causes & Remedies (healthline.com)