Bệnh đa nang buồng trứng là gì, có nguy hiểm không?

Mặc dù là một căn bệnh phụ khoa phổ biến nhưng khi không phải chị em phụ nữ nào cũng hiểu rõ đa nang buồng trứng là gì, tác hại như thế nào đến sự sinh sản. Ở bài viết này, Doctor có sẵn sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức thông thường, cần biết để trả lời cho câu hỏi đa nang buồng trứng là gì, có nguy hiểm không.

Đa nang buồng trứng là gì?

Để giải đáp thắc mắc đa nang buồng trứng là gì thì câu trả lời như sau: đây là một hội chứng khá phổ biến ở nữ giới (tên tiếng Anh: Polycystic Ovary Syndrome – PCOS), đặc biệt là phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản. Bệnh chủ yếu gây ra bởi rối loạn cân bằng nội tiết mà cụ thể là hormone Androgen – thường được gọi là hormone nam giới.

Sự gia tăng quá mức hormone Androgen khiến cho buồng trứng không thể sản xuất các hormones theo đúng tỉ lệ bình thường, ảnh hưởng đến trứng và sự phóng noãn. Tại buồng trứng, vỏ màng bao quanh buồng trứng dày lên, buồng trứng to hơn, trứng cũng trở nên to hơn, buồng trứng có nhiều nang nhỏ không phát triển được; noãn bào không chín, nếu có chín và vỡ ra thì trứng cũng không thoát ra ngoài được.

Do đó người bị đa nang buồng trứng có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, dưới 25 hoặc trên 35 ngày, thậm chí vài tháng đến một năm mới có kinh một lần, có nhiều nguy cơ không phóng noãn.

Hậu quả tất yếu của đa nang buồng trứng là gì? Chính là những ảnh hưởng trực tiếp đến việc mang thai của phụ nữ. Đây là một trong những lý do thường gặp của phụ nữ bị hiếm muộn, vô sinh.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đa nang buồng trứng

Tại sao bị đa nang buồng trứng? Giới chuyên môn hiện còn nhiều tranh cãi xoay quanh nguyên nhân chính gây nên bệnh đa nang buồng trứng, nhiều chuyên gia khẳng định những yếu tố dưới đây có thể góp phần ảnh hưởng hoặc phối hợp gây bệnh:

Yếu tố di truyền

Đây là yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến hội chứng đa nang buồng trứng, các nhà khoa học nghĩ rằng có một số gien nhất định liên quan đến hội chứng này vì những người bị đa nang buồng trứng cũng thường có mẹ, chị gái hoặc em gái bị bệnh. Do đó, nếu có người thân được chẩn đoán bệnh này, bạn nên đi khám định kỳ, thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

Rối loạn trao đổi chất liên quan đến insulin

Insulin là nội tiết tố quan trọng giúp kiểm soát đường trong cơ thể, chuyển hóa đường trong máu vào tế bào. Nếu cơ thể bạn không sử dụng tốt insulin, tuyến tuỵ sẽ tăng tiết insulin với mong muốn cơ thể sẽ duy trì hoạt động bình thường. Không may tình trạng này sẽ khiến insulin trong máu bị dư thừa và kích thích sản sinh ra thêm Androgen.

Như bạn đã biết ở trên, nồng độ Androgen tăng lên ảnh hưởng xấu đến buồng trứng do cản trở sự phát triển của nang trứng và sự rụng trứng, từ đó gây đa nang buồng trứng.

Ngoài ra, khi không được chuyển hóa vào tế bào, đường sẽ được chuyển đổi thành chất béo khiến người bị đa nang buồng trứng tăng cân, béo phì dù có chế độ ăn uống bình thường và rất khó giảm cân.

Tình trạng kháng insulin cũng thường đi kèm với các rối loạn chuyển hóa khác, dẫn đến nhiều bệnh lý như cao huyết áp, rối loạn lipid máu như tăng triglyceride, tăng LDL, giảm HDL, tăng vòng bụng, cường androgens ở phụ nữ.

Chế độ ăn uống và lối sống

Lối sống không khoa học như sử dụng chất kích thích, chế độ ăn uống không lành mạnh đặc biệt là ăn quá nhiều tinh bột và lười vận động của là những yếu nguy cơ của bệnh. Mặc dù người bệnh buồng trứng đa nang thường bị béo phì, thừa cân nhưng những người gầy ốm cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh buồng trứng đa nang:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường như kinh không đều, kéo dài hoặc vô kinh là dấu hiệu phổ biến nhất của buồng trứng đa nang.
  • Gặp khó khăn trong việc thụ thai do kinh nguyệt không đều và bất thường của trứng.
  • Gặp nhiều vấn đề về da: da mặt hay nổi mụn trứng cá, mảng da sẫm màu hoặc vùng da dư thừa ở nách hoặc quanh cổ.
  • Lông phát triển nhiều hoặc nhanh trên mặt, ngực, bụng, lưng hoặc bắp đùi. Lông có thể mọc rất đen, rậm và cứng.
  • Tóc yếu, mỏng và rụng nhiều.
  • Có thể bị ngưng thở lúc ngủ.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, tâm trạng thất thường hoặc trầm cảm.
  • Tăng cân, béo phì, khó giảm cân.
  • Đồng mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu.

Có thể kết luận rằng đa nang buồng trứng rất nguy hiểm vì trực tiếp gây nên tình trạng vô sinh hiếm muộn, di truyền cho đời sau, khiến bệnh nhân đồng mắc các bệnh béo phì, tim mạch, đái tháo đường, u thư lạc nội mạc tử cung,…

Buồng trứng đa nang có thai được không?

Sau khi đã hiểu rõ đa nang buồng trứng là gì, hẳn nhiều chị em cũng rất hoang mang không biết người bị buồng trứng đa nang có thai được không? Bằng những biện pháp điều trị tích cực bằng nội – ngoại khoa, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân gia tăng đáng kể tỷ lệ mang thai bằng những đề xuất sau:

  • Giảm cân, giảm mỡ cho bệnh nhân: Việc giảm cân góp phần giảm cholesterol và giảm bớt tình trạng đề kháng insulin của cơ thể, thúc đẩy quá trình rụng trứng diễn ra bình thường, tăng khả năng thụ thai.
  • Chế độ ăn: Để giảm cân, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn ít tinh bột, giàu chất xơ, giàu đạm thực vật, nhiều vitamin và sắt từ thực vật.
  • Vận động thể lực hợp lý, thường xuyên.
  • Không thức khuya.
  • Tránh lo âu, căng thẳng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…
  • Sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng: Nếu các biện pháp thay đổi lối sống không hiệu quả và người bệnh đang mong muốn có thai, bác sĩ có thể kê một loại thuốc để kích thích rụng trứng.

Về ngoại khoa, bạn có thể lựa chọn một số phương pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ như: Phẫu thuật nội soi buồng trứng để làm giảm mức độ kích tố nam và tăng cường sự rụng trứng; hay thụ tinh trong ống nghiệm.

Hy vọng bài viết “Bệnh đa nang buồng trứng là gì, có nguy hiểm không?” đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho chị em. Hãy dành thời gian đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn nghĩ mình đang mắc căn bệnh này để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Thuốc trị đa nang buồng trứng

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: NHS