Các phương pháp giảm đau đẻ được áp dụng khi sinh nở

Làm sao để giảm đau đẻ khi chuyển dạ? Các cơn co tử cung tạo ra các cơn đau đẻ mà mẹ không thể kiểm soát, cơn đau đẻ đến và đi từng hồi đều đặn, mức độ khó chịu tăng dần nhưng không gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi. Vậy có những phương pháp giảm đau nào hiệu quả được nhiều bà bầu lựa chọn? Cùng Docosan tìm hiểu bài viết được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Các phương pháp giảm đau đẻ được áp dụng khi sinh nở

Đau đẻ là điều cơ bản phải có bởi vì nó là động lực của cuộc chuyển dạ, nhưng ai cũng phải công nhận đây là cơn đau khó chịu đựng nhất mà mỗi chị em phụ nữ phải trải qua. Thông thường, đau trong lúc chuyển dạ sanh sẽ khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác của vị, vị thế thai nhi, kích thước thai nhi, các cơn co thắt làm giãn nở và căng cơ tử cung,…

Đối với những chị em lần đầu sinh nở thường lựa chọn phương pháp giảm đau đẻ để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, kiểm soát tốt nhất. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp giảm đau còn tác động nhiều vào yếu tố tâm lý.

giảm đau đẻ
Cơn đau đẻ luôn khiến tất cả chị em phụ nữ lo sợ

Hiện nay, có hai phương pháp giảm đau đẻ đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay là phương pháp giảm đau bằng thuốc và giảm đau không dùng thuốc. Mỗi phương pháp sẽ bao gồm các phương pháp giảm đau nhỏ, cụ thể hơn:

Phương pháp giảm đau đẻ dùng thuốc

Hiện nay có không ít bà bầu lựa chọn phương pháp giảm đau đẻ bằng thuốc thì họ nghĩ rằng điều này sẽ giúp bản thân cảm thấy dễ chịu trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, hiện có không ít thủ thuật giảm đau đẻ bằng thuốc được giới y học hiện đại áp dụng. Mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ tư vấn để quyết định đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

Gây tê ngoài màng cứng – Phương pháp đẻ không đau

Gây tê ngoài màng cứng là một trong những phương pháp giảm đau đẻ thông dụng được nhiều thai phụ lựa chọn. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào vùng lưng sản phụ qua một ống nhỏ (catheter). Mẹ bầu lúc này sẽ được hướng dẫn ngồi, hay nằm nghiêng. Liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh tùy trường hợp, mức độ đau.

Phương pháp gây mê ngoài màng cứng được xem là khá an toàn, linh hoạt. Tác dụng phụ của phương pháp này rất ít gặp, các tác dụng phụ có thể gặp là hạ huyết áp thoáng qua, đau lưng, và khoảng 1% sản phụ bị nhức đầu trong vòng 1-7 ngày sau khi tiêm gây tê, và cơn đau sẽ biến mất khi sản phụ uống thuốc giảm đau thông thường.

giảm đau đẻ
Giảm đau đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Gây tê từng vùng

Gây tê từng vùng là liệu pháp giảm đau đẻ được thực hiện bằng cách dùng thuốc tê tiêm vào khu vực xung quanh các dây thần kinh cảm giác của một vùng nhỏ trên cơ thể. Đó có thể là vùng âm đạo, âm hộ, đáy chậu,… Thủ thuật giảm đau này sẽ được thực hiện trước khi sinh nhằm ngăn ngừa cơn đau ngay thời điểm sinh.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp nào xảy ra các vấn đề liên quan đến phản ứng hay dị ứng với thuốc tế.

Mặt khác, phương pháp này không giúp giảm đau một cách trọn vẹn. Bởi chúng không có tác dụng giảm đau ở vùng cổ, thân, đáy tử cung,… nên không phải là phương pháp lý tưởng nhất.

Gây tê tủy sống liều thấp

Gây tê tủy sống là thủ thuật dùng thuốc tê được bơm vào khoang dưới nhện qua một cây kim rất mảnh. Tác dụng gây tê của thủ thuật này có thể kéo dài đến 120 phút.

Kỹ thuật gây tê tủy sống thường được áp dụng để thai phụ sinh mổ “đẻ không đau”. Tuy nhiên, đôi khi thai phụ sẽ gặp phải một số triệu chứng như tụt huyết áp, nhiễm trùng, đau lưng, buồn nôn,…

Giảm đau đẻ toàn thân bằng thuốc

Giảm đau đẻ toàn thân bằng thuốc cũng chính là sự lựa chọn của nhiều “quý cô”. Thông thường, thuốc giảm đau toàn thân sử dụng nhiều nhất là thuốc nhóm Á phiện (nhóm opioids). Loại thuốc này sẽ được bác sĩ đưa vào cơ thể dưới dạng tiêm đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da.

Tuy nhiên, thai phụ sẽ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: ngứa, buồn ngủ, khó tập trung, buồn nôn nôn,… Bên cạnh đó, nhóm thuốc Á phiện còn có khả năng gây ảnh hưởng đến nhịp thở và nhịp tim của mẹ sau khi tiêm thuốc và của thai nhi sau khi sinh. Bé có thể buồn ngủ và điều này sẽ gây khó khăn hơn khi cho bé uống dòng sữa đầu tiên của mẹ.

giảm đau đẻ
Giảm đau đẻ toàn thân bằng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Lưu ý: Các phương pháp giảm đau đẻ bằng thuốc đã được liệt kê sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có tay nghề, được đào tạo và huấn luyện đầu đủ trong lĩnh vực Gây mê hồi sức. Bên cạnh đó, sản phụ có chỉ định mới được thực hiện trước quá trình chuyển dạ.

Phương pháp giảm đau đẻ không dùng thuốc

Nếu mẹ bầu lo lắng đến việc dùng thuốc giảm đau trong quá trình chuyển dạ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhỏ thì thai phụ có thể lựa chọn phương pháp giảm đau đẻ không dùng thuốc sau:

  • Giường nằm sanh: Điều chỉnh nhiều tư thế khác nhau để cải thiện cơn đau như nằm, ngồi, nâng cao đầu, dang chân,… Hộ sinh sẽ hỗ trợ trợ thai phụ điều chỉnh giường sao cho tư thế sinh phù hợp nhất.
  • Tắm nước ấm hay ngồi trong bồn nước: Điều này đã được nhiều bà bầu áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay với nhiều lý do, phương pháp này không được triển khai nhiều ở các bệnh viện nước ta.
  • Đi lại nhẹ nhàng: Việc đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn là việc ngồi hoặc nằm một chỗ.
  • Thư giãn: Thai phụ học cách thư giãn bằng cách không tập trung vào cơn đau, chia sẻ, nói chuyện với người nhà, thì thầm với bé và nghĩ đến chuyện vui khi bé con chào đời.
giảm đau đẻ
Trò chuyện, trao đổi với bác sĩ hoặc người thân để giảm thiểu cơn đau đẻ

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng giúp mẹ bầu lựa chọn được phương pháp giảm đau đẻ phù hợp cho khoảnh khắc chào đón thiên thần phù hợp. Để có sự lựa chọn tốt nhất cũng như biết được những tác dụng phụ của từng phương pháp giảm đau, hãy trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ phụ sản.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.