Hướng dẫn mẹ bầu cách kiểm soát cân nặng khi mang thai

Mang thai là hành trình vô cùng kỳ diệu của mẹ. Đây là thời gian mà mẹ bầu cần quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả thai nhi. Một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi là cân nặng của mẹ bầu. Việc tăng cân quá mức khi mang thai có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Do đó, việc kiểm soát cân nặng khi mang thai là điều cần thiết.

Vì vậy, trong bài viết này, mời bạn cùng DiaB tìm hiểu về các thông tin hữu ích để giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng một cách khoa học và an toàn trong suốt thai kỳ.

Trong suốt thai kỳ thai phụ tăng bao nhiêu cân là thích hợp?

Tăng cân trong thai kỳ là điều bình thường và cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Tuy nhiên, việc tăng cân quá mức lại có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, cân nặng khi mang thai sẽ phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai.

Cân nặng thai phụ bao nhiêu là phù hợp?

Cụ thể: BMI thấp hơn 18,5: Nên tăng từ 12,5 – 18 kg. BMI từ 18,5 – 24,9: Nên tăng từ 11,5 – 16 kg. BMI từ 25 – 29,9: Nên tăng từ 7 – 11,5 kg. BMI trên 30: Nên tăng từ 5 – 9 kg.

Tăng cân khi mang thai được chia đều cho các giai đoạn:

  • 3 tháng đầu: Tăng khoảng 1 – 2 kg.
  • 3 tháng giữa: Tăng khoảng 0,5 – 1kg mỗi tuần.
  • 3 tháng cuối: Tăng khoảng 0.5 kg mỗi tuần.

Tuy nhiên, những con số này mà DiaB gợi ý chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mỗi người có cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau nên việc tăng cân khi mang thai sẽ không đồng đều. Vì thế, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để được tư vấn cân nặng, cũng như kiểm soát cân nặng khi mang thai phù hợp với hoàn cảnh của mình.

=> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Điều gì gây tăng cân khi mang thai?

Việc tăng cân khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Cảm giác thèm ăn và ăn nhiều là điều không thể tránh khỏi ở mẹ bầu. Tuy nhiên, việc ăn nhiều thực phẩm giàu calo, chất béo và đường có thể dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng. Những thức ăn này cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho mẹ bầu như táo bón hay nổi mụn.
  • Thay đổi cơ chế hoocmon: Trong suốt thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu có sự thay đổi trong sản xuất hormon, đặc biệt là estrogen và progesterone. Những hormon này có thể gây ra cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể tích tụ mỡ dễ dàng hơn.
  • Ít vận động: Việc giảm các vận động trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến việc tăng cân khi mang thai. Sự mệt mỏi, thai nghén đã khiến mẹ bầu ít có động lực để tham gia vào các hoạt động thể lực.
Ít vận động là nguyên nhân dẫn đến mất kiểm soát cân nặng khi mang thai

Ít vận động là nguyên nhân dẫn đến mất kiểm soát cân nặng khi mang thai

Tác hại của việc tăng cân quá mức khi mang thai

Việc tăng cân quá mức khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, việc kiểm soát cân nặng khi mang thai là điều cần làm ở bất kỳ mẹ bầu nào. Một số nguy cơ khi tăng cân quá mức trong thai kỳ như:

  • Nguy cơ sinh non: Việc tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Theo một số nghiên cứu, mẹ bầu tăng 1 kg mỗi tuần trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ sinh non tăng lên 12%.
  • Nguy cơ mắc đái tháo đường: Tăng cân quá mức cũng có thể dẫn đến việc mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Đồng thời, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 ở mẹ trong tương lai gần.
  • Khó sinh: Việc không thể kiểm soát cân nặng khi mang thai, mẹ bầu tăng cân quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ khó sinh.

Cách thực hiện chế độ ăn kiểm soát cân nặng khi mang thai

Mẹ bầu có thể kiểm soát cân nặng khi mang thai bằng việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh. Vậy làm sao để kiểm soát cân nặng khi mang thai? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Thay vì tập trung vào việc giảm calo, để kiểm soát cân nặng khi mang thai, mẹ bầu nên tập trung vào việc chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh. Điều này giúp bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đảm bảo sức khỏe của mẹ mà không gây tăng cân quá nhiều.

Chế độ ăn uống cân bằng là cách kiểm soát cân nặng khi mang thai

Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình như:

  • Các loại rau xanh và hoa quả: Trái cây và rau xanh là các nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ nên tập trung vào việc ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất trong suốt thai kỳ như vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.
  • Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa: Chất béo là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Mẹ có thể bổ sung chất béo không bão hòa từ các nguồn như cá, hạt, dầu ô liu và dầu cọ, vừa đảm bảo tốt cho sức khỏe vừa kiểm soát cân nặng khi mang thai.
  • Các loại đạm: Đạm là thành phần cấu tạo cho nhiều mô và cơ quan trong cơ thể. Do đó, mẹ cần bổ sung đủ đạm để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ có thể lấy đạm từ các nguồn như thịt gà, cá, trứng và sữa.

Để có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, hiện nay DiaB đang có chương trình “Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết”. Chương trình sẽ hướng dẫn thay đổi lối sống, giúp mẹ bầu ổn định đường huyết nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong vòng 7 tuần. 

Vậy chương trình của DiaB có gì?

  • 7 buổi khai vấn và thực hành cùng Huấn luyện viên sức khỏe.
  • 5 buổi tư vấn trực tuyến cùng bác sĩ và chuyên gia.
  • Thiết bị theo dõi đường huyết và bộ thực hành dinh dưỡng.
  • Truy cập không giới hạn kho bài học, bài tập vận động tại ứng dụng diaB.

Tham gia chương trình TẠI ĐÂY

Các thực phẩm cần tránh khi mang thai

Trong khi lựa chọn thực phẩm lành mạnh, để kiểm soát cân nặng khi mang thai mẹ bầu cũng nên tránh những thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi và làm tăng cân quá nhiều.

  • Thực phẩm giàu calo và đường: Việc tiêu thụ quá nhiều calo và đường từ bánh ngọt, đồ uống có gas và rau câu,… không chỉ có thể gây tăng cân khi mang thai mà còn có nguy cơ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
  • Thực phẩm giàu natri: Sử dụng quá nhiều muối có thể dẫn đến việc giữ nước trong cơ thể, dẫn đến tăng cân quá nhiều. Do đó, mẹ nên tránh các loại thực phẩm chứa natri cao như thịt xông khói, gia vị và món ăn chiên trong chế độ ăn của mình.
  • Thức ăn có nguy cơ gây nhiễm khuẩn: Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn bình thường, Vì thế, mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ các tác nhân bên ngoài môi trường. Do đó, tôt hơn hết, mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm sống như cá sống, thịt sống, trứng luộc chưa chín hoàn toàn,….

Việc kiểm soát cân nặng khi mang thai là rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, cân bằng và hợp lý. Và nếu có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng nào về cân nặng trong thai kỳ, mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Chúc mẹ và em bé có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!