Suy dinh dưỡng bào thai: Nguyên nhân và cách nhận biết

Suy dinh dưỡng bào thai: Nguyên nhân và cách nhận biết là điều cần thiết quan trọng với các chị em phụ nữ đang mang thai hoặc dự định sinh em bé. Mang thai là một thời kỳ rất quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ, sẽ cùng với nhiều nỗi lo không hề nhỏ về sức khỏe của bé và một trong số những nguy cơ đó là suy dinh dưỡng bào thai. Hãy cùng Docosan tìm hiểu nguyên nhân và cách nhận biết suy dinh dưỡng bào thai trong bài viết sau đây nhé!

Suy dinh dưỡng bào thai là gì ?

Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng thể hiện sớm nhất. Trẻ sinh ra bị nhẹ cân nếu đủ tháng (<2,5kg). Suy dinh dưỡng xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ làm cho bộ não chậm phát triển sau này trẻ sẽ kém thông minh, mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mạn tính như: tim mạch, bệnh chuyển hoá, bệnh máu, các dị tật bẩm sinh.

Suy dinh dưỡng bào thai được chia thành 3 mức độ:

  • Mức độ nhẹ: Trẻ có chiều dài bình thường, chỉ có cân nặng ít hơn những thai nhi có tuổi thai tương ứng.
  • Mức độ trung bình: Cân nặng và chiều dài của trẻ thấp hơn chỉ số bình thường, tuy nhiên vòng đầu vẫn bình thường.
  • Mức độ nặng: Vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ đều thấp hơn mức bình thường.
Suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng bào thai là gì ?

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bào thai 

Có các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bào thai, tác động đến sức khỏe sau này của đứa trẻ bao gồm:

Tuổi tác của người mẹ

Cơ thể của người phụ nữ từ 30 tuổi trở đi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa và già cỗi. Người mẹ sẽ không cung cấp cho thai nhi đầy đủ dinh dưỡng như khi còn trẻ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích phụ nữ nên sinh con trong giai đoạn từ 25 tuổi đến 30 tuổi.

Tuổi của người mẹ không những ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ mà còn có có nguy cơ cao sinh ra những đứa trẻ không bình thường, bị dị tật bẩm sinh, điển hình là hội chứng down, tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi… Vì vậy, sinh con muộn sẽ không an toàn và phụ nữ cần hạn chế điều này.

Sức khỏe của người mẹ

Suy dinh dưỡng bào thai
Sức khỏe của người mẹ

Sức khỏe của mẹ có vai trò quan trọng, quyết định đến sức khỏe của con. Một người mẹ khỏe mạnh thường sẽ đẻ ra những đứa con khỏe mạnh và ngược lại. Nếu trong thời gian mang thai, nếu người mẹ bị cúm, sốt phát ban hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp thì sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, nếu mẹ đang có bệnh mãn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim, phù thận thì hãy chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai để có thể sinh ra đứa con khỏe mạnh nhất.

Đặc biệt, có những bệnh lây truyền từ mẹ sang con như giang mai, AIDS nên mẹ cần phải khám sức khỏe trước khi mang thai. Nếu thật sự an toàn sức khỏe thì hãy sinh con để đứa bé có một cuộc đời khỏe mạnh và an vui.

Dinh dưỡng của người mẹ

Dinh dưỡng trong cơ thể của mẹ theo máu qua nhau thai đến nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy mà chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phải chỉ cần số lượng, mà còn phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Vì vậy, mẹ cần ăn đầy đủ các chất bột, chất đạm, bao gồm thịt, trứng, đậu, tôm, cá… Những chất này sẽ xây dựng các tổ chức cơ quan cho trẻ như hệ thống não thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và tiết niệu… Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, vì trong đó sẽ có nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi, photpho cũng như các loại vitamin. Nếu thiếu những thứ này sẽ dễ bị thiếu máu, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A…

Suy dinh dưỡng bào thai
Dinh dưỡng của người mẹ

Nhau thai phát triển kém

Nhau thai là vật trung gian giúp truyền tải dinh dưỡng, oxy và máu từ mẹ đi nuôi thai nhi. Bên cạnh đó, nhau thai còn có chức năng kiểm soát vận chuyển hormone đến bào thai. Nếu bánh nhau bị nhỏ sẽ khiến cho các sản phẩm chuyển hóa ít đi, thai nhi không được cung cấp đủ nguồn sống cần thiết, dẫn đến tình trạng còi cọc, kém phát triển.

Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu dù ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cân nhiều trong thai kỳ nhưng lại sinh ra một em bé suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Bổ sung canxi sớm

Nhiều mẹ bầu cho rằng cần bổ sung canxi sớm để giúp hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi. Tuy nhiên điều này lại không hề tốt. Việc bổ sung canxi quá sớm sẽ gây thừa canxi do giai đoạn đầu bé không hấp thu hết được lượng canxi ấy. Canxi sẽ lắng đọng ở bánh rau, khiến chất lượng rau thai giảm, sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi vì thế mà giảm sút. Bào thai không tiếp nhận được đủ dưỡng chất để phát triển, dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng.

Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai

Bình thường chúng ta lao động đã phải tiêu hao năng lượng, lao động càng nặng thì tiêu hao năng lượng càng nhiều. Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này. 

Vì thế, mẹ làm việc vất vả trong thời gian mang thai, mẹ sẽ không có đủ năng lượng để giúp thai nhi lớn lên và mẹ cũng có nhiều nguy cơ ít sữa, mất sữa sớm. Nếu đã mang thai, mẹ nên giảm bớt những việc làm nặng nhọc, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Chỉ khi mẹ khỏe mạnh thì thai nhi mới khỏe.

Cách nhận biết suy dinh dưỡng bào thai 

Mẹ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai hay không để xác định kích thước thai nhi. 

Suy dinh dưỡng bào thai
Cách nhận biết suy dinh dưỡng bào thai 

Bên cạnh đó, qua mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai, mẹ cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Thông thường, thai phụ tăng từ 10 – 12kg. Nếu trong suốt quá trình mang thai, người mẹ chỉ tăng dưới 6 kg thì rất có thể thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng. Và dấu hiệu muộn nhất là khi trẻ ra đời, dù đủ tháng nhưng cân nặng của trẻ dưới 2500g, điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.

Suy dinh dưỡng bào thai có nguy hiểm không ?

Khi trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng bào thai lúc đẻ ra thường thấp còi, chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng, ảnh hưởng đến não, gan, thận… Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ, và 3 năm đầu khi sinh. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ gây hậu quả làm cho não chậm phát triển, trẻ không được nhanh nhẹn thông minh như các bạn đồng trang lứa.

Suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng bào thai có nguy hiểm không ?

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai như:

  • Bé sẽ dễ bị nhiễm khuẩn trong và sau khi sin
  • Bé dễ bị hạ thân nhiệt
  • Đường huyết cũng dễ bị hạ
  • Cân nặng, chiều cao phát triển chậm hơn trẻ bình thường
  • Bé có thể chịu những di chứng về tâm thần.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Suy dinh dưỡng bào thai: Nguyên nhân và cách nhận biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.