Tiêm phòng trước khi mang thai: Lợi ích nhiều người bỏ qua

Bác sĩ Trần Diễm Hương
Tư vấn chuyên môn bài viết
Bác sĩ Trần Diễm Hương
Bác sĩ Sản phụ khoa

Tiêm phòng trước khi mang thai quan trọng hơn nhiều người tưởng. Một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm trong thời kỳ mang thai có thể được phòng ngừa hiệu quả bởi vắc-xin. Vậy những vắc-xin đó là gì? Thời điểm tiêm phòng như thế nào? Doctor có sẵn mời bạn tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Tại sao cần phải tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ phần nào suy giảm hệ thống miễn dịch, trở nên nhạy cảm hơn với một số mầm bệnh. Một khi mắc bệnh, cơ thể mẹ không đủ sức chống chọi như trước khi mang thai, nguy cơ diễn tiến nặng cao hơn, gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.

Một số nguy cơ có thể kể đến như suy thai, sảy thai, sinh non. Ngoài ra, mẹ khi mang thai không may nhiễm một số mầm bệnh có thể gây ra dị tật bẩm sinh khi trẻ được sinh ra, chẳng hạn như virus rubella.

May mắn thay, nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé lại có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng vắc-xin. Tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp chủ động đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi, hạn chế tối đa những nguy cơ kể trên.

Kháng thể được tạo ra trong cơ thể mẹ từ vắc-xin không chỉ sẵn sàng chống chọi lại các mầm bệnh mà còn được truyền qua thai nhi, tạo ra miễn dịch ngắn hạn cho bé sau khi chào đời.

Địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai đáng tin cậy

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những phòng khám đa khoa tư nhân có quy mô hoạt động lớn, cung cấp đa dạng dịch vụ khám chữa bệnh. Một trong những dịch vụ điển hình được nhiều người lựa chọn là tiêm phòng trước khi mang thai.

Chị em phụ nữ sẽ được thăm khám, trao đổi với chuyên gia một số vấn đề trước khi lựa chọn loại vắc xin cần bổ sung phù hợp với số tuần tuổi của thai nhi. Lúc này, chuyên gia cũng có thể trao đổi với bạn kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ được khỏe mạnh.

Vigor Health đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Phòng khám cung cấp đa dạng dịch vụ khám chữa bệnh cho mọi đối tượng. Một trong những thế mạnh của phòng khám là tiêm phòng trước khi mang thai.

Cho đến nay đã có không ít khách hàng hài lòng với dịch vụ của Vigor Health. Bác sĩ không chỉ nhiệt tình mà còn chu đáo, tận tâm với bệnh nhân.

Tiêm phòng gì trước khi mang thai?

Nếu có dự định mang thai trong tương lai gần, các chị em nên tham vấn bác sĩ tại các trung tâm tiêm phòng về chương trình tiêm vắc-xin trước khi mang thai. Đây là một điều lý tưởng để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Tùy vào tiền sử tiêm chủng trong quá khứ hay ở những lần mang thai trước đó, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn những mũi tiêm khác nhau ở lần dự định mang thai này. Sau đây là các vắc-xin được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ có dự định mang thai:

  • Vắc-xin 3 trong 1: Sởi – Quai bị – Rubella
  • Vắc-xin 3 trong 1: Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván
  • Thủy đậu
  • Viêm gan B
  • Cúm
  • Uốn ván

Sởi – Quai bị – Rubella

  • Bệnh sởi: Sởi là một bệnh nhiễm trùng do virus sống trong dịch mũi họng, bệnh rất dễ lây. Người mắc sởi thường sốt rất cao, phát ban, đỏ mắt, có thể tiêu chảy và nhiễm trùng tai. Nếu nặng, sởi có thể gây viêm phổi, tổn thương não, điếc và tử vong.
  • Bệnh quai bị: Quai bị ở nữ giới tuy không gây vô sinh như ở nam giới nhưng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và sinh non ở bà bầu. Ngoài ra, phần lớn mức độ bệnh tương đối nhẹ đối với cơ thể mẹ như sưng tuyến nước bọt, nhưng đôi khi có thể gây biến chứng nặng như điếc, viêm màng não, phù não.
  • Bệnh Rubella (sởi Đức): Đến 90% các bà mẹ nhiễm virus Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai. Rubella có thể gây biến chứng đầu nhỏ, chậm phát triển, điếc và mù lòa cho thai nhi. Đối với mẹ, triệu chứng thường gặp là phát ban, sốt, đôi khi không triệu chứng.

Vắc-xin kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella (MMR) có khả năng phòng ngừa tốt ba bệnh nguy hiểm này. Lịch tiêm phòng khuyến cáo đối với loại vắc-xin này là ít nhất 1 tháng trước khi mang thai, an toàn nhất là cách 3 tháng. Vắc-xin này không được tiêm cho bà bầu trong lúc mang thai vì nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

tiêm phòng trước khi mang thai
Vắc-xin Sởi – Quai bị – Rubella được tiêm dưới dạng kết hợp

Uốn ván

Bệnh uốn ván là nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi trực khuẩn uốn ván, Clostridium tetani. Đây là một bệnh rất nguy hiểm cho cả mẹ và con, tỷ lệ tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời.

Nha bào uốn ván tồn tại khắp nơi trong môi trường, đặc biệt là trong đất và phân động vật. Nếu chẳng may ta bị vết thương nhiễm bẩn có nha bào uốn ván, độc tố từ vi khuẩn này có thể gây độc thần kinh, làm cơ thể gồng cứng, co thắt hầu họng, liệt cơ hô hấp và có thể tử vong. Uốn ván sơ sinh là một thể bệnh đặc biệt vì tỷ lệ tử vong lên đến 95%.

Chúng ta nên chủ động tiêm vắc-xin uốn ván, không chỉ riêng các chị em có dự định mang thai. Vắc-xin uốn ván có thể được tiêm trước hoặc trong khi mang thai.

Thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể lợi dụng tình trạng suy giảm miễn dịch của cơ thể mẹ bầu làm cho mẹ viêm phổi, diễn tiến nặng hơn bình thường. Thai nhi cũng có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh khi mẹ mắc thủy đậu trong thai kỳ.

Vắc-xin thủy đậu được khuyến cáo tiêm trước thời điểm thụ thai 3 tháng. Vì đây là vắc-xin sống nên mẹ bầu không được tiêm khi đã biết mình đang mang thai.

Nếu đã tiêm 1 mũi phòng thủy đậu khi còn nhỏ, trước khi mang thai mẹ bầu cần được tăng cường thêm 1 mũi để đảm bảo cơ thể mẹ sẵn sàng chống lại virus gây bệnh thủy đậu.

Viêm gan B

Việt Nam được xem là vùng dịch tễ của viêm gan B, nghĩa là tỷ lệ nhiễm virus này cao hơn trung bình của thế giới. Virus viêm gan B có thể gây viêm gan cấp tính hoặc mạn tính. Nếu nhiễm bệnh kéo dài có thể gây xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu, tiếp xúc dịch cơ thể người nhiễm bệnh, qua đường quan hệ tình dục. Virus viêm gan B cũng có thể được truyền cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ, trẻ có thể mắc phải những hậu quả kể trên khi trưởng thành.

Do đó, vắc-xin ngừa viêm gan B được khuyến cáo tiêm cho mọi đối tượng có chỉ định, không chỉ riêng bà bầu hay các chị em có dự định mang thai. Kháng thể chống virus viêm gan B có hiệu lực kéo dài, nên mẹ bầu cần được làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ kháng thể trước khi tiêm.

Lộ trình tiêm vắc-xin này gồm 3 mũi kéo dài trong 6 tháng. Tốt nhất các mẹ nên tiêm mũi đầu trước khi mang thai 7 tháng, mũi 2 cách mũi đầu 1 tháng và mũi cuối cách mũi đầu 6 tháng. Nhưng bạn cũng không cần phải hoàn thành cả 3 liều trước khi mang thai. Để biết chính xác lịch tiêm vắc-xin của mình, bạn cần tham vấn bác sĩ.

tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng viêm gan B rất cần thiết, đặc biệt ở vùng dịch tễ như Việt Nam

Cúm

Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp dễ lây nhiễm do nhiều nhóm virus gây ra. Ở cơ thể có chức năng miễn dịch suy giảm, như bà bầu, có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn, gây viêm phổi và thậm chí tử vong. Với thai nhi, cúm làm tăng khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Vắc-xin cúm được khuyến cáo tiêm cho người lớn mỗi năm một lần vì tỷ lệ mắc cúm trong cộng đồng rất cao và miễn dịch tạo ra từ vắc-xin này không kéo dài. Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng cúm trước khi có thai 1 tháng. Nếu bỏ lỡ mũi này, sản phụ vẫn có thể tiêm vắc-xin cúm trong lúc mang thai.

HPV

HPV là virus gây u nhú ở người, là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung cần được tiêm 3 mũi trong lộ trình 6 tháng để đảm bảo hiệu lực của kháng thể.

Tuy nhiên, vắc-xin này không được tiêm khi đang mang thai. Phụ nữ đang trong lộ trình 6 tháng của vắc-xin này nếu phát hiện có thai thì phải ngưng tiêm mũi tiếp theo.

Theo khuyến cáo, các bé gái được tiêm thường quy vắc-xin HPV ở độ tuổi 12-13. Nếu bỏ lỡ mũi tiêm này, phụ nữ có thể tiêm liều bắt kịp, tốt nhất là trước 26 tuổi và khi chưa quan hệ tình dục.

tiêm phòng trước khi mang thai
Phụ nữ dưới 26 tuổi nên chủ động tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Mỗi loại vắc-xin kể trên có hiệu lực khác nhau. Nhìn chung, vắc-xin có khả năng tạo miễn dịch kéo dài thì chỉ cần tiêm một lần hoặc tiêm nhắc sau một khoảng thời gian dài; vắc-xin nào có hiệu lực ngắn thì phải tiêm nhắc thường xuyên hơn.

  • Vắc-xin Sởi – Quai bị – Rubella có thể tạo miễn dịch suốt đời nên chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất. Tuy nhiên nếu dịch bệnh bùng phát tại địa phương thì cần tiêm 1 mũi bổ sung để đảm bảo sức đề kháng chống lại bệnh.
  • Vắc-xin uốn ván không tạo miễn dịch suốt đời, thời gian bảo vệ trung bình là 10 năm đối với những người tiêm đủ số mũi khuyến cáo. Thông thường các mẹ bầu cần được tiêm nhắc lại mỗi lần mang thai.
  • Vắc-xin thủy đậu có tác dụng phòng bệnh trung bình 15 năm. Sau thời gian này, các chị em nên tiêm nhắc lại trước khi có ý định mang thai để phòng bệnh.
  • Vắc-xin viêm gan B có tác dụng bảo vệ kéo dài. Nếu đã tiêm 3 mũi theo lộ trình 6 tháng và tiêm mũi thứ 4 sau 1 năm thì gần như có được miễn dịch suốt đời.
  • Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung có tác dụng bảo vệ lên đến 30 năm.

Chúng ta không cần phải nhớ hết những mốc thời gian trên. Việc cần làm là giữ cho mình một sổ tay tiêm phòng (thường cung cấp bởi các cơ sở tiêm phòng) và đi tiêm đúng hẹn của bác sĩ tư vấn.

Tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ không?

Hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của sinh hoạt tình dục trong giai đoạn tiêm phòng trước khi mang thai. Các vắc-xin được khuyến cáo đều an toàn và gần như không ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày của chị em. Tiêm vắc-xin có thể gây ra một số phản ứng phụ như sốt nhẹ, đau mỏi tay nhưng thường tự giới hạn trong 2-3 ngày sau tiêm.

Tổng kết lại, tiêm phòng trước khi mang thai nên là một phần trong kế hoạch chào đón thành viên mới trong gia đình. Các vắc-xin được khuyến cáo đã chứng minh được tính an toàn và hiệu quả của nó trong phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.

Xem thêm: Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.