Cách chăm sóc người bệnh áp xe não để hạn chế tử vong

Chăm sóc người bệnh áp xe não là một trong những công việc nghe thì dễ nhưng lại rất khó, cần sự phối hợp của hệ thống y tế từ bác sĩ đến điều dưỡng và người nhà bệnh nhân. Vậy hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về cách chăm sóc người bệnh áp xe não để hạn chế tử vong qua bài viết dưới đây.

Áp xe não là gì?

Áp-xe não là sự tích tụ mủ trong mô não có thể do hậu quả từ sự nhiễm trùng khu trú hay từ hệ thống của cơ thể.

Nguyên nhân gây áp xe não có thể nghĩ đến:

  • Chấn thương hoặc phẫu thuật
    • Phẫu thuật thần kinh hoặc bị chấn thương sọ não sẽ có nguy cơ xảy ra tình trạng áp xe ở não. 
    • Bị đánh vào đầu dẫn tới vỡ xương sọ và những mảnh xương này có nguy cơ đâm vào các tế bào não và gây ra áp xe. 
    • Có dị vật trong não, chẳng hạn như viên đạn. Nếu những vật lạ này không được loại bỏ sẽ có nguy cơ dẫn tới viêm nhiễm và áp xe. 
  • Các bộ phận khác bị nhiễm khuẩn, lây lan lên não là nguyên nhân phổ biến hơn cả. Khi có tình trạng nhiễm trùng xuất hiện ở một bộ phận khác trong cơ thể và mầm bệnh có thể qua đường máu xâm nhập lên não và lây nhiễm vào bộ phận quan trọng này, đối với những trường hợp này, bác sĩ cần phải tìm ra được nguồn bệnh, vi sinh vật gây bệnh để điều trị tận gốc. 
    • Một số trường hợp nhiễm trùng phổ biến gây ra tình trạng áp xe ở não có thể kể đến như viêm phổi, tình trạng nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng van tim, viêm phúc mạc, viêm vùng chậu, viêm bàng quang, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai giữa, nhiễm trùng xương sau tai, viêm xoang,…
chăm sóc người bệnh áp xe não
Chăm sóc người bệnh áp xe não để hạn chế tử vong

Triệu chứng của áp xe não gồm:

  • Sốt, nhức đầu: Người bệnh thường bị sốt và đau nhức đầu nghiêm trọng. 
  • Dấu thần kinh khu trú như khó khăn khi nói chuyện, giao tiếp, hay nhầm lẫn, mất phương hướng, đi lại khó khăn,…
  • Tri giác giảm: lơ mơ, bứt rứt
  • Động kinh.
  • Có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn.
  • Xuất hiện tình trạng co giật.
  • Khả năng vận động kém.
  • Chức năng cơ bắp bị mất khiến giảm khả năng vận động.
  • Bệnh nhân có thể bị cứng cổ.
  • Tâm lý thay đổi, chẳng hạn ít nói hơn bình thường và hành vi xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường. 
  • Bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng, khả năng phản xạ kém. 
  • Khả năng nhìn thay đổi.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Giảm khả năng phản xạ.
  • Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý, bé sẽ có biểu hiện như sau: chân tay bị co cứng, nôn hoặc buồn nôn sau khi tiêm, bé quấy khóc,…

Cách chẩn đoán thường được sử dụng hiện nay trên lâm sàng là CT-scan, MRI, đo áp lực não, EEG. Tuyệt đối không được chọc dò tủy sống.

chăm sóc người bệnh áp xe não
Chăm sóc người bệnh áp xe não để hạn chế tử vong

Điều trị áp xe não gồm điều trị nội và điều trị ngoại:

  • Phẫu thuật dẫn lưu ổ áp-xe.
  • Điều trị nội: kháng sinh + corticoid, điều trị chống tăng áp lực nội sọ. Nâng cao tổng trạng.
  • Lưu ý: kháng sinh liệu pháp chỉ dùng để điều trị cho áp-xe não nguyên phát. Sau đó là điều trị triệu chứng. Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì dẫn lưu ổ áp-xe.

Các chăm sóc người bệnh áp xe não

chăm sóc người bệnh áp xe não
Chăm sóc người bệnh áp xe não để hạn chế tử vong

Đánh giá và theo dõi tình trạng người bệnh thường xuyên

Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và diễn tiến bệnh:

  • Nhức đầu dữ dội và kéo dài, gia tăng khi người bệnh hoạt động.
  • Người bệnh rên, khóc, bứt rứt, mặt nhăn nhó, đau đớn.
  • Tri giác lơ mơ, kích thích, hôn mê.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, mạch tăng, huyết áp tăng, tím tái, lạnh run, vã mồ hôi, da nổi gai, mệt. Nước tiểu ít, tiêu chảy, khô miệng, ăn không ngon.
  • Dấu hiệu kích thích màng não, cơ căng cứng, cứng cổ, gia tăng co cứng những cơ nhỏ. Hội chứng tăng áp lực nội sọ, đồng tử giãn.
  • Động kinh.

Khi có các dấu hiệu đó lặp lại người nhà cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời cấp cứu.

Không để bệnh nhân thở không hiệu quả

Duy trì đường thở, đặt nội khí quản, thở máy theo y lệnh.

Đánh giá nồng độ oxy trong máu, thực hiện khí máu động mạch, … Kiểm tra dấu chứng sinh tồn 1 – 2 giờ/lần.

chăm sóc người bệnh áp xe não
Chăm sóc người bệnh áp xe não để hạn chế tử vong

Theo dõi dấu hiệu co kéo lồng ngực, dấu hiệu khó thở, nghe phổi.

Đề phòng nhiễm trùng sau mổ

Theo dõi các dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng sau mổ như sốt, sưng nóng, đỏ, đau ở vết mổ và so sánh với trước mổ.

Theo dõi nhiệt độ, các dấu hiệu nhiễm trùng khác.

Áp dụng kỹ thuật vô trùng khi chăm sóc người bệnh.

Đánh kháng sinh theo kinh nghiệm, cấy mủ, làm kháng sinh đồ nếu có y lệnh.

Cần cung cấp đủ nước, chăm sóc người bệnh sốt.

Tránh loét da

Người nhà cần hỗ trợ xoay trở người bệnh 2 giờ/lần, vệ sinh da sạch sẽ, kích thích tuần hoàn da 2 giờ/lần như xoa bóp vùng mông, vùng đầu, vùng xương nhô ra.

Tập vận động các khớp, luôn duy trì cho người bệnh ở tư thế cơ năng.

Chăm sóc dẫn lưu: theo dõi màu sắc, tính chất, số lượng. Ghi chú cụ thể các số liệu dịch hút ra để tiện cho việc theo dõi. Chăm sóc dẫn lưu khô sạch và rút theo y lệnh.

Vết mổ cần phải được thay băng khi thấm dịch, cần lưu ý nên băng cách xa dẫn lưu vì dẫn lưu có mủ.

Thông thoáng đường thở

Lượng giá tình trạng đờm nhớt người bệnh nhiều hay ít.

Cần phải cung cấp đủ oxy cho người bệnh vì khi thiếu oxy thì người bệnh có nguy cơ phù não dẫn đến tổn thương nhu mô não.

Ngoài ra việc duy trì đường thở thông thoáng rất quan trọng, tránh gập cổ nếu người bệnh hôn mê và khi hôn mê người tiết nhiều đàm nhớt, là nguyên nhân gây nghẹt đường thở thường gặp nhất. Nhân viên y tế cần hút đờm cho người bệnh nhưng lưu ý nên hút đờm khi cần thiết và luôn duy trì đủ oxy trước, trong và sau khi hút đờm. Nếu có đặt nội khí quản thì điều dưỡng cần chăm sóc nội khí quản và tuân thủ vô trùng cho người bệnh.

Theo dõi sinh hiệu (mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, SpO2) và dấu thần kinh khu trú 1 – 2 giờ/lần. Theo dõi sát tri giác và có sự so sánh với lần trước.

chăm sóc người bệnh áp xe não
Chăm sóc người bệnh áp xe não để hạn chế tử vong

Luôn giữ thuốc cấp cứu và dụng cụ cấp cứu bên cạnh giường bệnh.

Không cho người bệnh ăn qua đường miệng để tránh nguy cơ thức ăn tràn vào đường thở do nôn ói hay do mất phản xạ nuốt.

Giữ không gian an toàn nếu bệnh nhân có thay đổi cảm giác nhận thức do tri giác giảm

Lượng giá và báo cáo tình trạng định hướng và hiểu biết của người bệnh thường xuyên. Nếu người bệnh tri giác giảm hay tâm thần không ổn định nên xây dựng và duy trì môi trường an toàn cho người bệnh: tránh tiếng ồn lớn, ánh sáng chói có nguy cơ làm gia tăng kích thích cho người bệnh.

Gia đình hãy giúp người bệnh tái định hướng thời gian, không gian, con người, nơi chốn, kích thích cảm giác nếm, ngửi, xúc giác, vị trí. Sử dụng ánh sáng ngày và đêm thích hợp, giấc ngủ sảng khoái.

Áp xe não là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc điều trị và chăm sóc người bệnh áp xe não là việc rất khó khăn vì đòi hỏi quá trình theo dõi sát và hỗ trợ hết mức để hạn chế tử vong và công việc ấy cần sự góp sức của nhân viên y tế và gia đình rất nhiều.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.