Não úng thủy hay còn gọi là bệnh đầu nước, là hiện tượng tích tụ chất lỏng sâu bên trong não thất. Những chất lỏng dư thừa này sẽ làm tăng kích thước của tâm thất và gây áp lực lên não. Vậy triệu chứng của não úng thủy là gì? Và cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng Docosan theo dõi bài viết bên dưới.
Tóm tắt nội dung
- 1 Não úng thủy là gì?
- 2 Triệu chứng của não úng thủy
- 3 Nguyên nhân gây nên não úng thủy
- 4 Chẩn đoán não úng thủy như thế nào?
- 5 Não úng thủy có nguy hiểm không?
- 6 Điều trị não úng thủy như thế nào?
- 7 Cách phòng tránh bệnh não úng thủy
- 8 Các bác sĩ hoặc phòng khám có thể tham vấn bệnh não úng thủy
- 9 Kết luận
Não úng thủy là gì?
Như đã đề cập ở phần mở đầu, não úng thủy là khi bên trong não thất xuất hiện sự tích tụ của các chất lỏng dư thừa. Các chất lỏng này sẽ làm gia tăng kích cỡ của tâm thất và gây áp lực lên não bộ.
Dịch não tủy đi qua não thất có chức năng làm chất đệm giữa não và tủy sống với khung màng cứng với xương cứng bên ngoài (sọ, cột sống). Việc xuất hiện quá nhiều dịch não tủy trong não sẽ làm tổn thương đến các mô của não, và làm suy giảm chức năng của não.
Bệnh não úng thủy có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng trong số đó phổ biến nhất chính là trẻ sơ sinh và người lớn tuổi (trên 65 tuổi).
Phương pháp điều trị não úng thủy thông thường sẽ là phẫu thuật để loại bỏ dịch não tủy dư thừa, duy trì lượng vừa phải dịch não tủy trong não bộ. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị cũng nhắm đến việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng của não úng thủy
Các triệu chứng của não úng thủy tùy theo độ tuổi khởi phát bệnh
Với trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng thường gặp ở bệnh não úng thủy là :
- Ở đầu
- Đầu bị to lên
- Kích thước của đầu to dần theo thời gian
- Xuất hiện một dấu chấm mềm trên đỉnh đầu
- Triệu chứng khác
- Nôn mửa
- Hay cáu gắt
- Bú kém
- Hay lên cơn co giật
- Mắt hay cúi xuống
- Khả năng tăng trưởng chậm
- Phản xạ kém
Với trẻ mới biết đi trở lên
Ở lứa tuổi này, triệu hứng sẽ là:
- Đau đầu
- Mắt cúi xuống
- Khả năng thị lực bị kém
- Buồn ngủ sâu, dễ rơi vào hôn mê
- Buồn nôn
- Không thể giữ thăng bằng
- Khả năng phối hợp các chi kém
- Biếng ăn
- Hay lên cơn co giật
- Đi tiểu không tự chủ
- Hay cáu gắt
- Tính cách thay đổi
- Thành tích học tập kém
- Tiếp thu kiến thức mới một cách khó khăn
Với thanh viên và lứa tuổi trung niên
Triệu chứng não úng thủy ở 2 độ tuổi này sẽ là:
- Đau đầu
- Mất khả năng giữ thăng băng cơ thể, phối hợp của các chi
- Mất kiểm soát bàng quang, thường xuyên muốn đi tiểu
- Thị lực bị suy giảm
- Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung và kỹ năng tư duy khác
Với người lớn tuổi (trên 65 tuổi)
Lúc này, triệu chứng của não úng thủy sẽ là:
- Không thể kiểm soát bàng quang, thường xuyên muốn đi tiểu
- Bị mất trí nhớ
- Khả năng suy nghĩ, lập luận thuyên giảm rõ rệt
- Không còn khả năng duy trì thăng bằng cơ thể, dáng đi loạng choạng
Nguyên nhân gây nên não úng thủy
Tình trạng não úng thủy xảy ra khi lượng dịch tủy não được tạo ra trong não bộ và lượng dịch tủy mà cơ thể có thể hấp thu được bị chênh lệch, gây nên sự mất cân bằng trong não bộ.
Dịch tủy não đóng một vai trò quan trọng trong não bộ do:
- Giữ cho não có thẻ nổi lên được, giúp duy trì trạng thái cân bằng của não bộ với hộp sọ
- Là lớp đệm cho não, để ngăn ngừa chấn thương
- Loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất của não
- Chảy qua lại giữa khoan não và cột sống để duy trì áp suất không đổi trong não
Tình trạng dư thừa dịch tủy não xảy ra khi:
- Tắc nghẽn: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng não úng thủy. Điều này khiến cho dòng chảy của dịch não tủy từ tâm thất này sang tâm thất khác, hoặc từ tâm thất đến các không gian xung quanh não bị giới hạn.
- Khả năng hấp thụ kém: Điều này ảnh hưởng đến cơ chế cho phép mạch máu não hấp thụ dịch tủy. Có liên quan đến tình trạng viêm các mô của não do bệnh tật hoặc chấn thương.
- Do lượng dịch não tủy được sản xuất quá nhiều: Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.
Chẩn đoán não úng thủy như thế nào?
Việc chẩn đoán tình trạng não úng thủy phụ thuộc vào giai đoạn thai kì hay giai đoạn phát triển của thai nhi, cụ thể là:
- Trong giai đoạn thai kì, người mẹ sẽ được siêu âm thai trước khi sinh
- Khi trẻ đang ở trong giai đoạn sơ sinhh: Siêu âm qua thóp
- Khi trẻ bắt đầu phát triển lớn hơn: Chẩn đoán hình ản CT hoặc MRI
Não úng thủy có nguy hiểm không?
Các biến chứng của não úng thủy diễn biến rất phức tạp và khó lường. Nếu bệnh khởi phát ở giai đoạn mới sinh sẽ dẫn đến những khuyết tật về mặt trí tuệ, ảnh hưởng đến việc phát triển của trẻ. Khi được phát hiện và hỗ trợ kịp thời, các bác sĩ có thể ngăn ngừa sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Những bệnh nhân trưởng thành sẽ bị suy giảm khả năng ghi nhớ và kỹ năng tư duy. Khả năng hồi phục của bệnh nhân trưởng thành cũng kém hơn, và thường sẽ để lại những di chứng về sau.
Điều trị não úng thủy như thế nào?
Việc điều trị não úng thủy cũng phải tùy thuộc vào những yếu tố như mức độ nghiêm trọng, diễn tiến của bệnh hay nguyên nhân gây bệnh.
- Trong trường hợp nhẹ, không quá nghiêm trọng, trẻ sẽ được chẩn đoán hình ảnh và theo dõi định kì bởi các y bác sĩ. Ngoài ra, các bác sĩ có thể đặt van não thất để tạm thời làm giảm áp suất dịch não tủy ở trẻ
- Đối với những trường hợp nặng, diễn biến phức tạp, các bác sĩ có thể sẽ phải áp dụng phương pháp chọc dịch não tủy. Tuy nhiên ở phạm vi bài viết này, Docosan sẽ không nói sâu hơn về thủ thuật điều trị này.
Cách phòng tránh bệnh não úng thủy
Để phòng tránh tình trạng não úng thủy ở trẻ sơ sinh, người mẹ cần:
- Khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai
- Tiêm chủng vaccine trong thời gian mang thai
- Bảo vệ bản thân khỏi các bệnh thông thường, nhằm tránh ảnh hưởng lên thai nhi
- Bảo vệ cho trẻ khỏi các chấn thương ở đầu
- Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
Các bác sĩ hoặc phòng khám có thể tham vấn bệnh não úng thủy
- Bác sĩ Nhi Lê Quang Mỹ
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy
- Bệnh viện quốc tế City
Kết luận
Như vậy, bệnh não úng thủy hoàn toàn có thể gây nhiều hệ lụy tới khả năng phát triển của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ có những triệu chứng của bệnh, bạn cần đưa trẻ tới ngay các bác sĩ Nhi Khoa hoặc Thần Kinh uy tính để được điều trị
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Mayorclinic.org