Startup giúp thay đổi bộ mặt của ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Bài viết được trích nguồn trực tiếp và dịch từ borgenproject.org

Việt Nam có thị trường chăm sóc sực khỏe còn khá rời rạc và thiếu hiệu quả. Tuy hơn 50,000 phòng khám khắp cả nước, việc đặt lịch khám hay đưa ra quyết định nên chọn bác sĩ hay phòng khám nào có dịch vụ chăm sóc tốt nhất trong tầm giá mong muốn. Công ty Docosan, một startup tại Việt Nam, đem đến cho khách hàng của họ tất cả các thông tin cần thiết của các phòng khám như chuyên khoa hoặc phương pháp chữa trị. Bên cạnh đó, ứng dụng Docosan cũng cung cấp minh bạch giá của các dịch vụ, nhận xét của các bệnh nhân khác và khả năng đặt lịch khám một cách dễ dàng. Với một công ty nhân, công ty startup này đang giúp thay đổi ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam và giúp tất cả mọi người có thể tiếp cận các dịch vụ này một các dễ dàng.

Một thị trường còn rời rạc và thiếu liên kết

Trước năm 1990, các bệnh viện hoạt động không vì lợi ích kinh doanh. Nhưng sau năm 1990, các bệnh viện bắt đầu tái cơ cấu và tính phí cho các dịch vụ của mình. Điều đó đã dẫn đến sự phát triển về chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Từ năm 1990 tới 2015, tuổi thọ trung bình của người Việt Năm tăng từ 71 tuổi lên 76 tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 58 ca tử vong cho mỗi 1,000 ca xuống 18 ca. Ngoài ra, trẻ sơ sinh nhẹ cân giảm từ 37% xuống chỉ còn 14%.

Tuy nhiên các vấn đề về hành chính vẫn còn tồn đọng. Tại Việt Nam, có tổng cộng 1,531 bệnh viện với hơn 50,000 phòng khám. Điều này khiến cho hệ thống quản lý lộn xộn và tốn nhiều nguồn lực trong ngành chăm sóc sức khỏe tại đây.

Mặc dù có rất nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhưng việc phân bổ nguồn lực còn rất hạn chế. Điển hình rằng, các cơ sở y tế công chỉ chiếm 6% trên tổng các cơ sở y tế nhưng lại phải chăm sóc đến 60% lượng bệnh nhân. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế công lại gần như tập trung ở các đô thị, thị xã trung tâm. Trong một báo cáo mới đây, 48% bệnh nhân phải di chuyển xa từ các vùng lân cận tới các bệnh viện tuyến trung ương này.

Kết quả là hệ thống chăm sóc sức khỏe còn rời rạc và quá tải trong khi đa phần các bệnh nhân đang tập trung và số ít các tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Tỷ lệ số lượng bệnh nhân so với giường bệnh tại các bệnh viện này là từ 120% đến 160%. Bắt gặp trường hợp ba bệnh nhân cùng nằm trên một giường bệnh không phải là việc hiếm.

Bệnh viện và phòng khám

Và những điều đó dấy lên một câu hỏi, đó là tại sao người dân lại chọn những bệnh viện xa hàng trăm cây số, nơi mà họ phải xếp hàng dài chờ đợi và chỉ nhận được một phần nhỏ sự quan tâm, chăm sóc cần thiết, hơn là các phòng khám gần nơi họ sống? Một phần câu trở lời có thể hiểu đơn giản là các bệnh viện công lớn sẽ cung cấp được dịch vụ chăm sóc tốt hơn với nhiều nguồn lực hơn. Tuy nhiên, văn hóa cũng cung cấp một cái nhìn sâu sắc cho câu hỏi này. Do sự thiếu các thông tin cần thiết trong việc lựa chọn bác sĩ và phòng khám, đa số người Việt Nam dựa vào lời giới thiệu của bạn bè và người thân.

Thị trường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đang bị quả tải và phải tập trung nguồn lực vào một số bệnh viện tuyến trên. Hậu quả là việc kéo dài thời gian chờ khám, khan hiếm nguồn lực ở các bệnh viện dẫn đến việc hoạt động thiếu hiệu quả trong ngành này.

Docosan

Nói cách khác, Việt Nam đang có một nhu cầu về việc tiếp cận các thông tin và đặt lịch khám tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân. Tuy nhiên, đã có nhiều bên cố gắng đáp ứng nhu cầu này. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế ra mắt nền tảng ảo kết nối bác sĩ và bệnh nhân. Hơn nữa, các startup như Pharmacity, Buy Med và e-Doctor có cùng cách hoạt động như trên để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Ứng dụng Docosan áp dụng tìm kiếm về vị trí và nhu cầu sức khỏe của khách hàng. Từ đó đưa ra các bác sĩ và phòng khám để người dùng có thể so sánh giá và nhận xét. Khách hàng cũng có khả năng lựa chọn bác sĩ và đặt lịch khám với họ. Docosan đang cải thiện đáng kể thị trường bằng cách tập hợp các thông tin cần thiết cho khách hàng và cho họ khả năng sắp xếp lịch khám hoàn toàn miễn phí.

Mặc dù điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó lại mang tính cách mạng tại đây. Giờ đây, khách hàng không cần phải đến các bệnh viện lớn và chờ đợi hay thiếu thông tin về việc liệu phòng khám, bệnh viện có cung cấp dịch vụ mà họ đang cần tới hay không. Khách hàng có thể dễ dàng tìm và đặt lịch khác với phòng khám và bác sĩ phù hợp với nhu cầu. Trong khi đó, các bác sĩ lại được giúp tiếp cận với số lượng khách hàng lớn thông qua Docosan và tập trung vào việc thăm khám các bệnh nhân hơn.

Bà Beth Ann Lopez, một cựu thành viên của Tổ chức Hòa bình Mỹ (US Peace Corps) và cựu nhân viên USAID, thành lập Docosan vào tháng 2 năm 2020. Tính đến tháng 10 năm 2020, nền tảng này đã có hơn 70 bác sĩ và 2,000 người dùng. Con số này đã nhanh chóng tăng vọt lên 50,000 người dùng và hơn 300 nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vào tháng 4 năm 2021. Do đó, việc mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ cần được gấp rút khi số lượng người dùng tăng từ 20% – 40% mỗi tháng.

Nhìn về phía trước

Tuy nhiên, Docosan đã nhận được một khoản tài trợ lớn để giải quyết vấn đề mở rộng quy mô này. Vào tháng 4 năm 2021, Docosan đã nhận được hơn 1 triệu USD vốn seeding từ AppWorks, một công tư đầu tư tại Đài Loan. Docosan tự hào đây là khoản tài trợ lớn nhất cho một công ty về lĩnh vực công nghệ y tế tại Việt Nam. Với sự thúc đẩy này, Docosan đang tìm cách cải thiện các dịch vụ đặc biệt của mình.

Nguồn tài trợ seeding này đã mang lại nhiều kỳ vọng cho công ty startup này. Theo người sáng lập, Beth Ann Lopez cho biết “Mục tiêu dài hạn của Docosan chính là thay đổi cách mọi người tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Chúng tôi muốn việc đó trở nên dễ dàng như bạn đặt xe trên ứng dụng điện thoại.” Docosan đang đặt ra mục tiêu với tham vọng cách mạng hóa lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam bằng cách đơn giản và kỹ thuật sô hóa quy trình tìm kiến và đặt lịch khám.

Contact Me on Zalo
Call Now Button