Ngứa vùng kín: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Ngứa là một cảm giác khó chịu mà bạn có thể cảm thấy trên bất kỳ vùng da nào, bao gồm vùng kín. Cơn ngứa vùng kín có thể là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu cơn ngứa không biến mất trong thời gian dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, đó có thể là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, và bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn trong nội dung dưới đây ngay nhé!

Ngứa vùng kín là biểu hiện của bệnh gì?

Phụ nữ và nam giới bị ngứa vùng kín (bộ phận sinh dục) có thể đang gặp một hoặc nhiều tình trạng sau, bao gồm:

  • Bệnh chàm (viêm da dị ứng).
  • Viêm da.
  • Bệnh vẩy nến.
  • Bạch biến cơ quan sinh dục (lichen sclerosus).
  • Kích ứng da do đổ mồ hôi.
  • Kích ứng da do quần áo chật.
  • Kích ứng da do các sản phẩm vệ sinh cá nhân như xà phòng và chất tẩy rửa.
ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín do kích ứng da do các sản phẩm vệ sinh cá nhân như xà phòng

Ngứa vùng kín ở nữ giới là bệnh gì?

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Trong môi trường âm đạo luôn tồn tại các vi khuẩn có lợi mang nhiệm vụ bảo vệ cũng như cân bằng độ pH. Tuy nhiên khi các vi khuẩn có lợi giảm đi, môi trường âm đạo mất cân bằng cũng như độ pH bị thay đổi, các vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng và gây viêm nhiễm vùng kín, khiến khu vực này có mùi hôi khó chịu, ra nhiều khí hư và nổi mụn ngứa.
  • Nhiễm nấm: Mất cân bằng âm đạo cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm nấm. Nhiễm nấm thường xảy ra khi bạn có sự thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc dùng kháng sinh, nấm có điều kiện phát triển trong âm đạo khiến bạn bị ngứa vùng kín, đỏ và có thể xuất hiện nốt mủ hoặc tiết ra khí hư.
  • Nhiễm trichomonas và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh gây ngứa vùng kín như herpes, chlamydia, nhiễm trichomonas, bệnh lậu v.v.
  • Thời kỳ mãn kinh: Ở thời kỳ này, thành âm đạo bị mỏng đi và chất nhờn giảm do suy giảm hormone sinh dục nữ gây ngứa vùng kín.
  • Mụn rộp sinh dục: Ngoài việc gây ra ngứa ngáy vùng kín bao gồm bên trong và vùng môi lớn, môi nhỏ âm hộ, mụn rộp sinh dục còn biểu hiện ở những nốt mụn, u nhú xung quanh âm hộ và trong âm đạo.
ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín có thể là biểu hiện của nhiều bệnh ký khác nhau

Các điều kiện gây ngứa bộ phận sinh dục chỉ ở nam giới bao gồm:

  • Do dị ứng
  • Các bệnh lý: nhiễm nấm vùng kín, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông, bệnh rận mu, viêm nhiễm bao quy đầu và quy đầu v.v.

Nguyên nhân khiến tình trạng ngứa vùng kín trầm trọng hơn

Cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ngứa vùng kín. Ngứa vùng kín có thể do kích ứng da, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và dị ứng. 

Trong nhiều trường hợp, bị ngứa vùng kín do kích ứng sẽ tự hết nếu loại bỏ các chất gây kích ứng (ví dụ như sữa tắm hoặc xà phòng). Ngoài ra đổ mồ hôi, quần áo chật có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa ở bộ phận sinh dục. Các sản phẩm khác có thể gây kích ứng vùng kín bao gồm: bao cao su hay chất bôi trơn, nước hoa, dao cạo v.v. Tuyệt đối không xịt vòi nước và chà xát bên trong âm đạo cũng như lạm dụng sản phẩm làm thơm như nước hoa hồng, thuốc xịt trong âm đạo vì vùng kín có cơ chế tự làm sạch.

ngứa vùng kín
Bao cao su có thể gây kích ứng dẫn đến ngứa vùng kín

Các nguyên nhân khác gây ngứa có thể cần điều trị chuyên sâu hơn. Nếu bạn lo lắng về tình trạng ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục của mình mà mãi không biến mất, hãy liên hệ với bác sĩ phụ khoa hoặc nam khoa.

Xem thêm: Vùng kín bị ngứa và có dịch màu trắng đục

Chẩn đoán ngứa vùng kín

Ngứa vùng kín có thể là một triệu chứng cảnh báo các bệnh lý và nhiễm trùng khác nhau. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành kiểm tra da để chẩn đoán tình trạng của bạn:

  • Màu da.
  • Thay đổi kết cấu da (Ví dụ: dày lên).
  • Bất thường bề mặt (khô, vảy).
  • Bạn có thể cần phải cạo da hoặc thực hiện sinh thiết để làm các xét nghiệm chuyên sâu khẳng định chẩn đoán của bác sĩ.
ngứa vùng kín
Chẩn đoán ngứa vùng kín như thế nào?

Điều trị ngứa vùng kín

Cách điều trị ngứa vùng kín tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu bạn bị chàm, bác sĩ có thể chỉ định các loại kem steroid thoa tại chỗ. Thuốc chống nấm cũng thường được kê đơn để điều trị hiện tượng ngứa ngáy có liên quan đến tình trạng nhiễm nấm.

Biện pháp làm giảm nguy cơ ngứa vùng kín dành cho phụ nữ:

  • Sau khi đi tiểu hoặc đi tiêu, nên lau từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn từ hậu môn (trực tràng) xâm nhập vào âm đạo.
  • Tránh các sản phẩm hóa học như thụt rửa âm đạo hoặc thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, chúng có thể làm đảo lộn sự cân bằng axit trong âm đạo.
  • Tránh sử dụng quá nhiều bột giặt trong máy giặt.
  • Hạn chế các loại thuốc trị ngứa không kê đơn vì những sản phẩm này có thể khiến tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn về lâu dài.
  • Tránh chấn thương cho khu vực này, chẳng hạn như cạo và gãi quá nhiều.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng để duy trì vi khuẩn có lợi trong âm đạo.
ngứa vùng kín
Quan hệ tình dục lành mạnh để phòng ngừa ngứa vùng kín

Nam giới có thể thực hiện các bước sau hạn chế tình trạng ngứa vùng kín:

  • Rửa sạch dương vật, bao gồm cả vùng dưới bao quy đầu ở nam giới chưa cắt bao quy đầu.
  • Nếu bạn đổ mồ hôi suốt cả ngày, hãy cân nhắc thay quần lót thường xuyên.

Phương pháp giảm tình trạng ngứa cho cả nam và nữ:

  • Giữ vùng kín sạch sẽ và khô ráo. Sử dụng xà phòng nhẹ, hoặc tốt hơn là tránh xà phòng hoàn toàn và chỉ rửa sạch bằng nước. Tránh làm sạch khu vực này quá mức.
  • Mặc quần áo và quần áo lót bằng sợi tự nhiên, rộng rãi. Thay quần lót ít nhất 24 giờ một lần.
  • Lau khô hoàn toàn sau khi tắm và bơi lội. Tránh để quần áo ẩm ướt trong thời gian dài.
  • Tránh quan hệ tình dục không có phương tiện bảo vệ, đặc biệt nếu bạn lo lắng bạn hoặc bạn tình của mình có viêm nhiễm vùng sinh dục.

Bác sĩ khám và điều trị ngứa vùng kín

ThS.BS. Lê Vũ Tân hiện đang công tác tại khoa nam học Bệnh Viện Bình Dân TP.HCM, chuyên về tư vấn, điều trị cho những vấn đề nghiêm trọng và phức tạp về Nam khoa.

Phòng khám Đa khoa Vigor Health nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM.

Thông thường ngứa vùng kín có thể được điều trị tại nhà bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra lâu dài có thể là dấu hiệu một số bệnh lý. Bạn nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa hoặc nam khoa để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic.org