Trẻ suy dinh dưỡng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa

Trẻ suy dinh dưỡng là một trong những mối quan ngại hàng ở trẻ em đầu trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước thuộc “thế giới thứ ba”. Suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển thể chất, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa, sức để kháng yếu. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa đối với trẻ suy dinh dưỡng.

Trẻ suy dinh dưỡng là như thế nào?

Trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Thông thường trẻ thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên điển hình là tình trạng thiếu protein – năng lượng hay còn gọi là suy dinh dưỡng thiếu protein năng lượng (Protein Energy malnutrition – PEM). Bệnh lí này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi (nhất là dưới 3 tuổi) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động, tâm thần và trí thông minh của trẻ.

Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng

Kiến thức nuôi con là rất quan trọng

Suy dinh dưỡng xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung cấp so với nhu cầu thực tế về mỗi nhóm chất dinh dưỡng. Do đo ngườ ta chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính, từ đó chúng ta có thể khắc phục được tình trạng trẻ suy dinh dưỡng nếu tìm ra được gốc rễ của vấn đề.

Tình trạng giảm cung cấp các chất dinh dưỡng

  1. Thiếu kiến thức nuôi con: đây là nguyên nhân phổ biến nhất thường xảy ra ở các bà mẹ.
    • Trên 60% các bà mẹ không biết nuôi con theo khoa học.
    • Thay thế sữa mẹ bằng sữa bò hoặc nước cháo ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
    • Không biết cho trẻ ăn dặm hợp lý, không biết cách tăng năng lượng trong khẩu phần ăn.
    • Không biết lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng và rẻ tiền.
    • Cho ăn quá ít lần.
    • Không biết cách giữ gìn nguồn sữa mẹ.
    • Kiêng ăn quá đáng, nhất là khi trẻ bị bệnh.
  2. Nguyên nhân khác
    • Mẹ thiếu dinh dưỡng trước và hoặc trong thai kỳ.
    • Cha mẹ thiếu thời gian chăm sóc.

Nhiễm trùng và ký sinh trùng

Nhiễm trùng và ký sinh trùng cũng là một trong số nguyên nhân thường gặp dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên nguyên nhân này thường là hệ lụy của các yếu tố khách quan khác, do đó việc cải thiện môi trường sinh hoạt và bổ sung kiến thức nuôi con là hoàn toàn cần thiết để trẻ có được sức khỏe toàn diện. Một số nguyên nhân dẫn đến tính trạng trẻ bị nhiễm trùng và ký sinh trùng là:

  • Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường kém vệ sinh.
  • Trẻ không được chủng ngừa đầy đủ theo lịch.

Những yếu tố thuận lợi

Ngoài những nguyên nhân kể trên, ngoài ra còn có những yếu tố thuận lợi dẫn đến tình trạng bé bị suy dinh dưỡng. Tuy những điều này không hoàn toàn dấn đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, nhưng chúng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ suy dinh dưỡng. Một em bé suy dinh dưỡng có thể có những yếu tố thuận lợi sau:

  • Cân nặng lúc đẻ thấp <  2500g.
  • Đẻ sinh đôi.
  • Gia đình đông con.
  • Mẹ chết hoặc ốm yếu.
  • Mẹ không có sữa hoặc ít sữa.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Nhà ở chật chội thiếu ánh sáng.

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng thể teo đét

Để dễ dàng phân nhóm và xếp loại mức độ suy dinh dưỡng trên lâm sàng, người ta phân chúng thành các nhóm khác nhau bao gồm suy dinh dưỡng nhẹ, vừa và nặng. Cách phân loại dựa theo mật độ lớp mỡ dưới da và triệu chứng rối loạn tiêu hóa đi kèm, đôi khi có thể kèm theo tình trạng biếng ăn. Trong đó mức độ nặng được chia làm hai thể cụ thể nhằm giúp xác định phương pháp điều trị hiệu quả nhất bao gồm:

  • Thể phù (Kawashiorkor): Đây là tình trạng sẽ bị suy dinh dưỡng do sử dụng quá nhiều chất đường bột tạo nên tình trạng no giả. Khi đó trẻ sẽ được nuôi dưỡng với chế độ ăn tuy nhiều nhưng mất cân bằng về các chất. Dẫn đến thừa glucid nhưng lại thiếu lipid và đặc biệt là thiếu protid nghiêm trọng. Kiểu hình điển hình của trẻ em suy dinh dưỡng thể phù là các bộ phận trên cơ thể có kích thước không tương đồng, trẻ xuất hiện phù mặt, ổ mắt, phù chân và bụng. Khi ấy, để điều trị trẻ cần được xây dựng một thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thể phù cụ thể.
  • Thể teo đét (Marasmus): Ở thể này, trẻ bị suy dinh dưỡng do đói thật sự, trẻ thiếu tất cả các chất dinh dưỡng thuộc 4 nhóm thiết yếu bao gồm đường bột, chất béo, chất đạm và các nguyên tố vi lượng khác có trong rau củ quả ở mức độ trầm trọng. Hình ảnh trẻ suy dinh dưỡng thể này là mất hết lớp mỡ dưới da ở toàn thân, vẻ mặt gầy, mắt trũng, hốc hác, người teo nhỏ như con khỉ. Ở Việt Nam, dân gian thường gọi tên thể suy dinh dưỡng này là ban khỉ. Tiên lượng của thể này thường tốt hơn thể phù, tuy nhiên việc quan trọng nhất vẫn là xây dụng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng khoa học.

Qua đó người ta dễ dàng phân nhóm và điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng kể trên. Tuy nhiên phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn dinh dưỡng và điều trị bằng thuốc nếu có bởi mỗi thể suy dinh dưỡng, mỗi mức độ suy dinh dưỡng đều có phương thức điều trị và khẩu phần ăn riêng biệt. Nếu điều trị sai có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Phòng chống trẻ suy dinh dưỡng

Lượng thực thực phẩm thiết yếu
  • Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ: Vấn đề này không được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay ở các thành phố lớn. Tuy nhiên tại các vùng ngọai thành, vùng ven và nông thôn đây vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng: Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, được trẻ chấp nhận trong giai đọan sau. Sữa mẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng. Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là rất quan trọng.
  • Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý: Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêng khem, và duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.

Trẻ suy dinh dưỡng hiện nay vẫn còn là một trong những vấn để nghiêm trọng cần phải giải quyết ở nước ta bởi hệ lụy mà chúng mang lại. Hiện nay nhà nước đã và đang có những chính sách nhằm bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng để hạn chế tối đa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi.

Xem thêm: Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.