Chẩn đoán và điều trị hen suyễn như thế nào?

Hen suyễn là hiện tượng đường thở của người bệnh bị thu hẹp, sưng lên và xuất hiện các chất nhầy. Bệnh nếu không được cấp cứu và điều trị hen suyễn kịp thời sẽ gây khó thở và gây ho, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để hiểu thêm về phương pháp điều trị hen hãy cùng Docosan tham khảo nội dung dưới đây.

Phương pháp điều trị hen suyễn

Nguyên tắc trong điều trị hen suyễn lâu dài chính là kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh trước khi chúng khởi phát. Người bệnh sẽ phải học cách nhận biết những dấu hiệu và nguyên nhân khiến bệnh diễn biến nặng nề hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải kiểm soát nhịp thở của mình để đảm bảo rằng các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp cơn hen bùng phát, người bệnh có thể sử dụng ống hít để giảm đau.

dieu tri hen suyen
Hình ảnh mô phỏng đường dẫn khí của bệnh nhân bị hen suyễn

Điều trị hen suyễn bằng thuốc

Các loại thuốc phù hợp với người bệnh phụ thuộc vào một số yếu tố – tuổi tác, các triệu chứng, tác nhân gây hen suyễn và loại thuốc nào tốt nhất để kiểm soát bệnh hen suyễn.

Thuốc phòng ngừa, kiểm soát lâu dài làm giảm sưng (viêm) trong đường hô hấp của người bệnh.

Bên cạnh đó thuốc dạng hít giảm đau nhanh (thuốc giãn phế quản) cũng sẽ nhanh chóng giãn nở đường thở đang bị sưng của người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể dùng thêm thuốc chữa dị ứng.

Thuốc điều trị hen suyễn lâu dài thường được dùng hàng ngày, là nền tảng của điều trị hen suyễn. Những loại thuốc này giúp kiểm soát cơn hen suyễn hàng ngày và giúp giảm nguy cơ lên ​​cơn hen suyễn. Các loại thuốc kiểm soát lâu dài bao gồm:

  • Corticosteroid dạng hít: Các loại thuốc này bao gồm fluticasone propionate, budesonide, ciclesonide, beclomethasone, mometasone và fluticasone furoate. Người bệnh cần sử dụng những loại thuốc này trong vài ngày đến vài tuần theo chỉ định của bác sĩ. Không giống như corticosteroid dạng uống, corticosteroid dạng hít ít có nguy cơ bị tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng Leukotriene: Loại thuốc này được sử dụng dưới dạng uống có thể giảm nhẹ các triệu chứng của hen suyễn. Một số loại thuốc kháng Leukotriene là montelukast, zafirlukast và zileuton. Đặc biệt chú ý là loại thuốc montelukast có thể gây tác dụng phụ liên quan đến tâm lý như: dễ bị kích động, hung hăng, gặp ảo giác, thậm chí là có ý muốn tự tử. Nếu phát hiện bản thân gặp những ý định trên khi dùng thuốc, cần phải báo ngay cho bác sĩ biết.
  • Thuốc hít kết hợp: Loại thuốc này – bao gồm fluticasone-salmeterol, budesonide-formoterol, formoterol-mometasone and fluticasone furoate-vilanterol, thuốc chủ vận beta 1 và corticosteroid, cũng được dùng để điều trị hen suyễn.
  • Thuốc Theophylline: Là viên thuốc uống giúp giữ cho đường thở mở rộng. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng thường xuyên như các loại thuốc điều trị hen suyễn khác và cần xét nghiệm máu thường xuyên.

Thuốc điều trị hen suyễn cấp tính được sử dụng khi cần thiết để giảm triệu chứng nhanh chóng, ngắn hạn khi người bệnh lên cơn hen suyễn. Chúng cũng có thể được sử dụng trước khi người bệnh tập thể dục nếu bác sĩ đề nghị. Các loại thuốc giảm đau nhanh bao gồm:

  • Thuốc chủ vận beta 2: Chúng thường được sử dụng dưới dạng hít, giúp giảm nhanh các triệu chứng của cơn hen suyễn trong vòng vài phút. Bao gồm các loại thuốc albuterol và levalbuterol.
  • Thuốc kháng cholinegic: loại thuốc này bao gồm ipratropium và tiotropium có tác dụng nhanh chóng làm giãn đường thở, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Chúng chủ yếu được sử dụng cho bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính, nhưng có thể được sử dụng để điều trị hen suyễn.
  • Costicorteroid dạng uống và tiêm: bao gồm prednisone và methyprednisoone làm giảm viêm đường thở do hen suyễn cấp tính gây nên. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài, vì vậy những loại thuốc này chỉ được sử dụng ngắn hạn để điều trị các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng.

Thuốc chữa dị ứng sẽ có tác dụng nếu người bệnh xuất hiện tình trạng dị ứng với thuốc:

  • Chích ngừa dị ứng (tiêm phòng miễn dịch): Các chất tiêm phòng miễn dịch sẽ giúp cơ thể người bệnh ít bị phản ứng với các chất gây dị ứng. Người bệnh sẽ được thường được tiêm phòng mỗi tuần một lần trong vài tháng, sau đó mỗi tháng một lần trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm.
  • Thuốc sinh học: Các loại thuốc này – bao gồm omalizumab, mepolizumab, Dupilumab, reslizumab và benralizumab – đặc biệt dành cho những người bị hen suyễn nặng.

Điều trị hen suyễn bằng cách nong phế quản

Phương pháp điều trị này được sử dụng cho bệnh hen suyễn nặng không cải thiện bằng corticosteroid dạng hít hoặc các loại thuốc điều trị hen suyễn khác. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không phù hợp với tất cả mọi người.

Trong quá trình nong phế quản, bác sĩ sẽ làm nóng bên trong đường dẫn khí trong phổi bằng một điện cực. Nhiệt làm giảm cơ trơn bên trong đường thở. Điều này hạn chế khả năng thắt chặt của đường thở, giúp thở dễ dàng hơn và có thể giảm các cơn hen suyễn.

Điều trị hen suyễn bằng phương pháp tiếp cận từng bước

Việc điều trị của người bệnh có thể trở nên linh hoạt và dựa trên những thay đổi trong các triệu chứng. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của người mỗi lần khám.

Dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị cho phù hợp.

Ví dụ: nếu bệnh hen suyễn được kiểm soát tốt, bác sĩ có thể kê đơn ít thuốc hơn. Nếu bệnh hen suyễn của không được kiểm soát tốt hoặc ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bác sĩ có thể tăng thêm thuốc và khuyên người bệnh nên thăm khám thường xuyên hơn.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh hen suyễn

Một vài cách chẩn đoán bệnh hen suyễn mà các bác sĩ thường áp dụng là:

  • Kiểm tra nồng độ NO trong khí thở: Oxit nitric xuất hiện trong hơi thở chính là một trong những dấu hiệu của hen suyễn.
  • Đo chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế: Các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng hen suyễn của người bệnh thông qua lượng không khí mà người bệnh có thể giữ được.
  • Lưu lượng đỉnh kế: Các bác sĩ sẽ đo lưu lượng hơi thở nhiều nhất mà người bệnh có thể thở ra để theo dõi và chẩn đoán bệnh hen suyễn. Thường sử dụng khi người bệnh có những cơn hen phế quản cấp.

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị hen suyễn

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo, 20 năm kinh nghiệm, Quận 10, Hồ Chí Minh.

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Chân Phương, 15 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh, hơn 20 năm kinh nghiệm, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận

Bệnh hen suyễn là một bệnh không thể chữa dứt điểm, nhưng có thể làm giảm các triệu chứng, ngăn cho bệnh không diễn biến nặng hơn. Do đó, khi cảm thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh hen suyễn, người bệnh cần tìm đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org, nhs.uk

Contact Me on Zalo
Call Now Button