Chỉ số cholesterol thấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Cholesterol thấp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng các triệu chứng không phải ai cũng biết. Nhiều người chủ quan, không đến các cơ sỏ y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, dẫn đến những ảnh hưởng về sức khỏe cho người bệnh. Bài viết dưới đây của Docosan gửi đến bạn thông tin về chỉ số cholesterol thấp.

Choleserol máu là gì?

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, có liên quan đến quá trình tạo ra một số loại hormone, vitamin D, axit mật và đồng thời còn hỗ trợ hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh. Phần lớn cholesterol do gan tạo ra, còn lại là từ thức ăn như các loại thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật,…

Vậy chỉ số cholesterol bao nhiêu là lý tưởng và bao nhiêu là thấp?

Cholesterol được phần thành 2 loại, gồm: lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). LDL còn được gọi là cholesterol xấu do nó có thể làm tắc nghẽn mạch máu, ây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trái lại, HDL hay được coi là cholesterol tốt vì có khả năng vận chuyển LDL từ máu đến gan để phân hủy và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

Thông thường, nồng độ cholesterol trong máu được xem là bình thường khi:

  • Chỉ số cholesterol toàn phần < 200mg/dL
  • Chỉ số HDL ≥ 60mg/dL
  • Chỉ số LDL < 100mg/dL

Các giới hạn có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng tộc, giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, có thể xem là chỉ số cholesterol thấp nếu chỉ số cholesterol toàn phần < 120mg/gL hoặc chỉ số LDL < 40mg/dL. Chỉ số HDL – cholesterol > 40mg/dL được coi là bình thường. HDL- cholesterol là loại mỡ máu tốt cho nên chỉ số này cao sẽ có lợi cho sức khỏe.

Cholesterol thấp
Chỉ số cholesterol thấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Nguyên nhân gây ra chỉ số cholesterol thấp

Có nhiều lý do tại sao mức HDL của bạn thấp, trong đó chế độ ăn nhiều carbohydrate là một trong những nguyên nhân chính. Ăn quá nhiều carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, làm tăng nguy cơ kháng insulin, và làm giảm HDL trong khi tăng cả LDL và triglyceride.

Cholesterol thấp
Chỉ số cholesterol thấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Bên cạnh đó, một số đối tượng nguy cơ cao dễ bị cholesterol thấp là những người béo phì, người bị rối loạn chuyển hóa, người mắc bệnh tiểu đường loại 2, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và lối sống ít vận động.

Dấu hiệu cảnh báo khi chỉ số cholesterol thấp

Những người có mức cholesterol cao thường không có triệu chứng nào xuất hiện cho đến khi cơn đau tim hoặc đột quỵ xảy ra. Cholesterol xấu gây tắc nghẽn động mạch vành, người bệnh có thể bị đau ngực do giảm lưu lượng máu đến cơ tim và dẫ đến nhồi máu cơ tim.

Đối với cholesterol máu thấp, dấu hiệu để cảnh báo là khí sắc traagfm buồn và bi quan, cụ thể là:

  • Thường xuyên cảm thấy thất vọng, bi quan
  • Luôn lo lắng, bất an và bồn chồn trong người
  • Tâm trạng thay đổi, khó tập trung và dễ bị kích động
  • Mất ngủ thời gian dài
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
Cholesterol thấp
Chỉ số cholesterol thấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Nếu nghi ngờ bản thân có mức cholesterol giảm xuống thấp, bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu và đưa ra kết luận chính xác nhất đối với tình trạng của bạn.

Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không?

Hầu hết chỉ số cholesterol thấp thường không gây nhiều bất lợi cho sức khỏe, và cụ thể hơn, giữ cho mức cholesteron xấu thấp một cách hợp lý sẽ càng có lợi hơn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cholesterol toàn phần hoặc LDL ở mức rất thấp và kéo dài, sẽ tác động không tốt đến một số vấn đề của cơ thể, như là:

  • Giảm chức năng sản xuất một số hormone của cơ thể
  • Nhiều khả năng mắc các chứng lo lắng và trầm cảm
  • Có thể gây suy giảm trí nhớ
  • Rối loạn các hoạt động của tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và sinh dục
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và ung thư
  • Phụ nữ mang thai có khả năng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân
Cholesterol thấp
Chỉ số cholesterol thấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Như vậy, có thể thấy chỉ số cholesterol thấp cũng là một tình trạng cần được quan tâm và khắc phục vì nếu không kịp thời phát hiện có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Làm gì để tăng mức cholesterol lên?

Hiện nay, đối với cholesterol tốt HDL thì có thể gia tăng nồng độ trong máu bằng cách sử dụng các thuốc statin. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng thuốc statin khi có chỉ định của bác sĩ, để trách các tác dụng phụ không mong muốn. Đối với trường hợp cholesterol toàn phần, cũng như LDL thấp thig vẫn chưa có thuốc nào có tác dung cụ thể làm tăng các chỉ số này.

Mặc dù khó có thể làm tăng chỉ số cholesterol theo như mong muốn, nhưng chúng ta có thể duy trì được cholesterol ở mức ổn định bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học và chế độ ăn uống hợp lý. Sau đây là một vài biện pháp có thể giúp ích:

  • Chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo và cắt giảm lượng chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và axit béo omega-3 như là: cá ngừ, cá hồi, cá trích, quả óc chó, hạt chia, bột yến mạch, rau xanh và các loại hoa quả,… Một số sản phẩm bổ sung có thành phần dầu cá, coenzym Q10, chất xơ hòa tan để tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ duy trì mức cholesterol ở giới hạn bình thường.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: cân nặng hợp lý giúp tăng lượng cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol xấu cho cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Hạn chế bia rượu: bởi vì nếu uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn bao gồm huyết áp cao, suy tim và đột quỵ.
  • Không hút thuốc lá: ngừng hút thuốc lá sẽ cải thiện được mức cholesterol HDL trong máu, đồng thời chức năng phổi, huyết áp, nhịp tim cũng được cải thiện.
  • Rèn luyện sức khỏe: tập thể dục đều đặn khoảng 20-30 phút mỗi ngày, và duy trì đều đặn 4-5 ngày trong tuần không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được tình trạng béo phì mà còn làm giảm mức LDL có hại và tăng HDL có lợi.
Cholesterol thấp
Chỉ số cholesterol thấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Tóm lại, mức cholesterol thấp hay cao đều có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy hãy thường xuyên theo dõi chỉ số cholesterol, kết hợp với việc thiết lập một lối sống khoa học để đảm bảo có được sức khỏe tốt nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.