Xuất huyết giảm tiểu cầu: Nguyên nhân và cách điều trị

Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng chảy máu khó cầm do giảm số lượng tiểu cầu. Đây là một căn bệnh không hiếm gặp và có thể xảy ra với bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Nào hãy cùng các bác sĩ của Docosan tìm hiểu về xuất huyết giảm tiểu cầu để có một góc nhìn thông thái hơn về căn bệnh này nhé!

Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Tiểu cầu trong cơ thể giúp đông máu và cầm máu, khi bị giảm tiểu cầu thì khả năng tự cầm máu của cơ thể thể giảm sút. Nếu giảm tiểu cầu nặng thì người bệnh có thể chảy máu (xuất huyết) tự nhiên ở mắt, nướu răng, bàng quang hoặc chảy máu nhiều khi bị thương.

Có nhiều nguyên nhân xuất huyết giảm tiểu cầu, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tiểu cầu thấp là tình trạng được gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch hay xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Lúc này các kháng thể của bạn thông thường sẽ chỉ tấn công các tác nhân gây nhiễm trùng để bảo vệ cơ thể, nay nó lại tấn công các tiểu cầu của bạn vì nhầm chúng là kẻ thù.

Một số nguyên nhân gây nên xuất huyết giảm tiểu cầu thứ phát như sau:

  • Nhiễm virus (bao gồm bệnh thủy đậu, virus parvovirus, viêm gan C, Epstein-Barr và HIV)
  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)
  • Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL)
  • Giảm tiểu cầu miễn dịch do thuốc
  • Nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) trong đường tiêu hoá

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc xuất huyết giảm tiểu cầu, chẳng hạn như Một số điều trị có thể có khả năng gây xuất huyết giảm tiểu cầu như: phẫu thuật bắc cầu tim, xạ trị tuỷ xương.

Triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu

Các triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu mà bạn cần chú ý là: dễ bị bầm tím/xuất hiện vết bầm không rõ nguyên do, chảy máu cam tự phát và thường xuyên, chảy máu nướu răng, máu trong nước tiểu, máu trong phân, kinh nguyệt nhiều bất thường hay kéo dài; chảy máu kéo dài khi bị thương.

Xuat-huyet-giam-tieu-cau
Triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể có những biến chứng nguy hiểm đe doạ đến tính mạng, đặc biệt là xuất huyết não. Vì vậy khi có những triệu chứng bất thường nghi ngờ xuất huyết giảm tiểu cầu (được miêu tả ở đoạn trước), bạn cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cũng như được hướng dẫn việc chăm sóc và theo dõi bản thân trong giai đoạn bệnh.

Các phương pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu có thể có các tác dụng phụ không mong muốn và mang đến những rủi ro về sức khoẻ. Chẳng hạn như sử dụng corticosteroid lâu dài hoặc phẫu thuật cắt lách có thể gây tăng nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ bệnh nặng khi nhiễm trùng. Vì vậy bệnh nhân cần theo dõi sát sao các triệu chứng của cơ thể và báo cáo với bác sĩ kịp thời.

Bác sĩ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở người lớn và trẻ em

  • Bác sĩ Nhi khoa Lê Hồng Thiện – Q. Thủ Đức
  • PGS TS Trần Quang Bính – Bệnh viện Quốc tế City – Q. Bình Tân
  • Trung tâm chẩn đoán và xét nghiệm y khoa Diag – Hệ thống 16 chi nhánh tại HCM

Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu

Khi có những triệu chứng nghi ngờ xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn sẽ được hỏi về tiền sử bệnh và các loại thuốc đang dùng để rà soát các yếu tố có thể gây giảm lượng tiểu cầu trong máu. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết bao gồm công thức máu toàn diện, phết máu, đánh giá chức năng gan thận. Nếu số lượng tiểu cầu trong máu thấp qua các xét nghiệm máu trên, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm tuỷ để xem việc bất thường số lượng tiểu cầu có phải xuất phát từ tuỷ xương hay không.

Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Việc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những liệu trình điều trị khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Với những bệnh nhi, thông thường xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch sẽ tự khỏi sau 6 tháng hoặc ít hơn mà không cần điều trị chuyên biệt. Với những bệnh nhân ở độ tuổi thường thành, việc điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân của bệnh và mức độ nghiêm trọng của trường hợp.

Thông thường việc điều trị sẽ là dùng thuốc với mục tiêu là đưa số lượng tiểu cầu trong máu lên mức độ cao để ngăn chặn việc chảy máu nghiêm trọng trong các cơ quan. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt lách.

xuat-huyet-giam-tieu-cau
Cần liên hệ bác sĩ khi có các vết bầm hoặc chảy máu bất thường

Phòng tránh xuất huyết giảm tiểu cầu

Khi được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu, để phòng tránh xuất huyết giảm tiểu cầu có thể diễn tiến nặng không mong muốn thì bạn có thể sẽ phải thay đổi một số trong lối sống vốn dĩ thường ngày. Quan trọng nhất đó là tránh tổn thương bằng cách tránh các môn thể thao có thể gây chấn thương. Hạn chế rượu vì rượu có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là rau xanh để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết.

Một số loại thuốc có thể sẽ cần tránh sử dụng khi bạn mắc xuất huyết giảm tiểu cầu, vì thế hãy tham khảo bác sĩ trong trường hợp bạn cần dùng thuốc để điều trị cho một bệnh khác, bác sĩ sẽ đổi loại thuốc phù hợp cho bạn để tránh gây giảm lượng tiểu cầu không mong muốn do thuốc.

Kết luận

Tóm lại, xuất huyết giảm tiểu cầu một bệnh lý có thể xảy ra ở bất cứ ai và gây nên những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán, điều trị và theo dõi. Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu hay có bất kỳ triệu chứng bất thường trong giai đoạn bệnh, hãy nhanh tay liên hệ với Docosan.com, đội ngũ bác sĩ chúng tôi sẽ đưa đến bạn những tư vấn và điều trị kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.