Mắt bị dị ứng phấn hoa: Triệu chứng và cách điều trị

Mắt bị dị ứng phấn hoa làm bạn cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng thị lực và không thể tiếp tục thực hiện những công việc hằng ngày. Phấn hoa là nguyên nhân dị ứng phổ biến, còn mắt là cơ quan nhạy cảm dễ bị tác động. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mắt bị dị ứng phấn hoa là thế nào.

Phấn hoa là gì?

Phấn hoa là một loại bột mịn, thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, được mang từ cây này sang cây khác nhờ gió, chim hoặc côn trùng. Sự phát tán của phấn hoa giúp có thể có thể gây ra dị ứng đối một số người.

Dị ứng phấn hoa là gì?

Phấn hoa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng ở Mỹ với hơn 67 triệu người từng bị dị ứng phấn hoa.

Cơ chế miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại những vật lạ, có hại. Hệ thống miễn dịch của những người bị dị ứng phấn hoa xác định nhầm loại phấn hoa vô hại là vật thể xâm nhập nguy hiểm. Vì vậy, cơ thể bắt đầu tạo ra những phản ứng để chống lại phấn hoa. Đây được gọi là phản ứng dị ứng và phấn hoa được gọi là chất gây dị ứng.

Một số người bị dị ứng phấn hoa quanh năm, một số khác chỉ bị vào những thời điểm nhất định trong năm. Thường là vào mùa phấn hoa, rơi vào khoảng cuối mùa xuân và đầu mùa thu.

Các triệu chứng có thể được điều trị bằng thuốc điều trị và chích ngừa dị ứng. Ngoài ra, thay đổi lối sống cũng có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến dị ứng phấn hoa.

mắt bị dị ứng phấn hoa
Người bị dị ứng phấn hoa

Các loại dị ứng phấn hoa là gì?

Bạn có thể bị dị ứng với bất kỳ loại phấn của hoa nào. Có thể nó là loài hoa thông dụng, thường thấy nhưng lại làm bạn bị dị ứng. Dưới đây là một số phấn hoa là thủ phạm gây dị ứng phổ biến:

  • Hoa bạch dương
  • Hoa sồi
  • Hoa cỏ
  • Hoa cỏ phấn hương
  • Hoa cúc
  • Hoa hướng dương
  • Hoa nhài

Các triệu chứng của dị ứng phấn hoa ở mắt

Dị ứng phấn hoa có thể gây các triệu chứng viêm mũi dị ứng, hen suyễn và nổi mẫn da. Nhưng trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhưng tác động của dị ứng phấn hoa lên vùng mắt của bạn nhé.

Da ở mắt là vùng da nhạy cảm và ảnh hưởng dị ứng lên mắt sẽ gây rất khó chịu, hạn chế tầm nhìn và ảnh hưởng lớn đến công việc, cuộc sống thường ngày của bạn.

Hầu hết các tình trạng dị ứng ở mắt đều gây khó chịu hơn là nguy hiểm. Các triệu chứng điển hình liên quan đến dị ứng mắt bao gồm viêm kết mạc do phản ứng với chất gây dị ứng. Tình trạng viêm làm mở rộng các mạch máu trong kết mạc, dẫn đến mắt bị đỏ hoặc. Các triệu chứng dị ứng này có thể từ mẩn đỏ rất nhẹ đến sưng tấy nghiêm trọng kèm theo tiết dịch. Viêm kết mạc dị ứng có thể dẫn đến sẹo giác mạc và các vấn đề về thị lực

Các triệu chứng dị ứng phấn hoa ở mắt thường bao gồm:

  • Ngứa mắt liên tục, khiến bạn phải dụi mắt làm mắt đỏ.
  • Đau mắt, cay mắt, bỏng rát
  • Chảy nước mắt
  • Mí mắt sưng húp
  • Mắt bị nhạy cảm với ánh sáng.
  • Vùng da dưới mắt sưng lên, có màu hơi xanh.
mắt bị dị ứng phấn hoa
Triệu chứng dị ứng phấn hoa ở mắt

Làm thế nào để chẩn đoán mắt dị ứng phấn hoa?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán dị ứng phấn hoa thông qua khám lâm sàng. Tuy nhiên, họ có thể cần thêm một số xét nghiệm dị ứng để xác định chẩn đoán.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và thời điểm xuất hiện cũng như diễn tiến các triệu chứng của bạn.

Tiếp theo, xét nghiệm chích da sẽ được chỉ định để xác định cụ thể chất gây dị ứng đã gây ra các triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ chích và đưa vào một lượng nhỏ các loại chất dị ứng vào các vùng da khác nhau. Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ chất nào trong số đó, vùng tại chỗ da bị chích sẽ bị mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa trong vòng 15 đến 20 phút.

Xét nghiệm máu đo IgE, là một loại kháng thể có liên quan đến hầu hết các trường hợp dị ứng, bao gồm cả dị ứng phấn hoa. Nồng độ IgE tăng cao tuy không thể giúp xác định được loại phấn hoa bạn bị dị ứng, nhưng có thể giúp xác định các triệu chứng của bạn liên quan đến dị ứng hơn là nhiễm trùng.

Điều trị mắt dị ứng phấn hoa

Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số loại thuốc làm giảm các triệu chứng dị ứng của bạn. Mặc dù thuốc không chữa khỏi hoàn toàn dị ứng, nhưng chúng hiệu giúp các triệu chứng thuyên giảm, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Thuốc nhỏ mắt và thuốc không kê đơn

  • Nước mắt nhân tạo: có thể tạm thời rửa sạch các chất gây dị ứng khỏi mắt và làm ẩm mắt. Nước mắt nhân tạo giúp mắt êm dịu, giảm khô, đỏ và kích ứng. Những giọt nước này, có thể sử dụng thường xuyên nếu cần.
  • Thuốc nhỏ mắt thông mũi OTC: làm giảm đỏ mắt do dị ứng mắt bằng cách thu hẹp các mạch máu trong mắt. Lưu ý: Những người bị bệnh tăng nhãn áp không nên sử dụng chúng.

Thuốc nhỏ mắt theo toa

  • Thuốc nhỏ mắt kháng histamine: có thể làm giảm ngứa, đỏ và sưng do dị ứng mắt. Mặc dù những loại thuốc nhỏ này có hiểu quả nhanh chóng, nhưng tác dụng có thể chỉ kéo dài vài giờ. Bác sĩ thường sẽ kê đơn cho bạn sử dụng bốn lần một ngày.
  • Thuốc nhỏ mắt ổn định tế bào Mast: giúp ngăn chặn sự giải phóng histamine và các chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng, qua đó giúp giảm ngứa nhanh chống. Bạn có thể dùng thuốc nhỏ trước khi bắt buộc phải tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Thuốc nhỏ mắt NSAID: thuốc chống viêm(NSAID) có trong thuốc nhỏ mắt để giảm ngứa. Thuốc có thể gây châm chích khi bôi.
  • Thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid: loại thuốc này có thể giúp điều trị các triệu chứng dị ứng mắt mãn tính, nghiêm trọng. Điều trị lâu dài bằng steroid (hơn hai tuần) phải theo hướng dẫn của bác sĩ, vì tác dụng phụ của việc sử dụng lâu dài loại thuốc này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

Thuốc kháng histamine uống không cần thiết

Thuốc kháng histamine kê đơn có thể có hiệu quả nhẹ trong việc giảm ngứa do dị ứng mắt. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây khô mắt và làm các triệu chứng dị ứng ở mắt trầm trọng hơn.

mắt bị dị ứng phấn hoa
Điều trị mắt dị ứng phấn hoa

Chích ngừa dị ứng

Chích ngừa dị ứng nhằm cải thiện khả năng chịu đựng với chất gây ra phản ứng dị ứng. Một lượng nhỏ chất gây dị ứng được tiêm với liều lượng tăng dần theo thời gian. Có thể mất vài tháng để đạt được kết quả tối ưu. Các mũi tiêm làm thay đổi phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với chất gây dị ứng, giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng của bạn.

Các biện pháp hạn chế mắt bị dị ứng phấn hoa

Biện pháp tốt nhất để điều trị dị ứng đó là tránh các tác nhân gây dị ứng.

  • Hạn chế ra ngoài và đặc biệt là không đi dã ngoại công viên vào mùa phấn hoa và những ngày có gió.
  • Tránh ra ngoài trong hoặc sau cơn giông, đặc biệt ở khu vực nhiều hoa cỏ.
  • Đóng cửa chính và các cửa sổ ở nhà trong mùa phấn hoa.
  • Đeo kính râm, khẩu trang, mang theo khăn giấy khi ra ngoài. Tắm và giặt đồ kĩ khi về đến nhà. Nhẹ nhàng rửa sạch mắt bằng nước.
  • Nếu không thể tránh khỏi việc tiếp xúc phấn hoa, hãy phòng ngừa dị ứng bằng cách đeo kính bảo hộ và khẩu trang, uống các loại thuốc chống dị ứng.
  • Hút bụi thường xuyên đầu tư vào cân nhắc đầu tư máy lọc không khí trong nhà
  • Nếu chẳng may bị phấn hoa rơi vào mắt, hãy dùng bình xịt hoặc rửa thật sẽ để làm trôi phấn hoa. Sau đó hãy sử dụng các loại thuốc dị ứng không kê đơn để phòng ngừa và hạn chế các triệu chứng dị ứng.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.healthline.com/health/allergies/pollen#treatment

https://www.allergy.org.au/patients/allergic-rhinitis-hay-fever-and-sinusitis/pollen-allergy

https://www.medicinenet.com/eye_allergy/article.htm