Những nguyên nhân dẫn đến mù lòa (khiếm thị) bạn nên biết

Khiếm thị (mù lòa) là tình trạng mất khả năng thị lực hoàn toàn. Những nguyên nhân gây ra khiếm thị thường là những bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt như đục thủy tinh thể, thiên đầu thống,… Ngay cả trẻ em cũng có thể bị căn bệnh này. Hãy cùng Docosan tìm hiểu tất cả những thông tin về bệnh khiếm thị và các phương pháp điều trị trong nội dung dưới đây.

Mù loà (khiếm thị) là gì?

Một người được xác định là bị khiếm thị khi mà họ không còn khả năng nhận thấy một sự vật, hay một chủ thể nào bằng mắt, cũng không còn khả năng cảm nhận ánh sáng.

Nếu chỉ bị mù một phần, thì tầm nhìn của người bệnh chỉ bị hạn chế ở một mức nào đó. Ví dụ như việc người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc xác định một sự vật, hoặc là bị mờ mắt. Trong khi đó mù mắt là hiện tượng người bệnh không còn thấy gì nữa.

Ở Mỹ, có một định nghĩa gọi là “legally blind”, dịch nôm na qua tiếng Việt là mù hợp pháp. Một người được xem là mù hợp pháp khi tầm nhìn của họ bị giới hạn ở mức 20feet (khoảng 6,1m).

Dấu hiệu nhận biết thị lực gặp vấn đề

Nếu người bệnh bị mù, thì dấu hiệu rõ ràng nhất là họ sẽ không còn thấy gì nữa. Với những người gặp phải vấn đề về thị lực thì một số triệu chứng có thể nhận thấy là:

  • Chỉ nhìn thấy mờ mờ
  • Khả năng nhìn trong ban đêm kém
  • Gặp phải hiện tượng tầm nhìn ống
  • Không thể xác định hình dạng của một vật
mù lòa
Tăng nhãn áp không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa

Hiện tượng suy giảm thị lực và mù lòa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thông thường, ở trẻ sơ sinh, hệ thống thị giác sẽ bắt đầu phát triển từ trong bụng mẹ. Qúa trình hình thành này sẽ hoàn tất cho đến khi trẻ khoảng 2 tuổi.

Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, các bé có thể nhìn và theo dõi một vật đang chuyển động. Đến khi được 4 tháng tuổi, mắt của trẻ phải được điều chỉnh đúng hướng và không vào trong hoặc ra ngoài.

Các triệu chứng suy giảm thị lực ở trẻ nhỏ là:

  • Dụi mắt liên tục
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Khả năng tập trung kém
  • Mắt bị đỏ
  • Nước mắt chảy liên tục
  • Con ngươi trắng đục
  • Cử động của mắt trở nên bất thường sau 6 tháng tuổi

Nguyên nhân gây khiếm thị

Một vài bệnh lý về mắt nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra hiện tượng mù lòa:

  • Bệnh tăng nhãn áp: bệnh có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác, có chức năng truyền tải thông tin thị giác từ mắt đến não
  • Thoái hóa điểm vàng: bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn chi tiết của một vật. Bệnh thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi
  • Đục thủy tinh thể: Hiện tượng này sẽ khiến người bệnh bị mờ mắt, thường thì những người bệnh lớn tuổi hay măc phải căn bệnh này.
  • Mắt nhược thị: Hiện tượng này sẽ khiến cho mắt không thể nhìn rõ được chi tiết được một vật, làm suy giảm thị lực trầm trọng
  • Viêm dây thần kinh thị giác: tình trạng này có thể gây mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn
  • Viêm võng mạc sắc tố cũng có thể gây tổn thương đến võng mạc của người bệnh. Trong một số trường hợp hiếm hoi thì bệnh cũng có thể gây mù lòa
  • Sự xuất hiện của một khối u cũng có thể ảnh hưởng đến võng mạc hoặc dây thần kinh thị giác gây mù lòa.

Ngoài ra, mù lòa cũng là một biến chứng tiếm ẩn nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường hoặc bị đột quy. Một số nguyên nhân khách quan khác cũng có thể gây mù lòa là:

  • Dị tật bẩm sinh
  • Chấn thương ở mắt
  • Biến chứng sau phẫu thuật ở mắt

Nguyên nhân gây mù lòa ở trẻ em

Một vài bệnh lý dưới đây cũng có thể dẫn đến hiện tượng mù lòa ở trẻ nhỏ là

  • Nhiễm trùng
  • Tuyến lệ bị tắc
  • Đục thủy tinh thể
  • Mắt lé
  • Nhược thị
  • Mí mắt bị sụp xuống
  • Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh
  • Bệnh võng mạc do sinh non
  • Khả năng phát triển kém của hệ thống thị giác

Những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị mù

Một vài đối tượng sau cũng có nguy cơ cao bị mù lòa nếu không cẩn thận

  • Những người mắc bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Những người bị đột quỵ
  • Những người phải tiến hành phẫu thuật ở mắt
  • Những người làm việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc gần các vật sắc nhọn
  • Trẻ sinh non

Chẩn đoán tình trạng mù lòa như thế nào?

Để xác định người bệnh bị mù hoàn toàn hoặc suy giảm một phần thị lực, các bác sĩ sẽ phải tiến hành chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân khiến thị lực của người bệnh gặp vấn đề.

Các bác sĩ sẽ tiến hành nhiều phương pháp để kiểm tra những yếu tố sau:

  • Tầm nhìn của mắt
  • Khả năng di chuyển của cơ mắt
  • Sự phản ứng của đồng tử với ánh sáng

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể tiến hành khám lâm sàng bằng cách sử đụng đèn khe. Đây là một kính hiển vi công suất thấp kết hợp với ánh sáng cường độ cao.

Chẩn đoán mù lòa ở trẻ nhỏ như thế nào?

Các bác sĩ Nhi khoa sẽ tầm soát các vấn đề mắt cho trẻ ngay sau khi sinh. Khi được 6 tháng tuổi, phụ huynh có thể đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ nhi khoa để kiểm tra lại vấn đề thị lực của trẻ.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra các cấu trúc mắt của trẻ và kiểm tra xem liệu trẻ có thể nhìn thấy một vật có màu sắc hoặc phản ứng với ánh sáng hay không.

Như đã đề cập ở trên, thị giác của trẻ bắt đầu phát triển từ 6 đến 8 tuần tuổi. Nếu sau 2 hoặc 3 tháng mà trẻ vẫn không có phản xạ với ánh sáng, hãy đưa trẻ đi khám mắt càng sớm càng tốt.

Ngoài ra nếu trẻ bị trợn mắt hay có các dấu hiệu suy giảm thị lực khác. Phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ khám mắt ngay lập tức.

Điều trị và cải thiện thị lực như thế nào?

Khi ngời bệnh bị suy giảm thị lực các bác sĩ có thể áp dụng một hoặc nhiều cách dưới đây để cải thiện khả năng nhìn của người bệnh, bao gồm:

  • Kính mắt
  • Kính áp tròng
  • Phẫu thuật mắt
  • Sử dụng thuốc

Trong trường hợp người bệnh bị mù một phần mà không thể cải thiện được, các bác sĩ sẽ cung cấp một vài hướng dẫn để người bệnh hoạt động thị lực một cách hiệu quả hơn, ví dụ như:

  • Sử dụng kính lúp để đọc
  • Tăng kích thước văn bản trên máy tính
  • Sử dụng đồng hồ có âm thanh hoặc sách đọc phát ra tiếng

Đối với người bệnh bị mù lòa hoàn toàn, các bác sĩ sẽ đưa ra một vài gợi ý để người thân thay đổi cách sinh hoạt của mình. Ví dụ như là:

  • Sử dụng tài liệu chữ Braille (Chữ nổi)
  • Dùng chó để dẫn đường
  • Thiết kế lại nhà để thuận tiện hơn cho người bệnh trong việc sinh hoạt

Một số bác sĩ khám mắt tốt ở TP.HCM

Để phòng tránh những bệnh lý liên quan đến mắt, đặc biệt là khiếm thị, bạn nên kiểm tra mắt định kỳ với các phòng khám và bác sĩ chuyên khoa mắt có thâm niêm.

  • Bác sĩ Jan Dirk Ferwerda – 25 năm kinh nghiệm – Quận 2
  • BSCKII Huỳnh Thị Thu Ba – 30 năm kinh nghiệm – Quận 8
  • BSCKII Lê Hồng Hà – 15 năm kinh nghiệm – Quận Phú Nhuận

Kết luận

Mù lòa là hiện tượng không ai mong muốn mình gặp phải. Do đó, việc tìm hiểu thông tin liên quan và nguyên nhân sẽ giúp mọi người ý thức hơn trong việc bảo vệ đôi mắt của mình. Ngoài ra, với trẻ nhỏ, các phụ huynh cần quan tâm đến khả năng thị lực của trẻ trong 2, 3 tháng sau khi sinh.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.