Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân và cách điều trị

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là mối quan tâm hàng đầu của nam giới, vì đây là một bệnh lý nam khoa phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Vậy giãn tĩnh mạch tinh hoàn có nguy hiểm không? Điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về giãn tĩnh mạch tinh hoàn

giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có ảnh hưởng gì?

Nghiên cứu cho thấy, tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn xảy ra chủ yếu ở đối tượng nam giới tuổi trưởng thành (khoảng 15 đến 17%). Nó là một bệnh lý nam khoa thường gặp, gây suy giảm chức năng của tinh hoàn và từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản của nam giới.

Xem thêm: Tinh hoàn to

Dịch tễ

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn (còn gọi là Varicocele) là sự giãn của đám rối những tĩnh mạch sinh tinh và thừng tinh và, chúng nằm ở cực trên tinh hoàn. Bệnh xảy ra chủ yếu ở tinh hoàn trái, khoảng 90%. Phần còn còn lại có thể xảy ra đồng thời ở cả hai bên. Một tỉ lệ rất hiếm (1%) có thể mắc bệnh lý này là nhóm trẻ nam dưới 10 tuổi. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh hàng đầu của nam giới.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn thứ phát do 1 tình trạng bệnh lý hoặc 1 tác động ngoại cảnh vẫn còn được nghiên cứu, hầu hết các trường hợp còn lại vẫn được xem là nhóm bệnh tự phát (idiopathy).

1 số giả thuyết về nguyên nhân giãn tĩnh mạch tinh hoàn cho rằng: sự sai lệch vị trí lỗ vào của tĩnh mạch tinh hoàn, ở tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng; suy van tĩnh mạch. Những nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng khác như khối u choáng chỗ vùng sau phúc mạc, vùng tiểu khung… cũng được xem là nguyên nhân giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

Cơ chế bệnh sinh

giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Trong bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn, máu bị chảy ngược về vùng thấp (theo trọng lực) thay vì chảy về tim phải, giống như cơ chế trong giãn tĩnh mạch nông/ sâu chi dưới. Do hệ thống van tĩnh mạch suy yếu, máu sẽ trào ngược từ hệ thống tĩnh mạch chủ về hệ thống tĩnh mạch tinh, hậu quả là gây tăng áp lực và khiến những đám rối tĩnh mạch tinh ở bẹn bìu giãn thành búi. Sự giãn đám rối tĩnh mạch kéo theo sự ứ trệ máu trong đó, gây tăng nhiệt độ gián tiếp ở tinh hoàn do tiếp xúc và cuối cùng là ảnh hưởng chất lượng hoặc hủy hoại tinh trùng.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh hoàn như thế nào?

giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giai đoạn đầu, bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường không biểu hiện bất kì triệu chứng nào nổi bật. Đa số nam giới đến khám khi giãn tĩnh mạch ở giai đoạn muộn, bác sĩ sờ được rất rõ khối búi tĩnh mạch bị giãn ở vùng bẹn bìu, hoặc một triệu chứng gợi ý tương đối khác chính là đau tinh hoàn. Một số bệnh nhân thì đi khám vô sinh hiếm muộn và tình cờ phát hiện giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

Việc phân chia giai đoạn của giãn tĩnh mạch tinh hoàn không quá khó khăn, dựa trên thăm khám và phương tiện siêu âm Doppler mạch máu vùng bẹn bìu. Bảng phân loại Dubin chia giãn tĩnh mạch tinh hoàn thành 5 mức độ sau:

  • 0: không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua siêu âm, chụp mạch máu, hoặc các phương tiện hình ảnh khác.
  • 1: có thể sờ được búi tĩnh mạch khi cho làm nghiệm pháp Valsava (đột ngột gây tăng áp lực ổ bụng)
  • 2: sờ thấy búi tĩnh mạch khi bệnh nhân đứng thẳng.
  • 3: chỉ cần nhìn đã thấy được búi tĩnh mạch giãn khi bệnh nhân đứng thẳng.
  • 4: dễ phát hiện búi tĩnh mạch giãn lộ ngoằn ngoèo dưới da bìu dù bệnh nhân đứng hay nằm.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch tinh hoàn

giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Tương tự nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn, triệu chứng của nó cũng không cụ thể mà thường có triệu chứng gần giống với những bệnh lý vùng bìu bẹn khác. Người bệnh có thể cảm giác đau nhẹ hoặc nặng vùng bìu. Cơn đau nặng hơn vào ban đêm và gần sáng, sau khi phải đứng lâu, làm việc gắng sức hoặc ngồi nhiều. Nếu mức độ giãn nhiều, sẽ dễ phát hiện một khối sưng ngoằn ngoèo ở vùng trên bìu.

Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn

giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Không phải ai bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn cũng bắt buộc phẫu thuật. Nếu người bệnh không đau hoặc không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chỉ cần tiếp tục theo dõi diễn tiến của bệnh và tái khám định kỳ. Trừ khi tĩnh mạch tiếp tục dãn lớn trong thời gian ngắn hoặc khiến bạn đau, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống thì mới cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh hoàn bắt đầu bằng việc thắt tĩnh mạch thừng tinh bị giãn ở cực trên hoặc xung quanh tinh hoàn. Ưu điểm của phẫu thuật là bệnh nhân có thể về trong ngày, vì thời gian phẫu thuật tương đối ngắn chưa đến 1 giờ. Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp gây mê hoặc tê tủy sống để giúp giảm đau cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật 2 đến 3h, nếu được đánh giá sức khỏe là ổn định, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xuất viện.

Lưu ý sau khi phẫu thuật:

  • Có thể tắm lại sau 24h kể từ khi mổ, không nên ngâm mình trong bồn tắm.
  • Sau khoảng 48h kể từ lúc mổ, có thể vận động lại bình thường.
  • Hạn chế vận động gắng sức: khuân vác vật nặng, quan hệ tình dục.
  • Sau 5 đến 7 ngày, có thể vận động nhẹ và chơi thể thao vừa sức
  • Nếu vết mổ chưa khô, còn rỉ dịch, hoặc cảm giác đau nhẹ, sưng bìu thì có thể đắp bông gòn hoặc gạc thêm lên vết mổ.
  • Chỉ cần uống thuốc giảm đau trong vòng 48h kể từ lúc mổ, nếu không còn đau nhiều bạn có thể ngưng thuốc.
  • Tái khám sau 10 – 14 ngày để đánh giá vết mổ.
  • Sau 3 tháng thì đánh giá lại chức năng sinh sản bằng thử tinh dịch đồ, đếm số lượng tinh trùng.

Kết luận

Tóm lại, bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn có cơ chế tương đương với giãn tĩnh mạch nông/ sâu chi dưới. Người bệnh cần chú ý nhận biết những dấu hiệu của giai đoạn sớm để khám bệnh kịp thời điều trị đúng cách, nếu để muộn sẽ ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng sinh sản của nam giới sau này.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: healthline.com