Các bệnh về mắt ở trẻ em rất phổ biến và có thể gây suy giảm thị lực cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Những bệnh này luôn khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng cho con mình. Bài viết dưới đây của DOCOSAN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách phòng tránh chúng.
Tóm tắt nội dung
Các bệnh về mắt ở trẻ em là gì?
Thị lực của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện nên có thể dễ bị các bệnh về mắt. Tật khúc xạ, nhiễm trùng, mắt lệch và các dị tật bẩm sinh mắt là các bệnh về mắt thường gặp gây hại cho thị lực của bé.
Nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc các bệnh về mắt nhất là sự phát triển nhanh chóng của thiết bị công nghệ điện tử như điện thoại, tivi, máy tính,… Trẻ em dành quá nhiều thời gian sử dụng đến mức lạm dụng chúng. Các thiết bị này có thể phát ra ánh sáng không tốt ảnh hưởng đến mắt nếu trẻ sử dụng thường xuyên.
Triệu chứng của các bệnh về mắt thường gặp là giảm thị lưc, mỏi mắt, đỏ mắt, khô mắt hoặc chảy nhiều nước mắt,…Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề có thể bảo vệ thị lực và giúp mắt phát triển khỏe mạnh. Tìm hiểu về các bệnh về mắt ở trẻ nhỏ và khám mắt định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe mắt của con bạn.
Tại sao phải lưu ý các bệnh về mắt ở trẻ em?
Đôi mắt của bị bệnh và có vấn đề về thị lực có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sự an toàn của con bạn. Một đứa trẻ không thể nhìn thấy chữ in trên bảng đen sẽ không thể tiếp thu kiến thức, dẫn đến kết quả học tập kém. Trẻ vui chơi với tầm nhìn không ổn định có thể xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc.
Ngoài ra đối với một số vấn đề về thị lực, kết quả điều trị tốt nhất nếu chúng được phát hiện và điều chỉnh càng sớm càng tốt khi mà hệ thống thị giác của trẻ vẫn đang phát triển.
Vì vậy, khám mắt và kiểm tra thị lục định kỳ rất qua trọng đối với con bạn. Các trường tiểu học và trung học cơ sở luôn có chương trình kiểm tra sức khỏe mắt hằng năm cho học sinh nhằm đảm bảo sức khỏe để có kết quả học tập tốt nhất.
Các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp
Tật khúc xạ
- Cận thị: là tình trạng phổ biến nhất. Trẻ có thể nhìn những vật ở gần rõ ràng, nhưng vật ở xa thì không. Bệnh có thể ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt và tâm lý của trẻ nhỏ. Cận thị quá mức ở trẻ em có thể dẫn đến mắt lười (Nhược thị).
- Viễn thị: là tình trạng trẻ có thể nhìn những vật ở xa rõ ràng hơn những vật ở gần. Trẻ nhỏ thường bị viễn thị nhẹ, nhưng nó giảm dần khi mắt phát triển toàn diện. Chứng viễn thị cao nặng hơn, làm trẻ nhìn mờ liên tục và ngăn cản sự phát triển thị giác bình thường.
- Loạn thị: Loạn thị là tình trạng các vật thể ở cả khoảng cách và gần đều bị mờ. Loạn thị thường xảy ra cùng với tật cận thị hoặc viễn thị.
Các bệnh nhiễm trùng ở mắt
- Đau mắt hột: là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra ảnh hưởng đến cả hai mắt. Nó gây ra sự thô ráp của bề mặt bên trong của mí mắt. .Các triệu chứng bao gồm ngứa, kích ứng mắt và mí mắt, chảy dịch từ mắt. Đây một bệnh nhiễm có thể điều trị dễ dàng nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù lòa.
- Viêm kết mạc: Viêm kết mạc, còn được gọi là “Mắt hồng”. Mắt có màu đỏ do kết mạc bị viêm. Bệnh có thể là nhiễm vi rút, vi khuẩn hoặc một phản ứng dị ứng. Viêm kết mạc có thể kèm các triệu chứng toàn thân như sốt, nhức đầu, chảy nước mũi.
- Bệnh lẹo: là một bệnh nhiễm trùng ở nang lông mi, thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Sẹo trông giống như một cục đỏ, đau ở gần mép mí mắt và có thể gây sưng mí mắt xung quanh.
Bệnh do thiếu vitamin A
- Bệnh quáng gà: là tình trạng mắt không nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu do thiếu Vitamin A. Người bị quáng gà có thị lực kém trong bóng tối nhưng nhìn bình thường khi có đủ ánh sáng.
- Mù ở trẻ em do thiếu vitamin: Thiếu vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở trẻ em có thể phòng ngừa được. Khoảng 25.000 – 50.000 trẻ em ở các nước đang phát triển bị suy mù hàng năm do suy dinh dưỡng thiếu Vitamin A. Xây dựng chế độ ăn uống và giàu Vitamin A giúp cải thiện các vấn đề này.
- Nhược thị: nó còn được gọi là “mắt lười”. Tình trạng mắt bị giảm thị lực do mắt bị lệch (lác mắt). Nếu nhận biết sớm và điều trị kịp thời thì đáp ứng với điều trị rất tốt. Nhưng nếu phát hiện muộn thì rất khó điều trị và trẻ có thể bị mất thị lực vĩnh viễn.
- Bệnh sụp mí mắt ở trẻ em: tình trạng sụp mí mắt ở trẻ em là do sự suy yếu của các cơ nâng mi. Mắt bị sụp mí làm hạn chế ánh sáng truyền đến võng mạc ở phía sau mắt và gây ra chứng loạn thị, tạo ra hình ảnh mờ trong mắt. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra mắt lười, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất thị lực.
- Đục thủy tinh thể: là một tình trạng hiếm gặp hơn ở trẻ nhưng có thể để lại di chứng mù lòa. Quan trọng là bạn phải phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng của trẻ bao gồm: nhìn mờ như có màng sương, nhìn đôi và chói mắt.
- Suy giảm thị giác vỏ não: là tình trạng mất thị lực do sự bất thường nào ở trung tâm thị giác của não. Đôi mắt của trẻ bình thường, nhưng trung tâm thị giác trong não bị suy giảm chức năng, dẫn đến thị lực không thể hoạt động bình thường.
- Bệnh tăng nhãn áp: là một bệnh dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác. Cao huyết áp là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất. Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em bao gồm mở to mắt, đục giác mạc, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều.
- Rung giật nhãn cầu: là một dao động nhịp nhàng, không tự chủ của mắt. Các chuyển động của mắt có thể là sang bên, lên và xuống hoặc quay. Bệnh có thể xuất hiện bẩm sinh hoặc mắc phải sau này trong cuộc đời.
Cách điều trị và phòng tránh các bệnh về mắt của trẻ em
- Quan trọng nhất là hãy luôn quan tâm thị lực của con bạn. Khám mắt định kỳ giúp phát hiện các sớm các bệnh và và điều trị kịp thời
- Đảm bảo nơi học tập, vui chơi của trẻ đủ ánh sáng cần thiết.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trong một thời gian dài
- Xây dựng chế độ ăn của trẻ đầy đủ các chất tiết yếu. Bổ sung vitamin A trong bữa ăn một cách hợp lý.
- Đeo kính râm để bảo vệ mắt cho trẻ khi ra ngoài hoặc phải đến nơi nhiều bụi bẩn.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng các dịch vụ khám và điều trị mắt, mời bạn tham khảo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/common-childhood-diseases-conditions
https://www.dragarwal.com/blog/child-eye-care/eye-diseases-in-children/