Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn để điều trị sớm

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn là những triệu chứng cơ bản mà cha mẹ nên lưu ý nếu vô tình thấy xuất hiện ở con mình thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngày để được điều trị sớm, nhằm tránh gây ảnh hưởng quá nặng nề đến hệ hô hấp của trẻ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu những dấu hiệu trẻ hen suyễn đó qua bài viết dưới đây nhé!

Hen suyễn là gì?

Hen là một bệnh đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Hen được xác định bởi bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với giới hạn luồng khí thở ra dao động.

dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn để điều trị sớm

Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản trẻ sẽ bị co thắt, phù nề, chứa đầy chất nhầy gây tắc nghẽn làm xuất hiện các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở.

Các yếu tố kích thích các đợt khởi phát hen suyễn ở trẻ em thường là do tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, hóa chất; do nhiễm trùng không khí, do thay đổi thời tiết,…

Hen suyễn có nguy hiểm cho trẻ không?

Tỷ lệ trẻ em có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hiện nay cao gấp đôi so với người lớn. Khi tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ có nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Xẹp phổi: một trong những biến chứng phổ biến và thường xuất hiện ở khoảng 1/3 trẻ em khi bị bệnh hen suyễn và phải nhập viện. Nếu cơn hen được kiểm soát tốt và kịp thời thì sẽ giúp phổi tránh bị xẹp quá nhiều.
  • Giãn phế quản: sự đàn hồi của các phế nang sẽ có nguy cơ giảm dần theo thời gian khiến thể tích khí thở ra sẽ bị giảm và đồng thời, khí cặn sẽ tăng lên.
  • Ngừng hô hấp và gây ra tình trạng tổn thương não: tình trạng suy hô hấp kéo dài sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái thiếu oxy não.
  • Tràn khí màng phổi: hen phế quản sẽ khiến các phế nang bị giãn rộng ra, khi đó vùng phế nang bị giãn sẽ có ít mạch máu nuôi dưỡng và khiến cho áp lực trong phế nang tăng. Đặc biệt, với những người thường xuyên phải làm việc nặng hoặc tình trạng ho mạnh kéo dài sẽ kéo theo nguy cơ phế nang bị vỡ, gây tràn màng phổi.
  • Suy hô hấp: các trường hợp hen suyễn nặng, khi lên cơn hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính, người bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, da tím tái và đôi lúc phải sử dụng sự hỗ trợ của máy thở, có nguy cơ tử vong rất cao.

Yếu tố nguy cơ xuất hiện hen suyễn ở trẻ

  • Di truyền: gia đình có tiền căn dị ứng như mẹ bị hen hoặc viêm mũi dị ứng thì nguy cơ trẻ mắc hen cao hơn trẻ có mẹ không mắc hen.
  • Giới tính: Trước tuổi dậy thì, nam thường mắc hen hơn nữ. Sau tuổi dậy thì đến thời kỳ mãn kinh, nữ mắc hen nhiều hơn nam.
  • Mẫn cảm với dị nguyên
  • Chế độ ăn: trẻ bú sữa công thức hay sữa đậu nành có tần suất bị hen cao hơn ở trẻ bú mẹ, trẻ ăn ít rau xanh, trái cây và cá cũng dễ mắc bệnh hen hơn trẻ ăn đầy đủ chất, …

Bổ sung vitamin E đầy đủ cũng là một cách hỗ trợ đẩy lùi hen suyễn, sử dụng ENAT sau khi ăn để đạt hiệu quả tối đa.

  • Béo phì
  • Nhiễm siêu vi đường hô hấp
  • Ô nhiễm môi trường
  • Trẻ sinh non và nhẹ cần lúc sinh do trẻ có nguy cơ tổn thương phổi và tăng nguy cơ thở máy thời kỳ sơ sinh làm cho trẻ dễ mắc hen
  • Khói thuốc lá: hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều là yếu tố nguy cơ môi trường mạnh mẽ nhất gây ho, khò khè tái phát hoặc hen.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn chủ yếu là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực do tắc nghẽn đường thở gây ra. Trong đó ho, khò khè tái đi tái lại là triệu chứng thường gặp nhất.

Ho

dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn để điều trị sớm
  • Ho do bệnh hen là phản ứng xảy ra khi cơ thể muốn đẩy các chất dị nguyên từ môi trường như khói bụi, phấn hoa,… ra bên ngoài hoặc có thể do các bệnh về cảm lạnh, nhiễm khuẩn.
  • Ho thường tái phát hoặc kéo dài và thường đi kèm với những đợt khò khè, khó thở
  • Ho nhiều về đêm khi trẻ ngủ hoặc ho theo mùa, ho khi gắng sức, khi cười, khi khóc
  • Ho khan, không có đờm. Nếu có đàm, đàm thường trắng trong

Khò khè

  • Khò khè là dạng tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn.
  • Hiện tượng khò khè xảy ra khi trẻ bị hen, đường thở của trẻ sẽ bị phù nề, chính vì vậy, không khí khi đi qua sẽ tạo ra âm thanh rít, khò khè.
  • Khò khè trong hen thường là tái phát nhiều lần
  • Xảy ra trong lúc ngủ và bị khởi phát bởi các yếu tố gắng sức, cười, khóc, …

Khó thở

dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn để điều trị sớm
  • Đường dẫn khi bị thu hẹp khiến cho lượng oxy cung cấp không đủ, vì vậy, trẻ sẽ có biểu hiện khó thở, thở gấp và nặng nề hơn, giảm các hoạt động vui chơi thường ngày.
  • Khó thở thường bị tái phát và xảy ra khi trẻ gắng sức

Nặng ngực

Trẻ cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực, nhưng dấu hiệu này lại không phổ biến ở trẻ nhỏ do trẻ vẫn chưa biết mô tả như thế nào triệu chứng bệnh của mình.

Các triệu chứng kể trên không đặc hiệu cho bệnh hen nên bố mẹ vẫn nên dẫn trẻ đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng trên để được bác sĩ chẩn đoán sớm bệnh hen và tiến hành điều trị.

Hen là một tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. 4 dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn mà bố mẹ cần lưu ý thật kỹ gồm khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên bố mẹ đừng nên chủ quan mà hãy dẫn trẻ đi khám bác sĩ để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đề phòng các biến chứng nặng nề của bệnh hen xảy ra.

Nguồn: vinmec.com, careplusvn.com