Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: Quy trình cần biết

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết quan trọng của các bà mẹ sau khi sinh con. Tuy nhiên cũng có nhiều người phụ nữ còn cảm thấy lo lắng về quy trình tiêm phòng, cũng như chất lượng vacxin sẽ như thế nào. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về quy trình tiêm phòng ở trẻ sơ sinh ở bài viết sau đây nhé!

Quy trình tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở trạm y tế diễn ra như thế nào?

Hiện nay có nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện tiêm phòng vacxin cho trẻ sơ sinh, nhìn chung các thao tác thực hiện từ đầu đến cuối sẽ tương tự nhau:

  • Khám đánh giá trẻ trước khi tiêm để quyết định có hoãn tiêm vì trẻ bị sốt hoặc bệnh nhiễm trùng cấp tính không, sẽ không tiêm cho trẻ đã từng bị sốc phản vệ với cùng loại vacxin.
  • Cơ sở y tế sẽ tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ y tế về bảo quản, sử dụng và xử lý các tình huống tiêm phòng vacxin. 
  • Trước khi tiêm cho trẻ cần kiểm tra nhãn hiệu, hạn sử dụng và cách pha chế thuốc vacxin đúng loại dung môi, nhiệt độ. 
  • Người trực tiếp tiêm phòng cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiêm. 
  • Giai đoạn chuẩn bị bơm kim tiêm: loại vô trùng dùng một lần, lắc đều lọ vacxin trước khi sử dụng, không hút sẵn vacxin vào bơm tiêm, không lưu kim tiêm ở nắp của lọ vacxin. 
  • Cán bộ y tế cùng người nhà giữ trẻ đúng tư thế khi tiêm, cần tiêm đúng vị trí và kỹ thuật. 
  • Sau khi tiêm xong không đậy nắp kim tiêm mà bỏ ngay vào hộp an toàn và bơm tiêm vào hộp đựng vật sắc nhọn. 
Quy trình cần biết khi đi tiêm phòng cho trẻ

Trong quá trình đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần quan sát gì ?

Tốt nhất là các ông bố bà mẹ nên cùng các cán bộ y tế quan sát quá trình tiêm phòng cho con mình để kịp thời phát hiện các tình huống sai sót 

  • Vacxin của con có được lấy ra từ nguyên hộp trong tủ bảo quản không hay đã mở sẵn nắp từ trước đó. 
  • Trước khi tiêm thì bố mẹ có thể yêu cầu kiểm tra tên vacxin, nhà sản xuất và hạn sử dụng vacxin 
  • Sau khi tiêm thì cũng nên giữ lại vỏ thuốc vacxin để làm bằng chứng kiểm tra lại sau này nếu con của mình bị dị ứng do thuốc vacxin.
  • Quan sát thêm thao tác pha thuốc và quy trình lấy các ống nước có đúng không. 
Trong quá trình tiêm phòng vacxin cho trẻ sơ sinh thì bố mẹ cần quan sát gì 

Các đặc điểm giúp bố mẹ có thể phát hiện sớm những phản ứng sau tiêm phòng của trẻ 

  • Khi vừa tiêm xong thì không được đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, cũng như cho trẻ mặc đồ thoải mái, không ủ ấm nhiều quá để thuận tiện quan sát.
  • Sau khi tiêm phòng xong thì trẻ được giữ lại cơ sở y tế khoảng 30 đến 60 phút để cán bộ y tế cùng quan sát và theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời phát hiện và xử lý nếu có những phản ứng bất thường nào đó xảy ra.
  • Khi về nhà thì trong vòng 1-2 ngày sau thì người chăm sóc trẻ cần quan tâm theo dõi thường xuyên các dấu hiệu gợi ý như: toàn trạng, tinh thần, tâm lý, giấc ngủ, cữ bú, quấy khóc đòi bú, nhiệt độ, nhịp thở, da có phát ban không, … và vùng da tại vị trí tiêm. 
  • Sốt là triệu chứng thông thường xảy ra đầu tiên, lúc này cần phải đo thân nhiệt của trẻ và theo dõi sát hơn nữa. Lưu ý rằng chỉ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế và bác sĩ. Trường hợp nếu trẻ không hạ sốt thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và đánh giá. 

Có nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tốt nhất trước là các bố mẹ có thể hỏi bác sĩ ở cơ sở y tế các vấn đề sau để xem xét việc tiêm vacxin cho con em mình:

  • Bé có thể xảy ra các phản ứng phụ nào? Mức độ ra sao?
  • Nên làm gì nếu bé xuất hiện các phản ứng đó?
  • Dấu hiệu bất thường nào là đáng lo ngại?
  • Lịch tiêm phòng mũi tiếp theo của con và cần lưu ý gì thêm.

Những mũi tiêm phòng của trẻ sơ sinh

Khi em bé vừa được sinh ra đời sẽ được tiêm phòng hai mũi vacxin quan trọng đó là vacxin Viêm gan B và vacxin phòng bệnh Lao. 

Trong đó vacxin phòng bệnh Viêm gan B cần được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh để giúp trẻ sớm tạo được sức miễn dịch với bệnh do mẹ truyền sang trong lúc mang thai và sinh con. Còn vacxin phòng bệnh Lao có thể tiêm sau đó, nhưng trong vòng 30 ngày đầu của trẻ.

Chi phí tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Nếu cha mẹ lựa chọn cho con em bé sơ sinh của mình được tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thì sẽ được miễn phí chi phí tiêm phòng vacxin ở giai đoạn này. Tuy nhiên do là miễn phí nên lịch sắp xếp sẽ không theo ý muốn của cha mẹ.

Vì vậy có các ông bố bà mẹ sẽ lựa chọn tiêm phòng vacxin dịch vụ cho trẻ để chủ động thời gian và tránh tình trạng trẻ bị đau. Hiện nay giá của các loại vacxin sẽ có sự thay đổi phù thuộc từng thời điểm và cơ sở y tế nhưng không chênh lệch với nhau quá nhiều.

Vacxin tiêm cho trẻ sơ sinh có thể gây phản ứng gì?

Cần đưa trẻ đến phòng khám hay bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhà nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm phòng 

  • Sốt cao trên 39 độ C, không hạ sốt 
  • Co giật 
  • Quấy khóc kéo dài hay khóc thét, lớn tiếng 
  • Bỏ bú, bú kém
  • Khó thở, tím tái 
  • Nôn ói liên tục 
  • Ngủ lo bì
  • Phát ban toàn thân.
Biểu hiện bất thường sau khi tiêm phòng như sốt cao, co giật, phát ban cần đưa trẻ đi khám ngay

Kết luận 

Trên đây là các quy trình thường gặp khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh nên biết. Ngoài ra tùy vào tình trạng cụ thể của con mình thì bố mẹ có thể liên hệ đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn tận tình hơn, giúp của gia đình được yên tâm và an toàn đi tiêm phòng cho trẻ.