Trẻ sơ sinh bị sổ mũi: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nguyên nhân do đâu và phải làm thế nào? Khi các bé gặp phải tình trạng này, ba mẹ sẽ thường hay lo lắng tìm cách giúp bé mau khỏi bệnh. Bài viết dưới đây của Docosan hi vọng sẽ gửi đến bạn một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi hữu ích và hiệu quả.

Bệnh sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Sổ mũi (chảy nước mũi) là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh ở trẻ sơ sinh. Vấn đề này xảy ra khi khoang mũi chứa đầy một lượng chất nhầy đáng kể. Màu sắc của nước mũi có thể thay đổi từ trắng, vàng đến xanh lá cây. Chảy nước mũi có thể làm trẻ hắt xì, nghẹt mũi, ho, sốt và bỏ bữa ăn.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhẹ như cảm lạnh hoặc dị ứng cho đến nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, viêm xoang. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ đôi khi thấy khó để xác định nguyên nhân cũng như tìm cách điều trị hiệu quả nhất.

trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?

Tình trạng này thường biến mất sau mà không cần điều trị. Nếu trẻ đang bị sổ mũi, điều bạn thực sự cần làm là bình tĩnh vì quá trình hồi phục có thể mất vài ngày.

Bé nên uống những loại thuốc nào?

Các loại thuốc theo toa, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, kháng viêm không cần thiết để điều trị sổ mũi. Thuốc có thể không giúp ích nhiều trong việc loại bỏ sổ mũi vì bệnh thường tự khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số biện pháp điều trị tại nhà để giảm bớt sự khó chịu và giúp quá trình hồi phục của bé diễn ra nhanh hơn.

trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Dùng thuốc điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Điều trị sổ mũi do dị ứng cho bé

Điều tiên quyết là bạn phải bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây dị ứng, như:

  • Hạn chế để trong nhà quá nhiều mạt bụi, phấn hoa, lông chó mèo làm nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi
  • Đóng cửa sổ, kéo rèm cửa trong mùa dị ứng.
  • Đeo khẩu trang cho bé để chống bụi nếu phải ra ngoài.
  • Thay quần áo và tắm cho bé sau khi vào nhà.
  • Hạn chế tiếp xúc với chó và mèo nếu bé chị nhạy cảm với lông động vật.

Ngoài ra, các loại thuốc không kê đơn rất hiệu quả để giúp kiểm soát các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như thuốc kháng histamine uống. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị chứng trẻ sơ sinh bị sổ mũi hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè bố mẹ cần làm gì?

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, bạn biết chính xác phải làm sao rồi đúng không? Đó là cố gắng hỉ mũi để có thể thông thoáng mũi hơn. Nhưng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chưa biết hỉ mũi. Khi thấy con bạn thở khò khè và bạn nghi ngờ rằng bé bị nghẹt mũi làm tắc nghẽn, bạn nên:

  • Nhỏ nước muối sinh lý: vào từng bên lỗ mũi của bé. Nước muối giúp làm loãng dịch mũi và có tính kháng khuẩn rất tốt nên có thể cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi hiệu quả. Ba mẹ chỉ nhỏ từ 1 – 2 giọt / 1 lần cho trẻ.
  • Xoa cánh mũi: ba mẹ dùng ngón tay trỏ xoa nhẹ 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng sau khi nhỏ nước muối sinh lý để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé thở dễ thở hơn.
  • Hút mũi: Nếu dịch nhầy quá nhiều làm trẻ thở khó, ba mẹ có thể mua dụng cụ hút thủ công bóp bằng tay hoặc các máy hút dịch mũi hiện đại để hút mũi cho trẻ. Hãy nhớ vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.
trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Hút mũi cho bé để loại bỏ dịch nhầy

Các bậc cha mẹ không nên :

  • Không được dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ sơ sinh, vì miệng của ba mẹ chứa rất nhiều vi khuẩn có thể làm tăng thêm khả năng nhiễm trùng làm tình trạng của con bạn tệ hơn.
  • Không tự ý dùng thuốc (nhất là kháng sinh) cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, sẽ làm trẻ sơ sinh bị sổ mũi nặng hơn.
  • Không áp dụng các mẹo dân gian như nhỏ mũi trẻ bằng nước tỏi, tắm rượu, xông hơi gừng cho trẻ sơ sinh khi không thực sự hiểu rõ và không biết cách làm.

Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không?

Một số gia đình cho rằng khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bị sổ mũi thì không nên tắm, vì cho rằng tắm vào thời điểm đó sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Quan điểm này cũng có khía cạnh đúng. Đó là khi ba mẹ tắm cho trẻ không đúng cách, sử dụng nước lạnh, ngâm bé quá lâu sẽ làm bé dễ cảm lạnh hơn, dễ xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi.

Tuy nhiên theo các bác sĩ, ba mẹ vẫn nên tắm cho con để đảm bảo cơ thể trẻ luôn sạch sẽ. Vệ sinh cơ thể bé sẽ giúp hạn chế vi khuẩn bám trên da, giảm tiết mồ hôi, từ đó giúp con bạn cảm thấy thoải mái va dễ chịu hơn đồng thời giảm thiểu khả năng xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Chú ý là ba mẹ nên tắm nước ấm với thời gian tắm phù hợp nhất là khoảng 3 – 5 phút. Đối với các bé sơ sinh thiếu tháng, sức đề kháng còn kém nên chỉ tắm không quá 3 phút.

trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không?

Một số biện pháp đơn giản điều trị cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi tại nhà

Uống nhiều nước

Cho bé uống nước và uống đủ nước đảm bảo rằng chất nhầy trong xoang của bé loãng ra thành đặc quánh và dễ dàng tống ra ngoài, cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi.

Sử dụng tinh dầu

Mẹ thoa một ít tinh dầu lên ngực và lưng của bé sẽ giúp khí huyết của trẻ lưu thông tốt hơn và cải thiện tình trạng ngạt mũi. Điều này có công dụng trị nghẹt mũi một cách nhanh chóng và an toàn.

Bên cạnh, việc ngửi một số loại tinh dầu dịu nhẹ để thư giãn cũng có tác dụng kích thích các mạch máu ở mũi giãn ra cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng. Các loại tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà hoặc hương cam trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng là sự lựa chọn tuyệt vời cho cả gia đình.

Xông hơi mặt cho bé

Hít hơi nước ấm đã được chứng minh là giúp điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Đây là cách thực hiện cho bé:

  1. Đun nước nóng vừa đủ để tạo ra hơi nước, không để sôi.
  2. Đặt khuôn mặt của bé trên mặt hơi nước trong 2 đến 3 phút mỗi lần. Để ý bé hít thở bằng mũi. Hãy nghỉ giải lao nếu da mặt bé quá nóng.
  3. Hút mũi sau đó để loại bỏ chất nhầy.
  4. Nếu muốn, mẹ có thể thêm một vài giọt tinh dầu vào nước xông hơi.
trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Kết luận

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là một triệu chứng phổ biến và thường tự khỏi. Tuy nhiên nếu sau một vài ngày thử các biện pháp khắc phục tại nhà, tình trạng nghẹt mũi của bé không được cải thiện, thì đã bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa.

Nếu bé có dấu hiệu khó thở như thở khò khè, lỗ mũi phập phồng, thở co rút ở xương sườn, khó thở hoặc bỏ bú, hãy đưa bé đến phòng cấp cứu gần nhất.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.