Biến chứng thận của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính ngày càng phổ biến, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó biến chứng thận là một trong những biến chứng thường gặp và nghiêm trọng nhất. Biến chứng bệnh thận đái tháo đường có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Bệnh thận đái tháo đường

Biến chứng thận là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Tỉ lệ và mức độ nghiêm trọng của biến chứng này phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là thời gian mắc bệnh và mức độ kiểm soát đường huyết.

Theo nghiên cứu, có tới 20 – 40% bệnh nhân đái tháo đường sẽ gặp biến chứng thận. Riêng với bệnh nhân đái tháo đường type 2, nhiều trường hợp đã có protein niệu ngay khi được chẩn đoán. Nguy cơ tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối cũng cao hơn nhiều: 50% sau 10 năm và 75% sau 20 năm mắc bệnh. Thống kê tại các khoa thận cho thấy, biến chứng thận tiểu đường chiếm tới 40% số bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo.

Bệnh thận đái tháo đường - Suy thận

Biến chứng suy thận

Chế độ ăn giàu protein tạo ra nhiều chất thải độc hại sau quá trình chuyển hóa. Thận có hàng triệu mạch máu nhỏ với các lỗ lọc siêu nhỏ trên thành mạch. Máu chảy qua các chất độc hại sẽ được bài tiết qua nước tiểu, trong khi protein và tế bào hồng cầu có kích thước lớn sẽ được giữ lại trong máu. Tuy nhiên, ở người tiểu đường, đường huyết cao kéo dài sẽ tấn công và phá hủy các mạch máu nhỏ trong cầu thận, làm tổn hại chức năng lọc. Chất thải độc hại ứ đọng, dẫn đến biến chứng thận nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Top 5 biến chứng cần lưu ý

Dấu hiệu của bệnh thận đái tháo đường 

Giai đoạn đầu của bệnh thận đái tháo đường thường không có biểu hiện rõ ràng, khiến nhiều người chủ quan và bỏ lỡ thời điểm chữa trị tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý kỹ, vẫn có thể nhận biết một số dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Phù nề: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở mắt, mặt, bàn chân và cổ chân.
  • Mệt mỏi: Do thiếu máu và ure tích tụ trong cơ thể, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Mất ngủ: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Đau đầu: Do tăng huyết áp hoặc rối loạn điện giải.
  • Chán ăn: Do buồn nôn, nôn, hoặc cảm giác no lâu.
  • Tăng huyết áp: Do tổn thương thận ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp.
  • Suy giảm trí nhớ.

Khi tổn thương thận nặng, protein sẽ bị rò rỉ ra nước tiểu, dẫn đến hội chứng thận hư. Biểu hiện của hội chứng này bao gồm phù nề nặng, cổ trướng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim,… Bệnh nhân bị hội chứng thận hư cũng dễ tiến triển đến suy thận nặng.

Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở cả người bệnh type 1 và type 2. Tuy nhiên, nguy cơ này có thể tăng cao hơn do ảnh hưởng của một số yếu tố khác, bao gồm:

  • Kiểm soát đường huyết kém: Đường huyết cao kéo dài là nguyên nhân chính gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, dẫn đến suy giảm chức năng.
  • Huyết áp cao: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên các mạch máu thận, đẩy nhanh quá trình tổn thương do đái tháo đường.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến thận, khiến cho việc lọc chất thải trở nên khó khăn hơn.
  • Cholesterol máu cao: Mức cholesterol cao góp phần vào quá trình xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến các mạch máu thận.
  • Tiền sử gia đình: Nếu có người thân bị bệnh thận do đái tháo đường hoặc bệnh thận, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.

Bên cạnh những yếu tố trên thì tuổi tác, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc biến chứng bệnh thận đái tháo đường.

Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Biến chứng bệnh thận do đái tháo đường 

Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Biến chứng này có thể tiến triển âm thầm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của bệnh thận do đái tháo đường:

  • Ứ dịch: Do thận không thể lọc chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, dẫn đến phù ở tay, chân, mắt cá chân và có thể gây ra tràn dịch màng phổi.
  • Tăng kali máu: Kali dư thừa có thể gây rối loạn nhịp tim, thậm chí đe dọa tính mạng.
  • Bệnh lý tim mạch: Tổn thương mạch máu do đái tháo đường làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
  • Bệnh lý võng mạc: Tổn thương mạch máu ở mắt có thể dẫn đến giảm thị lực, mù lòa.
  • Thiếu máu: Do thận không sản xuất đủ erythropoietin – hormone kích thích sản xuất tế bào hồng cầu.
  • Biến chứng thần kinh: Gây ra đau nhức, tê bì, ngứa ran, rối loạn cảm giác, rối loạn cương dương, tiêu chảy.
  • Biến chứng thai kỳ: Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh nếu không được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ.
  • Suy thận giai đoạn cuối: Khi chức năng thận suy giảm hoàn toàn, cần phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, cần được phòng ngừa bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.

Biến chứng bệnh thận đái tháo đường

Biến chứng bệnh thận do đái tháo đường

Biện pháp ngăn ngừa những biến chứng của thận ở bệnh nhân đái tháo đường

Đây là biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc trì hoãn tiến triển của bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm soát tốt đái tháo đường: Đây là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ thận khỏi tổn thương. Tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết.
  • Quản lý huyết áp: Nên theo dõi huyết áp thường xuyên, sử dụng thuốc điều trị dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, tập luyện thường xuyên để đạt và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Bỏ hút thuốc lá: Bỏ thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và bảo vệ thận.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về thận.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng muối trong chế độ ăn uống.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể tham gia chương trình Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DiaB. Sống khỏe mạnh và kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường là mục tiêu mà bất kỳ ai mắc phải căn bệnh này đều mong muốn. Hiểu được điều đó, DIAB mang đến chương trình “Sống khỏe cùng Đái tháo đường”, bạn tự tin sống khỏe cùng đái tháo đường chỉ sau 12 TUẦN

Điểm nổi bật của chương trình:

  • Tiếp cận trực tuyến 100%: Tham gia dễ dàng mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
  • Chuyên gia đồng hành: Kiến thức được nghiên cứu và tổng hợp bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.
  • Ứng dụng DIAB hỗ trợ: Theo dõi các chỉ số quan trọng như đường huyết, huyết áp, cân nặng,… và chia sẻ dễ dàng với bác sĩ để tối ưu hóa việc điều trị.

Lợi ích khi tham gia:

  • Kiểm soát đường huyết hiệu quả: Giảm nguy cơ biến chứng về tim mạch, thận, thần kinh,…
  • Thay đổi lối sống tích cực: Nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
  • Tự tin và chủ động hiểu rõ về bệnh và cách tự chăm sóc bản thân.

Tham gia chương trình TẠI ĐÂY.

Ngoài ra, người bị đái tháo đường cũng nên tham khảo sản phẩm DIAVIT. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người bệnh năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

Kiểm soát tốt đường huyết là chìa khóa để ngăn ngừa và hạn chế biến chứng bệnh thận đái tháo đường. Bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh và tinh thần lạc quan để thay đổi tích cực mỗi ngày. Việc ngăn chặn các biến chứng đái tháo đường ngay từ đầu sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn toàn diện nhất.

Nguồn tham khảo: 

https://www.cdc.gov/diabetes/managing/diabetes-kidney-disease.html

https://www.cdc.gov/bloodpressure/about.htm https://kidshealth.org/en/parents/nephrotic-syndrome.html

Contact Me on Zalo