Thiết lập 7 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Thiết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện triệu chứng. Một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với việc vận động đúng cách sẽ giúp bệnh nhân dần cải thiện sức khỏe, sống vui hơn, khoa học hơn và đặc biệt là phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm xảy ra. Trong bài viết này, Doctor có sẵn sẽ chia sẻ 7 cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mang lại hiệu quả cao.

Tại sao cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường?

Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ khởi phát căn bệnh này là chế độ ăn uống thiếu khoa học và lười vận động. Chính vì vậy, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường giúp đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và điều trị hiệu quả, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng và tăng cường chất lượng cuộc sống. Cụ thể hơn:

  • Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường giúp duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định, tránh sự biến động đáng kể trong mức đường trong máu. Điều này giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, đục thủy tinh thể, tổn thương dây thần kinh,…
  • Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bệnh nhân đái tháo đường ổn định chỉ số đường huyết, phòng ngừa tình trạng gia tăng đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn thế, kết hợp với chế độ tập luyện đều đặn nhằm duy trì cân nặng và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường là lập chỉ dẫn dùng thuốc kê đơn của bác sĩ đúng cách. Điều này giúp đảm bảo rằng họ đang nhận được điều trị hiệu quả và tránh những tác động phụ có thể xảy ra do tự ý điều chỉnh liều lượng.
  • Khi bị mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân còn bị ảnh hưởng đến tâm lý. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường cần hỗ trợ tinh thần bằng cách cung cấp sự thông cảm, lắng nghe và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và những chuyên gia tâm lý.
  • Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch, tổn thương thận,… trường hợp xấu nhất là tử vong. Kế hoạch chăm sóc đái tháo đường đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ này bằng cách quản lý tốt bệnh, theo dõi và điều trị các triệu chứng cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ.
chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sức khỏe và phòng ngừa biến chứng

Có thể thấy, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường là một phần cực kỳ quan trọng trong việc quản lý bệnh và giúp họ có cuộc sống khỏe mạnh và đầy ý nghĩa. Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa bệnh nhân và nhóm chăm sóc y tế, đồng thời cần đảm bảo sự theo dõi và tuân thủ đúng chỉ đạo từ các chuyên gia y tế.

Cần lưu ý những gì khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường?

Trước khi xây dựng và triển khai kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, việc xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân là bước quan trọng nhất. Điều này giúp thân nhân có cái nhìn tổng quan về tình trạng bệnh và lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Bạn cần:

  • Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân và đánh giá giai đoạn mắc bệnh hiện tại (tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2).
  • Chế độ dinh dưỡng hiện tại để xác định mức độ kiểm soát đường huyết và tìm hiểu thói quen ăn uống thường ngày của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân có đang tham gia bộ môn thể thao hay dành nhiều thời gian vận động với bài tập phù hợp không, từ đó đánh giá việc vận động đó có đúng cách.
  • Đo chỉ số huyết áp và nhịp tim cung cấp thông tin về tình trạng tim mạch của bệnh nhân. Điều này đặc biệt quan trọng vì người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch.
  • Kiểm tra tình trạng bài tiết cũng là một phần quan trọng không nên bỏ qua. Bởi vì nước tiểu của bệnh nhân có thể chứa những tín hiệu quan trọng về tình hình sức khỏe của họ. Có các dấu hiệu mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân hay không. Điều này giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đối với sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
  • Kiểm tra cân nặng và tình trạng da có thể đánh giá tình hình dinh dưỡng và có nhận biết được các vấn đề da liễu liên quan đến bệnh đái tháo đường (vì đây là một trong những biến chứng nguy hiểm bệnh tiểu đường). Điều này rất quan trọng để đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp.
  • Đái tháo đường có thể gây tổn thương cho mắt, gây ra các vấn đề như đục thủy tinh thể hoặc bị đục nhân. Kiểm tra thị lực giúp phát hiện sớm các vấn đề mắt và đưa ra điều trị kịp thời.
chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe trước khi thiết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Bạn cũng có thể trao đổi với chuyên gia hoặc bác sĩ Nội tiết để thu nhận thông tin thông qua việc kiểm tra và đánh giá sức khỏe, từ đó lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường phù hợp và bệnh nhân sẽ nhận được những giải pháp điều trị tốt nhất, đồng thời giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tại nhà

Sau khi thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa cũng như hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tại nhà theo các gợi ý dưới đây:

Hiểu rõ bản chất của căn bệnh tiểu đường

Quan trọng nhất khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường là cung cấp đủ kiến thức về căn bệnh này. Bệnh nhân cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân thông qua việc nắm rõ các triệu chứng hiện tại và dự phòng triệu chứng ở tương lai. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần biết thêm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Điều này có thể giúp bệnh nhân thực hiện kế hoạch điều trị một cách hiệu quả và đồng thời giảm thiểu rủi ro tai biến.

Theo dõi quá trình sử dụng thuốc kê đơn

Phần đông các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường đều được bác sĩ Nội tiết kê đơn thuốc để cải thiện triệu chứng. Do đó, việc dùng thuốc cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và phòng ngừa biến chứng. Bệnh nhên cần ghi nhớ việc uống thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, không tự ý điều chỉnh liều lượng hay ngừng dùng thuốc khi chưa có sự cho phép.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Người bị đái tháo đường nên tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân nhắc những thực phẩm có tác động tích cực đến mức đường huyết. Dưới đây là một số lời khuyên về những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh đái tháo đường:

Những thực phẩm cần bổ sung

Người đái tháo đường cần bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày:

  • Các loại rau và quả tươi: Gồm rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, rau muống, cà chua, dưa hấu, dưa leo, và các loại quả như táo, lê, quýt, cam, chanh, kiwi.
  • Các loại ngũ cốc có chất xơ cao: Bắp, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch hạt sen, hạt điều,…
  • Các loại thực phẩm giàu chất đạm: Cá, thịt gia cầm (nguyên con, không da và không da mỡ), đậu và các sản phẩm từ đậu như đậu nành, đậu phụ, tương đậu nành,…
  • Các loại chất béo tốt: Dầu dừa, dầu ô liu, hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt dẻ,…
  • Các loại sữa ít béo hoặc không đường: Sữa hạt, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành không đường,…
  • Đồ uống không đường: Nước lọc, nước trà, nước ép trái cây không đường,…
chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bệnh đái tháo đường

Thực phẩm cần tránh hoặc không nên ăn

Người bệnh đái tháo đường cần kiêng một số thực phẩm và thói quen ăn uống để kiểm soát mức đường trong máu và tránh các biến chứng. Dưới đây là một số thực phẩm và thói quen cần hạn chế hoặc tránh:

  • Thức ăn có nhiều đường tinh khiết: Đồ ngọt như bánh kẹo, đồ chiên, kem, bánh mỳ trắng, bánh quy, nước ngọt có đường,…
  • Thức ăn chứa nhiều tinh bột: Các sản phẩm từ lúa mạch, bắp, khoai tây, gạo trắng, mì ăn liền,…
  • Thức ăn có nhiều chất béo bão hòa: Đồ chiên, thịt mỡ, thịt bò có nhiều mỡ, kem bơ,…
  • Thức ăn chứa nhiều muối: Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, xúc xích, giăm bông, sốt mắm, nước tương,…
  • Đồ uống có cồn: Rượu bia và các loại đồ uống có cồn có thể gây tăng đường trong máu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trái cây có hàm lượng đường cao: Nên hạn chế trái cây có nhiều đường như nho, chery, dứa,…
  • Đồ ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn: Các thức ăn này thường chứa nhiều đường, tinh bột và chất béo không tốt cho sức khỏe.
  • Thức ăn giàu chất béo bão hòa và cholesterol: Như thịt đỏ mỡ, da gà, các loại pate, đồ chiên và thực phẩm chế biến từ động vật mỡ.

Xây dựng chế độ ăn uống đái tháo đường cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Mỗi bệnh nhân có thể có nhu cầu và tình trạng sức khỏe riêng, do đó bạn cần có những sự điều chỉnh phù hợp.

Kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ

Nhằm kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, bệnh nhân đái tháo đường không được quên đi việc kiểm tra sức khỏe định kỳ bảo gồm kiểm tra đường huyết, xét nghiệm và kiểm tra các dấu hiệu biến chứng. Điều này giúp bác sĩ đánh giá lại tình trạng sức khỏe sau một thời gian cũng như phát hiện sớm các vấn đề bất thường, từ đó có những sự điều chỉnh chăm sóc phù hợp.

chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Thường xuyên kiểm qua chỉ số đường huyết

Chia sẻ đồng cảm với bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động cả yếu tố tinh thần. Đã có không ít đối tượng bị suy sụp tinh thần khi nhận kết quả “dương tính” với bệnh đái tháo đường. Thời gian đầu, họ có thể tham khảo một số thông tin trên một số diễn đàn và thấy sự nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó sinh lo lắng. Do đó, chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ngoài chế độ ăn uống khoa học thì không nên bỏ qua việc chia sẻ và đồng hảm với họ.

Sự hỗ trợ về mặt tinh thần bao gồm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hay cả chuyên gia tâm lý.

Quản lý biến chứng của bệnh tiểu đường

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch, tổn thương thận, nhiễm trùng da, thị lực,… Trường hợp xấu nhất là tử vong nếu bệnh lý chuyển sang giai đoạn nặng và không có phương pháp kiểm soát kịp thời. Do đó, chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường bao gồm cả việc theo dõi và điều trị các biến chứng tiềm năng.

chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Quản lý biến chứng bệnh tiểu đường nhằm phòng ngừa trường hợp xấu nhất

DiaB đồng hành cùng bệnh nhân thiết lập “Sống cùng đái tháo đường” hiệu quả

DiaB là một nền tảng công nghệ y tế hàng đầu tại Việt Nam, tập trung vào việc cung cấp các giải pháp quản lý đái tháo đường hiệu quả. Sứ mệnh của DiaB là giúp cộng đồng người đái tháo đường tại Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với các kiến thức tự chăm sóc và ổn định đường huyết, từ đó thay đổi lối sống, cải thiện sức khoẻ và vui sống mỗi ngày.

DiaB cung cấp nhiều giải pháp đột phá để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người đái tháo đường. Một trong những giải pháp quan trọng của DiaB là chương trình “Hướng dẫn và hỗ trợ tự chăm sóc, quản lý đường huyết”. Chương trình này cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để người đái tháo đường có thể tự chăm sóc và quản lý đường huyết một cách hiệu quả. Đặc biệt, DiaB tạo ra môi trường học tập và hỗ trợ tích cực, giúp người đái tháo đường nắm vững kiến thức và tự tin trong việc quản lý bệnh.

chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
DiaB – Nền tảng công nghệ với sứ mệnh giúp bệnh nhân “Sống khỏe cùng đái tháo đường”

DiaB cũng phát triển ứng dụng di động có tên là DiaB, hỗ trợ quản lý đái tháo đường. Ứng dụng này cung cấp các công cụ và tính năng tiên tiến giúp người dùng ghi chép đường huyết, theo dõi chỉ số cơ thể, quản lý ăn uống và tập luyện, cũng như nhận thông tin cập nhật về đái tháo đường từ các chuyên gia y tế. Điều này giúp người dùng tự tin và tiện lợi trong việc quản lý bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài việc cung cấp giải pháp công nghệ, DiaB cũng tổ chức các chương trình tư vấn kiến thức về đái tháo đường cho cộng đồng. Nhờ đó, người dùng DiaB có cơ hội tiếp cận thông tin mới nhất về đái tháo đường, hiểu rõ hơn về bệnh và phương pháp quản lý. Các chương trình tư vấn này cũng giúp xây dựng cộng đồng người đái tháo đường mạnh mẽ, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.

chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Các chương trình sống khỏe của đái tháo đường đang được DiaB triển khai

Các chương trình kiểm soát bệnh đái tháo đường của DiaB

DiaB triển khai nhiều chương trình sống khỏe với 7 nguyên lý về hành vi nhằm giúp bệnh nhân tự quản lý và chăm sóc sức khỏe. Các chương trình này dựa trên Chương trình Giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) của Hoa Kỳ và bao gồm:

  • Dinh dưỡng: Tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp và thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân.
  • Vận động: Hướng dẫn các bài tập và hoạt động vận động phù hợp.
  • Theo dõi chỉ số: Giám sát các chỉ số sức khỏe để kiểm soát bệnh tốt hơn.
  • Tâm lý hành vi: Hỗ trợ tâm lý và thay đổi hành vi tích cực để ổn định đường huyết.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Đảm bảo bệnh nhân tuân thủ chính xác các phác đồ điều trị.
  • Biến chứng cấp và phòng tránh: Hướng dẫn cách xử lý các biến chứng cấp và phòng tránh chúng.
  • Biến chứng mãn và phòng tránh: Tư vấn về biến chứng mãn và cách phòng tránh.
chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
DiaB tập trung phần lớn vào việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Các chương trình của DiaB bao gồm báo cáo đánh giá toàn diện sức khỏe và khả năng tự chăm sóc, hướng dẫn thực hành chi tiết, xây dựng lối sống lành mạnh và duy trì để cải thiện bệnh. Bệnh nhân sẽ được thiết lập mục tiêu và lộ trình cá nhân hóa, được cung cấp kiến thức thông qua thư viện video và tương tác trực tiếp cùng các chuyên gia. Đồng thời, họ sẽ tham gia các hoạt động ngoại khóa chăm sóc sức khỏe tinh thần và được đánh giá kết quả sau chương trình.


Trên đây là một số gợi ý về việc chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, cần nhớ rằng mỗi người một hoàn cảnh và cần có kế hoạch điều trị riêng biệt dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng bệnh nhân. Điều quan trọng là tạo ra môi trường hỗ trợ và đồng hành cùng bệnh nhân trong hành trình chống lại đái tháo đường để đảm bảo họ có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.