Lượng đường phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường là bao nhiêu?

Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, được vận chuyển vào tế bào bằng insulin, một loại hormone do tuyến tụy sản xuất. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, mù lòa, tổn thương thần kinh… Do đó, việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. 

Một trong những cách quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu là hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể. Vậy, người tiểu đường nên ăn bao nhiêu đường trong một ngày để duy trì ổn định đường huyết. Cùng DiaB tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đường có phải là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ đồ uống chứa đường thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên đến 25%. Thậm chí, việc sử dụng loại đồ uống này có thể tăng nguy cơ đái tháo đường thêm 13%, dù có hay không gây tăng cân.

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?

Đường không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, đối với các quốc gia tiêu thụ đường cao thường có tỷ lệ đái tháo đường type 2 cao hơn và ngược lại, tỷ lệ đái tháo đường thấp thường xuất hiện ở các quốc gia tiêu thụ lượng đường thấp. Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đường và bệnh đái tháo đường vẫn được duy trì, ngay cả khi kiểm soát calo, cân nặng, rượu và tập thể dục.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng không có bằng chứng cụ thể nào chỉ ra đường là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh đái tháo đường. Đường được coi là một yếu tố nguy cơ, cả trực tiếp và gián tiếp đối với bệnh này.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn đường không?

Đối với người bệnh tiểu đường, việc sử dụng đường cần được thực hiện một cách hạn chế và có kiểm soát. Mặc dù insulin có thể giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều đường vẫn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Việc kiêng hoàn toàn đường không phải là giải pháp tối ưu cho người bệnh tiểu đường. Trong một số trường hợp, đặc biệt khi đang điều trị bằng insulin, việc sử dụng đường có thể giúp cơ thể cân bằng lượng đường huyết và tránh hạ đường huyết.

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?Người tiểu đường vẫn có thể sử dụng đường trong mức kiểm soát.

Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể một cách chặt chẽ. Việc sử dụng đường quá mức không chỉ làm gia tăng tình trạng bệnh tiểu đường mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, răng miệng, đột quỵ.

Tham khảo thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?

Lượng đường phù hợp cho người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, cân nặng, mức độ hoạt động thể chất, tình trạng sức khỏe tổng thể và mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị sử dụng đường ở mức hạn chế để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp và tiểu đường.

Đối với người bình thường:

  • Trẻ em 2-8 tuổi: Dưới 25 gam đường mỗi ngày.
  • Nữ giới trưởng thành: 6 muỗng cà phê hoặc 25 gam đường mỗi ngày, tương đương 100 calo.
  • Nam giới trưởng thành: 9 muỗng cà phê hoặc 36 gam đường mỗi ngày, tương đương 150 calo.

Đối với người người tiểu đường:

  • Cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng thuốc và chế độ ăn uống. Người bệnh tiểu đường cần sử dụng đường ở mức thấp hơn so với người bình thường.
  • Lượng đường khuyến nghị cho người bệnh tiểu đường không được quy định cụ thể, mà cần được cá nhân hóa dựa trên các yếu tố kể trên. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh tiểu đường cần hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.

Lời khuyên cho người người tiểu đường:

  • Hạn chế sử dụng thức uống có vị ngọt và thực phẩm chế biến sẵn. Nên ưu tiên các món ăn chưa qua chế biến, ít ngọt.
  • Tránh uống các loại nước đóng chai, đóng lon.
  • Chú ý đến lượng carbohydrate (carbs) trong thực phẩm. Carbs sau khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành đường, do đó, việc hạn chế carbs cũng góp phần kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp.

Làm thế nào để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể?

Giảm lượng đường nạp vào cơ thể là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với những người tiểu đường. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn thực hiện điều này:

Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường.

  • Ưu tiên trái cây nguyên quả thay vì nước ép: Mặc dù chứa đường tự nhiên, nhưng trái cây nguyên quả cung cấp chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với nước ép trái cây.
  • Lựa chọn nước lọc và thức uống không đường: Nước lọc là lựa chọn tốt nhất để giải tỏa cơn khát. Bạn cũng có thể thay thế nước ngọt bằng trà thảo mộc, cà phê không đường hoặc nước trái cây tự pha với lượng đường vừa phải.
  • Sử dụng nước ép trái cây mọng thay cho đường: Nước ép từ các loại quả mọng như nho, nhãn, chôm chôm… có thể tạo vị ngọt tự nhiên cho sữa, sữa chua mà không cần thêm đường hoặc sữa đặc, sữa tươi có đường.
  • Ăn một phần nhỏ hơn các món ăn yêu thích có nhiều đường: Nếu bạn thèm các món ăn ngọt, hãy tập ăn một phần nhỏ hơn bình thường và nhai kỹ để cảm nhận hương vị tốt hơn.
  • Ăn đa dạng thực phẩm: Chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo sẽ giúp bạn no lâu và hạn chế cảm giác thèm đường.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và món ăn hầm nhừ: Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều đường bổ sung và khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

Nuôi dưỡng cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng da, tóc và móng mà còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mọi hoạt động trong ngày.

Hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, ứng dụng DiaB mang đến kho tàng thực đơn mẫu theo ngày đa dạng, dễ dàng áp dụng cùng tính năng hỗ trợ tự chăm sóc và ổn định đường huyết ngay tại nhà.

Tải ứng dụng DiaB miễn phí ngay TẠI ĐÂY.

Ngoài việc theo dõi lượng đường trong máu, bổ sung vitamin E bằng ENAT cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến tiểu đường nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa. Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với dinh dưỡng bổ sung sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn và duy trì sức khỏe tốt.

DiaB hỗ trợ người tiểu đường như thế nào?

Mặc dù thực đơn mẫu cung cấp định hướng dinh dưỡng thiết yếu, DiaB hiểu rằng mỗi cá nhân có điều kiện sống, thói quen sinh hoạt và sở thích riêng biệt. Do đó, DiaB đề cao việc cá nhân hóa chế độ ăn uống, giúp người bệnh xây dựng thực đơn phù hợp nhất.

Thay vì áp dụng thực đơn mẫu cố định, DiaB kết nối bạn với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm. Qua tương tác cá nhân, họ sẽ hướng dẫn bạn “biến hóa” bữa ăn thường ngày thành những mâm cơm thơm ngon, giúp ổn định đường huyết mà vẫn giữ nguyên khẩu vị, tạo cảm giác thoải mái và dễ dàng áp dụng mọi lúc mọi nơi.

Chúng tôi phân tích và điều chỉnh thực đơn dựa trên dữ liệu bạn cung cấp, bao gồm tình trạng bệnh, hình ảnh các bữa ăn và kết quả đường huyết đo được. Xây dựng thực đơn hoàn chỉnh, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày, đồng thời hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể là một trong những cách hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu. Hy vọng với bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của mọi người về câu hỏi đặt ra là người tiểu đường nên ăn bao nhiêu đường. Bằng cách áp dụng những lời khuyên trên, hy vọng người bệnh tiểu đường có thể sống một cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetes.html

https://www.cdc.gov/diabetes/managing/manage-blood-sugar.html https://www.cdc.gov/nutrition/data-statistics/added-sugars.html

Contact Me on Zalo
Call Now Button