Sụt cân đái tháo đường: Người bệnh cần làm gì?

Việc kiêng khem quá độ, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng cùng khả năng hấp thu của cơ thể giảm đã gây nên tình trạng sụt cân đái tháo đường. Vậy cần làm gì để hạn chế tình trạng sụt cân ở người đái tháo đường? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của DiaB nhé!

Vì sao người đái tháo đường bị sụt cân đột ngột?

Bước vào giai đoạn trung niên, cân nặng thường không thay đổi quá nhiều. Việc tăng hoặc giảm một vài cân là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu cân nặng sụt 4 – 5kg mà không có lý do thì đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn một bệnh lý nào đó mà cơ thể đang cảnh báo.

Cần lưu ý khi bị sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân

Cần lưu ý khi bị sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân

Theo các chuyên gia, sụt cân đột ngột là một trong những triệu chứng đái tháo đường thường gặp ở bệnh nhân trước khi được chẩn đoán mắc bệnh. Ở người bình thường, các tế bào sẽ sử dụng glucose (có trong thức ăn) để tạo nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Nhưng ở người đái tháo đường, tế bào lại không thể sử dụng sử dụng glucose để tạo năng lượng dù lượng đường trong máu rất cao. Lúc này cơ thể buộc phải đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng. Quá trình này diễn ra lâu dài sẽ khiến cân nặng sụt giảm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, khi bị đái tháo đường, thận cũng phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa qua đường nước tiểu. Việc đi tiểu nhiều lần cũng có thể làm cân nặng của bạn sụt giảm đáng kể.

Khi nào người đái tháo đường bị giảm cân cần gặp bác sĩ?

Khi bản thân giảm 5% trọng lượng cơ thể hoặc giảm từ 4 – 5kg trong khoảng thời gian 6, 12 tháng mà không thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân hay vì bất kỳ một lý do nào thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, hướng dẫn phù hợp.

Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán việc giảm cân có phải là do sụt cân đái tháo đường hay do ung thư đường tiêu hóa, rối loạn trao đổi chất,… Từ đó, đưa ra các lời khuyên và chỉ định phù hợp để hạn chế tình trạng sụt cân, nhất là người đái tháo đường.

Vì sao cần hạn chế tình trạng sụt cân ở người đái tháo đường?

Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đái tháo đường và các biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế, việc kiểm soát cân nặng hợp lý là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường.

Sụt cân đột ngột cảnh báo đường huyết không ổn định

Sụt cân đột ngột cảnh báo đường huyết không ổn định

Nhưng vấn đề sụt cân đột ngột lại khác. Đây là dấu hiệu cảnh báo đường huyết không ổn định, dễ dẫn đến tình trạng mệt và thiếu năng lượng. Vì thế, tình trạng sụt cân đái tháo đường cần được hạn chế và giải quyết sớm.

Người đái tháo đường cần nhớ rằng, không phải cứ càng gầy là càng tốt. Mà cân nặng có hợp lý hay không cần được dựa trên chỉ số BMI (cân nặng/chiều cao). Vì thế, bạn nên tính toán cân nặng phù hợp với bản thân để tìm cách hạn chế sụt cân đái tháo đường nhé.

Giải pháp hạn chế sụt cân ở người đái tháo đường

Nếu bị sụt cân đái tháo đường, bạn không thể gấp rút tăng cân bằng cách ăn nhiều chất béo bão hòa, vì chỉ làm tình trạng tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định dùng insulin để hạn chế tình trạng sụt cân và giúp cân nặng quay trở lại bình thường. Bạn có thể thực hiện các giải pháp như:

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Thay vì ăn 3 bữa chính như thông thường, người đái tháo đường nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố định thời gian mỗi bữa ăn dù không thấy đói.

Thực đơn bữa ăn trong ngày cần đáp ứng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) trung bình và thấp để để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.

=> Xem thêm: ‘Dĩa ăn và bàn tay’: Bí quyết kiểm soát đường huyết

Bổ sung protein và năng lượng cho các bữa ăn

Việc bổ sung protein và năng lượng cho cơ thể là điều cần thiết để hạn chế tình trạng sụt cân đái tháo đường. Một số thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng không làm tăng lượng đường trong máu mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hằng ngày của mình như: thịt gà, cá, trứng, quả bơ, bơ đậu phộng, các loại hạt,….

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng thì người đái tháo đường cũng cần duy trì cường độ luyện tập thể lực đều đặn. Việc tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, ổn định đường huyết tốt hơn và hạn chế tình trạng sụt cân đái tháo đường đột ngột.

Yoga, thiền định là môn thể dục phù hợp với người đái tháo đường

Yoga, thiền định là môn thể dục phù hợp với người đái tháo đường

Bạn có thể lựa chọn các bài thể dục phù hợp như đi bộ, bơi lội, thiền, yoga, đạp xe tại chỗ,… đồng thời duy trì việc thời gian tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 150 phút/tuần.

Quản lý stress, căng thẳng

Tình trạng stress, căng thẳng có thể ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu ở người mắc đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giải phóng cortisol – một loại hormone gây căng thẳng, hormone này có thể phá vỡ glycogen dự trữ trong gan, từ đó làm tăng lượng đường trong máu.

Tình trạng stress cũng khiến người đái tháo đường dễ bị cảm giác chán ăn, bỏ ăn, mất ngủ, thậm chí là trầm cảm, khiến cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, việc quản lý và giảm tình trạnh căng thẳng là giải pháo hiệu quả để ngăn ngừa sụt cân đái tháo đường.

Để giảm căng thẳng, bạn cần có thể sử dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền định, tập hít thở sâu và tham gia vào các hoạt động bổ ích, mang lại niềm vui và nâng cao sức khỏe tinh thần.

Người đái tháo đường cần hết sức lưu ý đến cân nặng của bản thân. Dù tăng cân hay sụt cân đột ngột đều đáng báo động. Để hạn chế sụt cân đái tháo đường, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân đối. Và tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia và huấn luyện viên sức khỏe khi cần thiết nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.diabetes.co.uk/symptoms/unexplained-weight-loss.html#:~:text=Diabetes%20and%20sudden%20weight%20loss,reduction%20in%20overall%20body%20weight.
  2. https://health.clevelandclinic.org/what-you-should-know-about-unexplained-weight-loss-and-diabetes 
  3. https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/whats-your-healthy-weight/lose-weight